Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là ngôi nhà cổ còn nguyên vẹn và lớn bậc nhất miền Tây. Nơi đây hấp dẫn du khách bởi lối kiến trúc kiến trúc độc đáo kết hợp với văn hóa Đông Tây. Đặc biệt ngôi nhà này không chỉ là nơi chứa đựng những bức tranh về quá khứ của gia đình Huỳnh Thủy Lê, mà còn là nơi ghi lại những kỷ niệm đẹp về mối tình đầy ngọt ngào giữa ông và một cô gái Pháp. Nó được viết thành tiểu thuyết và dựng thành bộ phim nổi tiếng là The Lover – Người Tình.
Clip review nhà cổ Huỳnh Thủy Lê Đồng Tháp
Hiện nay, nhiều du khách thường lựa chọn Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê làm điểm tham quan trong chuyến du lịch Đồng Tháp của mình; bởi nơi đây từng là phim trường của bộ phim The Lover nổi tiếng và mối tình lãng mạn vượt biên giới của Huỳnh Thủy Lê và Marguerite Duras. Dưới đây clip review nhà cổ Huỳnh Thủy Lê để bạn tham khảo:
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê ở đâu?
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê hay còn gọi là nhà cổ Huỳnh Phủ; nằm ở số nhà 255A đường Nguyễn Huệ, P.4, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Nếu bạn đi từ TP.HCM đến nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, bạn sẽ phải vượt qua quãng đường dài hơn 140km theo hướng quốc lộ 1A hướng về TP.Sa Đéc. Vì khoảng cách khá gần nền du khách có thể đến đây bằng ô tô hay xe máy đều được.
Phương tiện di chuyển đến nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
Di chuyển bằng xe khách
Chùa Hang nằm cách trung tâm Thành phố Cần Thơ khoảng 50 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150 km. Từ Bến xe Miền Tây, du khách có thể mua vé đi Đồng Tháp. Thời gian xe di chuyển là khoảng 3h. Sau khi đến Đồng Tháp, bạn sẽ tiếp tục bắt xe ôm hay taxi để đi đến Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê.
Di chuyển bằng xe máy – xe du lịch
Hiện nay, có nhiều hãng xe cung cấp dịch vụ đi tới Đồng Tháp, cho phép du khách lựa chọn phương tiện di chuyển như xe máy hoặc xe du lịch. Nếu chọn xe máy, du khách có thể chọn lộ trình đi qua đường quốc lộ 1A, mặc dù đường dài hơn so với cao tốc TP.HCM – Trung Lương 5km, nhưng cung cấp trải nghiệm du lịch thú vị hơn, giúp khám phá nhiều cảnh đẹp địa phương hơn trên đường đi. Mặc dù có những bất tiện nhất định khi điều này, nhưng bù lại du khách sẽ có trải nghiệm một chuyến đi phượt miền Tây đầy thú vị và độc đáo khi đến thăm nhà cổ Huỳnh Thủy Lê.
Vé tham quan cho cả Việt Nam và người nước ngoài là: 20.000 đồng (bao gồm một hướng dẫn viên nói tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc Việt Nam; nước trà và mứt gừng).
Du khách có thể ăn trưa hoặc ăn tối tại đây, giá: 100.000 đồng/người.
Có hai phòng cho bốn người, nếu du khách muốn ở lại nghỉ đêm tại đây, giá: 550.000-1.000.000 đồng/đêm (bao gồm một bữa ăn trưa và một bữa ăn sáng).
Địa chỉ: 255A Nguyễn Huệ, P. 2, Thị Xã Sa Đéc, Đồng Tháp
Giờ mở cửa: 8:30 AM- 5:30 PM
Lịch sử nhà cổ Huỳnh Thủy Lê – nhà cổ Huỳnh Phủ
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được ông Huỳnh Cẩm Thuận xây dựng vào năm 1895. Ông là một thương nhân người Phúc Kiến (Trung Quốc) nổi tiếng tại Sa Đéc vào thời điểm đó. Vào năm 1917, ông đã tổ chức việc trùng tu hoàn toàn ngôi nhà, mang lại sự hòa quyện hài hòa giữa kiến trúc phương Hoa và phương Tây. Vào năm 2008, ngôi nhà cổ này đã được công nhận là di tích cấp tỉnh của Đồng Tháp. Năm 2009, thì ngôi nhà cổ này đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.
