Món ngon miền Nam đã trở thành điểm đặc biệt thu hút du khách với vô số hương vị độc đáo. Từ những món ăn đậm đà như bánh xèo, cơm tấm, bún riêu cua đến những đặc sản truyền thống như bánh tét, mứt Tết, nước mắm Phú Quốc,…. Bạn sẽ được trải nghiệm những hương vị đặc trưng và tinh túy của miền Nam. Nếu bạn đến từ miền Bắc hoặc miền Trung và có kế hoạch du lịch đến miền Nam, hãy tìm hiểu trước về những món đặc sản độc đáo tại đây để không phải băn khoăn về việc chọn món hay mua quà. Dưới đây là danh sách 25+ món ngon miền Nam mà Nụ Cười Mê Kông muốn giới thiệu đến các bạn!
1. Món ngon miền Nam – Lẩu cá linh bông điên điển
Món ngon miền Nam nổi tiếng đứng đầu danh sách là lẩu cá linh bông điên điển. Cá linh là một loài cá đặc trưng chỉ có ở vùng Nam bộ, thường xuất hiện nhiều trong mùa nước nổi. Bên cạnh đó, bông điên điển cũng là một loại hoa dại đặc trưng, mọc ven sông. Sự kết hợp của hai nguyên liệu này, cùng với một số loại gia vị, tạo nên một món ngon đặc sản miền Nam – lẩu cá linh bông điên điển.
Món lẩu này có vị chua chua ngọt ngọt, với hương thơm bùi của cá kết hợp với vị hơi đắng và giòn của bông điên điển, chắc chắn sẽ gợi lên những kỷ niệm đáng nhớ cho những ai đã có dịp thưởng thức món này ít nhất một lần. Một trải nghiệm ẩm thực đặc biệt, lẩu cá linh bông điên điển sẽ làm say đắm lòng người với sự hòa quyện tuyệt vời của các thành phần tự nhiên độc đáo trong miền Nam.
Xem thêm bài viết: Top 28 món ngon đặc sản miền Tây
2. Lẩu mắm – Món ngon miền Nam nổi tiếng
Xem thêm bài viết: Top 12 quán lẩu mắm ngon ở Cần Thơ
3. Chuột đồng nướng lu – Một trong các món ngon miền Nam không thể bỏ qua
Một món ngon đặc trưng khác của miền Nam mà bạn không thể bỏ qua khi ghé thăm vùng đất này chính là chuột đồng nướng lu. Chuột đồng sau khi bắt về sẽ được làm sạch kỹ càng, sau đó tẩm ướp gia vị thơm ngon và xiên que để nướng trên lò than nóng. Thịt chuột sau khi trải qua quá trình nướng chín vàng, tạo nên một mùi thơm phức đặc trưng, làm say đắm vị giác của mọi thực khách.
4. Món ăn ngon miền Nam độc đáo – Đuông dừa
5. Cơm tấm – Món ngon miền Nam đặc trưng
Cơm tấm bình dị và quen thuộc, đã trở thành một món ăn ngon miền Nam không thể bỏ qua. Cơm tấm có hạt cơm mềm dẻo, được kết hợp với chả trứng, trứng ốp la, sườn nướng, lạp xưởng và những loại gia vị khác. Đặc biệt, phần quan trọng tạo nên hương vị thơm ngon của món ăn này chính là chén nước mắm. Chén nước mắm đóng vai trò quan trọng trong việc làm nên sự đậm đà và hấp dẫn của cơm tấm. Vì vậy đừng nên bỏ qua cơ hội thưởng thức cơm tấm, một món ăn truyền thống và đậm đà. Để khám phá và tận hưởng hương vị độc đáo của miền Nam Việt Nam.
6. Hủ tiếu Sa Đéc
Hủ tiếu Sa Đéc được coi là một biểu tượng ẩm thực không thể thiếu khi đến thăm Sa Đéc. Hủ tiếu Sa Đéc có nước dùng đậm đà, với hương vị ngọt thanh được tạo ra từ nước hầm xương. Sợi hủ tiếu trắng, mềm mịn, không gây chua cay. Một tô hủ tiếu Sa Đéc không chỉ đơn giản là sợi hủ tiếu. Mà còn bao gồm sự kết hợp đa dạng nguyên liệu. Như tôm, thịt bằm, xá xíu, gan heo và các loại rau thơm như giá, ngò gai,… Từ sự kết hợp tinh tế này, món hủ tiếu mang đến một hương vị phong phú và ngon lành đầy hấp dẫn.
