Lăng Thoại Ngọc Hầu – Ghi nhớ công ơn công thần khai hoang mở cõi

Lăng Thoại Ngọc Hầu An Giang

Lăng Thoại Ngọc Hầu ở An Giang là một công trình kiến trúc nguyên vẹn hiếm hoi tiêu biểu thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam. Đây là một công trình bề thế, tuyệt mỹ, rất có giá trị về văn hóa, lịch sử và kiến trúc. Nếu dự định đi du lịch An Giang đến Châu Đốc, bạn đừng quên đọc qua bài viết này nhé !

Lăng Thoại Ngọc Hầu An Giang
Lăng Thoại Ngọc Hầu An Giang

Thoại Ngọc Hầu – danh tướng tiêu biểu nhà Nguyễn

Tiểu sử về Thoại Ngọc Hầu

Thoại Ngọc Hầu (1761-1829) có tên thật là Nguyễn Văn Thoại, quê ở Quảng Nam. Về sau ông theo chân gia đình đến định cư ở Vĩnh Long. Thoại Ngọc Hầu là người được triều Nguyễn cử đi khai mở và trấn giữ vùng đất An Giang. Ông là một danh tướng lẫy lừng đã cống hiến suốt đời mình cho việc mở mang và phát triển bờ cõi. Giữ vững bình yên cho vùng đất Tây Nam Bộ. Ông là một trong những người đã phò tá chúa Nguyễn Ánh thống nhất giang sơn.

Bên cạnh việc tham gia nhiều trận đánh chống lại quân đội nhà Tây Sơn. Thoại Ngọc Hầu cũng thường xuyên được cử đi các nước láng giềng Lào, Xiêm, Chân Lạp với nhiệm vụ ngoại giao. Thoại Ngọc Hầu thọ 68 tuổi. Sau khi mất, ông được vua Minh Mạng truy tặng Tráng Võ Tướng quân, Trụ quốc Đô thống.

Những công trình vĩ đại của Thoại Ngọc Hầu

Ông đã có công lớn trong việc khai hoang lập ấp, đào kinh đắp đường phát triển và bảo vệ vùng đất Tây Nam. Các công trình lớn của ông để lại cho đời sau là:

  • Đắp lộ Núi Sam – Châu Đốc dài 5 cây số trong năm 1826-1827 huy động gần 4.500 nhân công. Đoạn nằm trong nội ô TP.Châu Đốc hiện nay vẫn còn mang tên ông.
  • Đào kinh Thoại Hà dài hơn 30.000 mét ở Núi Sập (Thoại Sơn) vào năm 1818 với gần 1.500 nhân công. Thoại là tên ông được triều đình lấy đặt cho tên núi, tên sông.
  • Đào kinh Vĩnh Tế dài theo biên giới tây nam nối liền Châu Đốc – Hà Tiên. Nối lưu thông sông Châu Đốc ra vịnh Thái Lan  dài hơn 90 cây số, huy động trên 80.000 nhân công thực hiện từ 1819-1824. Tên phu nhân Thoại Ngọc Hầu được đặt cho con kinh chiến lược này: Vĩnh Tế. (Bà tên thật là Châu Thị Tế nhưng thuộc dòng Châu Vĩnh).
Kênh Vĩnh Tế trên bản đồ
Kênh Vĩnh Tế trên bản đồ

Những công lao của ông Thoại Ngọc Hầu đến giờ ca dao vẫn còn ghi lại:

” Đi ngang qua cảnh núi Sam,

Thấy lăng ông lớn hai hàng lụy rơi.

Ông ngồi vì nước vì đời,

Hy sinh tài sản không rời nước non.

Nước kênh Vĩnh Tế lờ đờ,

Nhớ ông Bảo Hộ dựng cờ chiêu an.

Đồng An Trường chó ngáp,

Làng Quới Thiện trồng lác bốn mùa

. Nhớ ông Bảo Hộ ngày xưa,

Dựng làng, mở cõi nắng mưa dãi dầu”.

Kênh Thoại Hà
Kênh Thoại Hà hôm nay

Nổi oan uất trăm năm của Thoại Ngọc Hầu

Sau khi Nguyễn Văn Thoại qua đời tại Châu Đốc, an táng tại núi Sam. Tấm lòng son sắt hơn nửa thế kỷ vì nước, vì dân của ông gần như bị chính vua Minh Mạng phủi sạch. Sự việc bắt đầu khi Võ Du ở Tào Hình Bộ tố cáo ông đã nhũng nhiễu của dân nhiều khoản. Triều đình nghị án, ông bị truy giáng tước xuống hàm ngũ phẩm. Con ông là Nguyễn Văn Tâm bị lột ấm hàm, tất cả điền sản để lại đều bị tịch thu, phát mãi.

Nỗi oan trăm năm
Xót xa trước nỗi oan trăm năm của Nguyễn Văn Thoại

Về sau, Tâm bỏ đi biệt tích. Người con dòng thứ của ông là Nguyễn Văn Minh cam phận sống cảnh dân dã, nghèo nàn. Còn người con rể tên là Võ Vĩnh Lộc thì theo Lê Văn Khôi chống lại triều đình. Khi cuộc nổi dậy bị phá tan, vợ chồng Lộc đều bị bắt, bị giết. Vua chỉ dụ cho Bộ Hình điều tra mối quan hệ giữa Lộc và ông.