Kiến trúc nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
Một vài nét tổng quan về ngôi nhà cổ Sa Đéc
Ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê Đồng Tháp mang đến một bức tranh tổng quan về kiến trúc độc đáo của vùng Đồng Tháp, với ba gian rộng lớn hơn 250m2, thể hiện sự phong phú và đa dạng của vùng đất Tây Nam Bộ. Với vật liệu chính là gỗ và ngói nhập từ Trung Quốc, ngôi nhà này là một minh chứng cho sự kết hợp tinh tế giữa các nền văn hóa và kiến trúc. Phần mái mềm mại của ngôi nhà này có đặc điểm độc đáo của kiến trúc truyền thống Việt Nam, với lớp ngói được lợp theo kiểu âm dương, tạo nên vẻ đẹp độc đáo và thu hút. Khuôn viên trước nhà là khoảng sân vườn thoáng mát.
Đây là một trong những ngôi nhà cổ miền Tây đẹp nhất lúc bấy giờ. Ban đầu ngôi nhà này được xây dựng theo lối kiến trúc 3 gian với gỗ, lá là chủ đạo. Bên trên là mái ngói âm dương. Lúc bấy giờ nó là ngôi nhà khá bề thế với nhiều gỗ quý và ngói từ Trung Quốc nhập sang. Nhưng đến năm 1917 chủ nhân lúc bấy giờ là ông Thuận cho trùng tu lại ngôi nhà toàn diện.
Ngôi nhà được xây dựng với những kiến trúc và vật liệu tốt nhất lúc bấy giờ. Bên ngoài, khu nhà được phủ bằng gạch và mang phong cách kiến trúc phương Tây. Tuy nhiên, khi bước vào bên trong, bạn sẽ ngạc nhiên bởi vẻ đẹp kiến trúc Trung Hoa cổ, với sự kết hợp tinh tế của vật liệu gỗ, tạo nên không gian ấm áp và truyền thống đầy lôi cuốn. Ngoài ra, cái hồn Việt được thổi vào với kiến trúc 3 gian và một số chi tiết khác.
Kiến trúc đặc sắc của căn nhà cổ Huỳnh Thủy Lê ở Đồng Tháp
Như nói bên trên, kiến trúc căn nhà là sự kết hợp lạ kỳ và độc đáo của ba nền văn hóa phương Tây, Trung Hoa và Việt Nam. Ấn tượng ban đầu khi nhìn vào ngôi nhà là một kiến trúc kiểu thế kỷ 17,18 của La Mã. Tương tự những ngôi đền quyền lực của các vị thần ngự trị. Tông màu trắng chủ đạo với những cột đá to lớn tỏ vẻ uy nghi cho căn nhà.
Nhưng khi vào bên trong ta lại bị bất ngờ trước lối kiến trúc… Trung Hoa của căn nhà. Từ những cột nhà bằng gỗ với hệ thống máy vồm trang bị kiến trúc, hoa văn chạm trỗ cầu kỳ.
Những thay đổi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê so với ngày xưa
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê ngày nay vẫn giữ khá nguyên vẹn kiến trúc so với trước. Tuy vậy, hiện nay chỉ còn lại gian nhà chính để tham quan. Ngày trước các căn nhà cổ đều có vị thế khá rộng lớn. Từ gian nhà bếp, phòng ngủ nghỉ đến vệ sinh. Tất cả tạo thành một quần thể lớn với nhiều căn nhà. Nhưng hiện nay vì nhà chỉ phục vụ tham quan và đã trao lại cho chính quyền. Hiện tại, mặc dù ngôi nhà này đã trải qua thời gian và hiện đang trong tình trạng xuống cấp, nhưng vẫn tồn tại nhiều lý do khiến việc tu sửa chưa được thực hiện.
Chuyện tình từ tiểu thuyết đến thành phim về nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
The Lover – Bộ phim về chuyện tình giữa Huỳnh Thủy Lê và Marguerite Duras
The lover là một bộ phim có sự tham gia của các ngôi sao hàng đầu lúc bấy giờ như: Jane March, Lương Gia Huy và Lisa Faulkner. Bộ phim bắt đầu quay tại Việt Nam vào năm 1986 và hoàn thành vào năm 1990, trước khi được ra mắt chính thức vào năm 1992. Mặc dù chủ đề chính của bộ phim là câu chuyện tình của Huỳnh Thủy Lê và Marguerite Duras, nhưng phim trường chính lại chủ yếu tập trung ở nhà cổ Bình Thủy, tạo nên một không gian đẹp mắt và đầy ý nghĩa cho câu chuyện. Ban đầu, những nhà sản xuất đã định chọn ngôi nhà gốc là nhà cổ Huỳnh Thủy Lê. Tuy nhiên, lúc ấy ngôi nhà đang được đặt làm văn phòng của sở cảnh sát kinh tế Thị xã Sa Đéc nên không được chấp nhận.