Xem thêm bài viết: Đặc sản Đồng Tháp
7. Bún kèn Phú Quốc
Nếu bạn có cơ hội du lịch đến Phú Quốc, hãy không quên thưởng thức món bún kèn. Nước dùng bún được nấu từ cá luộc, nước cốt dừa và được gia vị như bột cà ri, ngũ vị hương tạo nên. Đặc biệt, cá xay xào sả ớt là nguyên liệu không thể thiếu của món bún này. Món bún kèn không chỉ mang trong mình hương vị độc đáo và thơm ngon, mà còn phản ánh sự đa dạng và sáng tạo của ẩm thực miền Nam. Thưởng thức bún kèn, bạn sẽ được trải nghiệm hương vị hòa quyện giữa vị ngọt của nước dùng, vị đậm đà của cá xay xào sả ớt và sự mềm mịn của bún tươi.
Xem thêm bài viết: Đặc sản Phú Quốc
8. Bún quậy Phú Quốc
Bún quậy Phú Quốc mang một cái tên độc đáo và gợi nhớ cho nhiều người. Đặc điểm đặc biệt của món này là trước khi ăn, bạn sẽ tự “quậy” tô bún của mình. Tức là tự lấy nguyên liệu, tự pha chế nước chấm và tự phục vụ. Bún quậy Phú Quốc ban đầu xuất phát từ Bình Định, là một loại bún tươi hải sản. Nhưng sau đó được người dân địa phương biến tấu theo công thức riêng và trở thành đặc sản đặc trưng của vùng này. Món bún quậy Phú Quốc mang đậm hương vị đặc trưng miền Nam với sự kết hợp hài hòa giữa vị chua, cay, mặn và ngọt từ các nguyên liệu như tôm, mực, chả cá, rau sống,…
9. Miền Nam có món gì ngon? – Gỏi cá trích Phú Quốc
Một món ăn miền Nam đặc trưng từ Phú Quốc đó là gỏi cá trích. Gỏi cá trích Phú Quốc lại mang một hương vị đặc biệt. Nguyên liệu chính của món này là cá trích được đánh bắt từ vùng biển Phú Quốc, mang lại sự tươi ngon và thịt cá ngọt ngào. Cá trích sau khi được sơ chế sẽ được trộn đều với cà rốt thái sợi, hành tây thái mỏng, dừa bào sợi, tỏi phi vàng, ngò rí,… Tất cả những nguyên liệu này tạo nên sự kết hợp hài hòa và đa dạng về mùi vị.
Đặc biệt, nước sốt đặc biệt của gỏi cá trích được pha chế từ giấm ổi chín, đường, muối, ớt,… tạo nên hương vị độc đáo và hấp dẫn. Gỏi cá trích Phú Quốc là một món ăn thú vị, đậm đà hương vị biển cả. Và là biểu tượng ẩm thực đặc trưng của đảo ngọc Phú Quốc mà bạn nhất định phải thử.
10. Bánh canh ghẹ Vũng Tàu
Miền Nam có món gì ngon? Bánh canh là một món ăn phổ biến ở nhiều vùng miền, tuy nhiên, bánh canh ghẹ Vũng Tàu lại mang một hương vị độc đáo và là món ngon miền Nam mà ai cũng nên thử. Nguyên liệu chính của món này là ghẹ tươi sống, được đánh bắt từ vùng biển Vũng Tàu. Một bát bánh canh ghẹ hấp dẫn sẽ có nước dùng sánh sệt và gạch ghẹ vàng ươm tạo nên một màu sắc bắt mắt. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được hương vị đậm đà của nước dùng và vị ngọt ngon của thịt ghẹ, hoà quyện trong sợi bánh canh dai mềm.
11. Gỏi cá mai Vũng Tàu
Cá mai, với hình dáng giống cá cơm, có chiều dài khoảng 6cm. Có thân màu trắng trong, không có mùi tanh đặc trưng. Loài cá này thường sống thành từng bầy trong vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu suốt cả năm. Nhưng đặc biệt phổ biến vào những tháng cuối năm.
Gỏi cá được chế biến từ những con cá mai tươi ngon, vừa được đánh bắt. Thịt cá mai sau khi được làm sạch sẽ được trộn đều với các loại gia vị. Như chanh, tỏi, ớt, muối, tiêu, thính, đậu phộng,… Từ những nguyên liệu đơn giản nhưng hài hòa, tạo nên hương vị đặc trưng và đậm đà cho gỏi cá mai.
Khi thưởng thức, gỏi cá mai sẽ được cuốn với bánh tráng, kèm theo các loại rau củ như dưa chuột, khế chua, húng quế, chuối xanh,… Tất cả tạo nên sự tươi ngon, giòn rụm và hài hòa trong khẩu vị. Món ăn được thêm điểm nhấn với nước mắm đặc trưng. Tạo nên sự cân bằng hương vị độc đáo.
12. Phá lấu Sài Gòn
Phá lấu được làm từ lòng bò, lòng heo, dạ dày, lá sách và các thành phần khác. Để mang đến hương vị thơm ngon, phá lấu được nấu với nước dừa và các loại gia vị, cùng với các thảo dược. Hiện nay, không chỉ có heo, món phá lấu còn được nấu với thịt bò, thịt vịt, mực,… để mang đến sự đa dạng và phong phú cho món ăn này. Một bát phá lấu hấp dẫn, với màu nâu đậm, đầy sánh mịn. Được thưởng thức kèm với bánh mì nóng hổi, giòn rụm, không ai có thể từ chối.
13. Bò tơ Tây Ninh
Bò tơ là các con bò chưa đạt độ tuổi trưởng thành hoặc chưa có khả năng sinh sản. Điều đặc biệt là bò tơ không phải là bê như nhiều người vẫn nhầm tưởng. Mà thực tế là những con bò đã phát triển từ 5-6 tháng tuổi. Vì vậy, bò tơ không quá non như bê nhưng cũng không quá trưởng thành như bò lớn.
Thịt bò tơ có cấu trúc mềm mịn, không bở như thịt bê. Mang một chút hương vị sữa tự nhiên, tạo nên một sự ngọt ngào tự nhiên đặc trưng. Và là lý do mà nó được nhiều thực khách ưa chuộng. Thịt bò tơ được ướp gia vị và nướng trên lửa hồng, phát ra mùi thơm không thể cưỡng lại. Với lớp vỏ ngoài cháy xém, bên trong thịt mềm mịn và màu hồng đỏ quyến rũ. Mang đến hương vị ngọt ngào và hấp dẫn đầy mê hoặc.
14. Bánh canh Trảng Bàng – Món ngon miền Nam độc lạ
Bánh canh Trảng Bàng, món ngon miền Nam đặc trưng của Tây Ninh. Được ngợi ca không ngớt từ thực khách. Nước dùng của bánh canh được nấu chín từ rau củ, xương heo. Và có thể gia thêm mực khô và ngò gai, tạo nên hương vị đặc trưng. Sợi bánh canh được làm từ loại gạo đặc biệt, gạo Miên. Mang lại cho bánh canh sự trắng sáng và độ đàn hồi. Điểm đặc biệt là móng giò heo luộc và nước mắm chua cay mặn ngọt. Là những yếu tố quan trọng tạo nên hương vị ngon của bánh canh Trảng Bàng.
15. Thằn lằn núi Bà Đen, Tây Ninh
Ở vùng núi Bà Đen, có một loài thằn lằn đặc biệt được gọi là thằn lằn núi Tây Ninh. Loài vật này có hình dáng khác thằn lằn bình thường. Và được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Mặc dù có thể khiến nhiều người cảm thấy e ngại, nhưng thằn lằn núi lại là một món ngon miền Nam nổi tiếng không thể bỏ qua. Thằn lằn núi Bà Đen có chế độ ăn uống đặc biệt. Bao gồm sung, chuối và các loại cây thuốc nam, làm cho thịt thằn lằn trở nên bổ dưỡng. Thịt này có thể được chế biến thành món nướng, chiên hoặc nấu cháo. Nếu bạn có dịp du lịch Tây Ninh, hãy thử món ăn độc đáo này để trải nghiệm một hương vị đặc biệt.
16. Thèo lèo Tây Ninh – Món ngon miền Nam làm quà
Thèo lèo Tây Ninh có màu vàng óng ánh và mang một hương thơm đặc trưng từ đậu phộng rang và mạch nha. Với vị ngọt thanh nhẹ nhàng và đặc biệt không gắt. Thèo lèo còn mang đến một hương vị bùi đậm đà nhờ đậu phộng và hạt mè rang. Chỉ trong một lần thưởng thức, thèo lèo có thể chinh phục trái tim của bất kỳ ai. Bởi hương vị hấp dẫn và hương thơm độc đáo mà nó mang lại. Thèo lèo là một món dân dã, mang đến sự ngọt ngào không chỉ cho người dân địa phương. Mà còn là một món quà đặc sản được nhiều du khách tìm mua để làm quà biếu cho bạn bè và người thân.