Đến năm 1984, cuốn tiểu thuyết The Lover được xuất bản. Nó đã gây tiếng vang lớn khi kể về một mối tình Đông Tây sâu đậm. Nó đã nhận được giải thưởng Goncourt – một giải thưởng văn học danh giá bậc nhất của Pháp. Cuốn tiểu thuyết được dịch ra 43 thứ tiếng khác nhau vào thời điểm đó.
Đến năm 1992, cuốn tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim, với sự tham gia của diễn viên nổi tiếng châu Á Lương Gia Huy đảm nhận vai chính. Bộ phim cũng đã gây tiếng vang lớn với doanh thu tốt và nhiều giải thưởng phim ảnh.
Chuyện tình buồn giữa Huỳnh Thủy Lê và cô Marguerite Duras
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê gắn liền với câu chuyện tình buồn
Chàng là con trai của một danh gia vọng tộc gốc Hoa. Nàng là một cô gái 16 tuổi mang vẻ đẹp trong sáng, ngây thơ của một cô gái Pháp. Cả hai tình cờ gặp nhau trên một chuyến phà Mỹ Thuận. Lúc ấy tiếng sét ái tình đã diễn ra với cả hai. Họ bắt đầu làm quen và hẹn hò với nhau. Tuy nhiên, mặc dù gặp phải sự phản đối từ gia đình của người con trai Huỳnh Thủy Lê, mối tình của họ vẫn được coi là một minh chứng cho sức mạnh của tình yêu và sự kiên trì trong cuộc sống.
Gia tộc họ Huỳnh là dòng dõi gốc Hoa có tiếng lúc bấy giờ. Mặc dù việc lấy vợ là một cô gái Tây và gia cảnh không quá tốt bị xem là điều cấm kỵ, nhưng ông Huỳnh Thủy Lê đã cố gắng hết mình trong việc van xin cha mình. Mặc cho khó khăn, mối tình kéo dài 18 tháng đã để lại những kỷ niệm ngọt ngào và sâu sắc, là một phần quan trọng trong cuộc đời của họ. Cuối cùng, dù phải tuân theo ý của cha mẹ và lấy vợ người Hoa. Còn cô gái nhận một số tiền lớn của nhà họ Huỳnh và quay về nước, họ chia ly trong nước mắt.
Cuộc gặp mặt định mệnh
Nhiều năm sau, chàng trai Huỳnh Thủy Lê đã trở thành một ông trung niên nhiều tuổi. Ông đến Paris cùng vợ và tình cờ gặp lại mối tình sâu đậm trước đây của mình. Chàng đã nói nàng:
“Rồi chàng nói với nàng rằng cũng giống như trước kia, chàng vẫn yêu thương nàng, chàng không thể ngừng yêu thương nàng cho được, không bao giờ chàng có thể ngừng yêu thương nàng, chàng yêu thương nàng cho đến chết”
Trích tiểu thuyết The Lover 1992
Những điều cần lưu ý khi đi tham quan nhà cổ Huỳnh Phủ
Nếu sắp xếp được thời gian, bạn không nên đi vào các dịp lễ, tết vì thường có rất đông du khách đi vào dịp này.
Khi tham quan, hãy tránh sờ vào và chạm mạnh vào các hiện vật có ở nhà cổ để bảo vệ sự bền vững của chúng. Đồng thời, du khách cũng nên giữ gìn môi trường bằng cách không phóng uế, xả rác bừa bãi, hoặc thực hiện bất kỳ hành vi gây tổn hại nào đến hình ảnh và giá trị của nhà cổ.
Bạn hãy tham quan với tâm thế trang nghiêm và yên tĩnh, tránh làm ồn nhé.
Nếu đi tham quan tự túc theo nhóm bạn, bạn nên có 1 người trưởng nhóm để liên hệ khi đến tham quan nhà cổ hoặc mua vé. Nếu đi tham quan theo Tour, du khách không cần phải lo lắng nhiều vì mọi thứ đã có nhà tổ chức Tour lo liệu. Nếu có gì thắc mắc, bạn nên hỏi rõ để tránh vi phạm các quy tắc tham quan nhà cổ nhé
Nhà cổ Huỳnh Phủ ở thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp nên khi tham quan du khách cũng có thể kết hợp tham quan những địa danh khác gần đó như Làng hoa Sa Đéc, vườn quýt hồng Lai Vung, chùa Lá Sen…
Gợi ý các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đồng Tháp
Nụ Cười Mê Kông xin giới thiệu đến quý khách một số điểm du lịch nổi tiếng tại Đồng Tháp:
Hãy đến Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê ít nhất một lần trong đời; bạn sẽ cảm nhận hết được những điều thú vị đang ẩn chứa tại nơi đây. Hy vọng những kinh nghiệm trong bài viết trên sẽ giúp bạn có một chuyến khám phá nhà cổ này thật ý nghĩa nhé