17. Cá lóc nướng trui Cần Thơ
Cá lóc nướng trui được làm từ cá lóc đồng và được nướng bằng rơm. Thịt cá lóc chín mềm tạo nên một hương thơm tuyệt vời. Sau khi cá lóc chín, thịt được xẻ và trên đó được thêm mỡ hành và đậu phộng rang. Thịt cá lóc ngọt tự nhiên mềm mịn, được cuốn trong bánh tráng kèm rau sống và chấm mắm nêm. Món ăn này chắc chắn sẽ khiến bạn ngây ngất với mỗi miếng thưởng thức.
18. Bánh đúc lá dứa Cần Thơ
Bánh đúc lá dứa Cần Thơ là một trong những món ngon miền Nam nổi tiếng. Bánh đúc có kết cấu mềm mịn, màu xanh tươi tự nhiên. Và mang hương thơm dễ chịu của lá dứa. Để tăng thêm hương vị, bạn có thể rưới nước cốt dừa thơm ngọt và thêm đậu phộng rang giã nhuyễn. Bánh đúc lá dứa là một món ăn đơn giản, gắn liền với kỷ niệm tuổi thơ của nhiều người dân Cần Thơ. Bánh đúc lá dứa không chỉ mang màu xanh tươi mát đáng chú ý, kích thích cả giác quan vị giác và thị giác.
Từ bánh đúc truyền thống, người ta đã tạo ra nhiều biến thể khác nhau. Như bánh đúc cẩm thạch, bánh đúc dừa, bánh đúc lạc, bánh đúc ngô… Tuy nhiên, bánh đúc lá dứa vẫn là món bánh hấp dẫn nhất và thu hút người thưởng thức nhờ sắc xanh tươi mát của lá dứa.
19. Bánh xèo Cần Thơ
Một món ngon miền Nam được du khách nhiều người khen ngợi không ngớt là bánh xèo Cần Thơ. Bánh xèo có vỏ màu vàng óng, giòn rụm. Và bên trong là lớp nhân bao gồm thịt heo, thịt gà, tôm, tép, đu đủ, đậu xanh,… Bánh xèo thường được thưởng thức kèm với chén nước mắm tỏi ớt. Mang đến vị chua ngọt, cay nhẹ và phong phú với nhiều loại rau như rau cải xanh, rau diếp cá, tía tô, đọt xoài, lá điều, lá cách… Một miếng bánh xèo nóng hổi, được gắp và chấm vào nước mắm chua ngọt cay cay. Tất cả hòa quyện, giòn tan trong miệng, tạo nên hương vị tuyệt vời khó có thể quên.
Xem thêm bài viết: Đặc sản Cần Thơ
20. Bánh cống Cần Thơ
Món bánh cống Cần Thơ, mặc dù được coi là một món ăn giản dị và giá rẻ, nhưng lại khiến nhiều thực khách trầm trồ và không thể ngừng thưởng thức. Bánh cống Cần Thơ có cái tên khá độc đáo, nhưng nguyên liệu chế biến lại rất quen thuộc. Gồm bột gạo, bột nếp, đậu xanh, tôm, thịt,… Bánh cống được chiên chín vàng, giòn mọng và thường được ăn kèm với rau sống, chấm nước mắm chua ngọt.
21. Chuối quết dừa Tiền Giang – Món ngon độc nhất vô nhị miền Nam
Ngoài vẻ đẹp tự nhiên, Tiền Giang còn là điểm đến phong phú cho danh sách những món ngon miền Nam hấp dẫn. Trong số đó, không thể không nhắc đến chuối quết dừa. Món ăn vặt này mang mùi thơm tự nhiên của chuối hòa quyện với vị béo ngậy của dừa. Dù tên gọi “chuối quết dừa” nghe có vẻ ngọt ngào. Thế nhưng thực tế đây lại là một món mặn, thường được ăn kèm với rau sống. Và chấm nước mắm chua ngọt.
Chuối được sử dụng để làm món đặc sản này phải là loại chuối sứ xanh chín đến độ già. Nhưng vẫn giữ được độ dai, với thân chuối tròn trịa và vỏ bên ngoài căng mọng. Ngoài ra, để tăng thêm hương vị ngon lành, nhiều đầu bếp còn thêm vào phần thịt dừa xiêm bào sợi. Mang đến độ ngọt tự nhiên và độ mềm mịn. Sự kết hợp độc đáo này đã làm cho chuối quết dừa trở thành một món ăn độc nhất vô nhị, chỉ có ở Tiền Giang.
Xem thêm bài viết: Đặc sản Tiền Giang
22. Bánh tầm Cà Mau
Cà Mau, vùng đất cuối cùng ở phía nam đất nước, nổi tiếng với món bánh tầm hấp dẫn. Với hương vị thơm ngon, món ngon miền Nam này thu hút được lòng của nhiều du khách khi ghé thăm. Bánh tầm, còn được gọi là bánh tằm, có tên gọi đó vì sợi bánh được làm từ bột gạo. Và có hình dạng giống như những con tằm. Sợi bánh dai dai và mềm mịn được thưởng thức cùng sốt cà ri gà, thịt gà, xíu mại. Và các loại rau như giá đỗ, rau húng quế, muối tiêu và chanh. Sự kết hợp của các hương vị mặn ngọt, chua cay tạo nên trải nghiệm ẩm thực thú vị. Mà bạn có thể thưởng thức mà không cảm thấy ngán.
Xem thêm bài viết: Đặc sản Cà Mau
23. Cua đá rang muối Cà Mau
Cà Mau được biết đến với món cua đá tươi ngon. Loại cua này thường sống tại các gành đá, bãi đá và cửa sông dẫn vào biển. Cua đá có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trong đó cua đá rang muối là một trong những món ngon miền Nam mà du khách thập phương đến đây muốn thưởng thức. Rang muối giúp giữ nguyên hương vị đặc trưng của thịt cua. Thịt trở nên ngọt ngào, dai, và có chút độ béo. Khi ăn cùng muối tiêu chanh, cua đá rang muối sẽ trở nên thêm ngon miệng.
24. Bún cá Châu Đốc
Xuất phát ban đầu từ Campuchia, món ăn này đã được điều chỉnh để phù hợp với khẩu vị của người dân địa phương. Bún cá Châu Đốc được chế biến từ cá lóc đồng, thịt cá ngọt tự nhiên và kết hợp với củ ngải bún, mắm ruốc. Nhờ vào điều này, nước dùng bún trở nên đậm đà, thơm ngon mà không hề có hương vị tanh. Khi ăn, bún được kết hợp với các loại rau. Như bắp chuối, rau muống bào, bông điên điển, tạo thành một hương vị tuyệt vời.
Xem thêm bài viết: Đặc sản An Giang
25. Bánh canh tép Châu Đốc
Bánh canh tép Châu Đốc đã trở thành một món ngon miền Nam được lòng thực khách dù có công thức chế biến rất đơn giản. Nước dùng cho bánh canh được nấu từ xương heo, mực khô, tôm khô và nấm, tạo nên một hương vị đậm đà. Đặc biệt, bánh canh tép không được phục vụ kèm thịt như bánh canh truyền thống. Mà thay vào đó là tép rang thơm ngon. Với hương vị ngọt thanh của nước dùng, vị mặn của tép, cay của ớt và chua của chanh. Cùng với sợi bánh canh mềm mịn, tạo thành một hương vị đặc trưng và khó quên.
26. Gà đốt Tri Tôn – Món ngon miền Nam nức tiếng
Khi ghé thăm Tri Tôn (An Giang), bạn không chỉ được khám phá những điểm du lịch nổi tiếng. Mà còn có cơ hội thưởng thức nhiều món ngon miền Nam đặc biệt. Và một trong số đó chắc chắn là món gà đốt. Gà được ướp gia vị bằng những thành phần quen thuộc. Như sả, ớt, tỏi, muối,… nhưng điểm đặc biệt là sử dụng lá chúc làm gia vị, tạo nên sự độc đáo cho món ăn này. Thịt gà ta có độ dai giòn, hương vị ngon ngọt. Và một mùi thơm lừng từ lá chúc, đã làm say đắm không ít người và gợi lên những kỷ niệm đáng nhớ.
27. Đu đủ đâm Tri Tôn
Đu đủ đâm là biến tấu từ gỏi đu đủ truyền thống của người Campuchia. Ngoài đu đủ, món ăn còn kết hợp với ba khía, đậu đũa, rau muống, cà chua, hành củ, rau thơm. Cùng với các gia vị như ruốc, đường, đậu phộng. Tên gọi “đu đủ đâm” xuất phát từ việc nhẹ nhàng đâm các nguyên liệu trong cối trước khi chế biến. Với phương pháp chế biến độc đáo và hương vị đặc trưng. Món đu đủ đâm đã ghi dấu ấn khó phai trong lòng nhiều du khách.
Trên là 27 món ăn đặc sản miền Nam mà Nụ Cười Mê Kông muốn gợi ý cho các bạn. Mỗi món mang trong mình một phần của nền văn hóa lâu đời của người dân địa phương, cùng với hương vị tuyệt vời. Hãy khám phá tất cả những món ngon miền Nam ở từng vùng đất để trải nghiệm đầy đủ hương vị của nền ẩm thực đặc trưng miền Nam nhé!
Nguồn tham khảo: Ẩm thực miền Nam