Thời gian sau, mọi việc trắng đen phơi bày, tên Du bị khép tội vu cáo, bị cách chức, lãnh án lưu đày đi Cam Lộ. Thoại Ngọc Hầu không dính líu gì với con rể trong vụ loạn tại thành Phiên An của họ Lê. Chuyện đã rõ, nhưng chẳng hiểu sao, Vua vẫn không giải oan cho người có công đã khuất và phục hồi phẩm tước, quyền lợi cho con cháu ông.

Tham quan Lăng Thoại Ngọc Hầu
Di tích lịch sử quốc gia Lăng Thoại Ngọc Hầu

Mãi cho đến đời vua Khải Định, Thoại Ngọc Hầu mới được minh oan. Tới năm 1924, danh dự của ông mới hoàn toàn được phục hồi – được phong thần. Danh hiệu là Đoan Tức Dực Bảo Trung Hưng Tôn thần. Năm 1943, ông tiếp tục được phong là Quang Ý Dực Bảo Trung Hưng Trung Đẳng thần.

Đôi nét về Lăng Thoại Ngọc Hầu An Giang

Lăng Thoại Ngọc Hầu ở đâu?

Lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành Phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Núi Sam Châu Đốc An Giang
Núi Sam Châu Đốc An Giang

Bạn có thể đi Châu Đốc – An Giang một cách dể dàng bởi vì đây là điểm du lịch vô cùng nổi tiếng ở miền Tây. Xe máy là phương tiện được nhiều bạn trẻ yêu thích cho chuyến vi vu vùng Thất Sơn 7 Núi. Tuy nhiêu, bạn cũng có thể thuê xe du lịch để chuyến đi của mình thêm trọn vẹn và an toàn.

Bạn có thể tham khảo Thuê xe Cần Thơ đi An Giang

Thuê xe Cần Thơ An Giang
Thuê xe Cần Thơ đi An Giang

Giá vé tham quan Lăng Thoại Ngọc Hầu 2024

Do đây là địa điểm du lịch tâm linh nên du khách không cần phải trả tiền tham quan Lăng Thoại Ngọc Hầu. Các bạn có thể mua nhang đến đây cúng viếng ông Thoại Ngọc Hầu.

Lịch sử xây dựng lăng Thoại Ngọc Hầu

Thoại Ngọc Hầu đã chọn Sơn Lăng để làm nơi yên nghỉ vĩnh viễn cho ông về sau. Công trình này được khởi dựng vào năm nào chưa rõ. Chỉ biết rằng khi người vợ thứ của ông là Trương Thị Miệt mất. Ông đã cho an táng bà tại đây. Đến tháng 10 năm Bính Tuất (1826), bà vợ chính của ông là Châu Thị Tế mất, cũng được ông đem an táng tại đây. Như vậy, có thể nói Sơn Lăng đã được Thoại Ngọc Hầu cho xây đúc trước khi ông qua đời vào tháng 6 năm Kỷ Sửu (1829).

Mộ Nguyễn Văn Thoại
Ngôi mộ của Nguyễn Văn Thoại

Khám phá kiến trúc Lăng Thoại Ngọc Hầu

Kiến trúc bên ngoài Sơn Lăng

Xung quanh lăng được bao bọc bằng những vách tường cao, vững vàng. Trước khi đi vào bên trong lăng, bạn sẽ phải bước qua 2 cánh cửa lớn có hình bán nguyệt. Hai bên có 2 hàng liễn đối theo kiểu kiến trúc ngày xưa. Trước khi đến với Lăng mộ Thoại Ngọc Hầu. Du khách còn phải đi lên 9 bật thang đá ong đầy uy nghiêm.

Đường đi Lăng Thoại Ngọc Hầu
Lối lên Lăng Thoại Ngọc Hầu

Ngoài ra, khi đến đây du khách sẽ thắc mắc vì sao ở 2 bên nội lăng lại có nhiều ngôi mộ có hình dạng khác nhau. Hình bầu dục, hình voi phục, hình quả đào, cái nón… Đây đều là những ngôi mộ vô danh của các cận thần, thân tộc, dân phu, dân binh đã mất khi tham gia đào kênh Vĩnh Tế. Đặc biệt, trong đó còn có những ngôi mộ hình trái đào và cái nón. Người dân ở đây tương truyền rằng đó là những đào kép đi theo biểu diễn lúc ông Thoại Ngọc Hầu còn sống.

Lăng Thoại Ngọc Hầu ở đâu
Nơi đây còn có rất nhiều ngôi mộ khác tại Lăng Thoại Ngọc Hầu
Bên ngoài lăng
Đền thờ Thoại Ngọc Hầu hết sức nổi bật ở núi Sam

Kiến trúc bên trong Đền thờ Thoại Ngọc Hầu

Phía trong đền trang trí vô cùng tinh xảo, nơi đây mang một vẻ đẹp uy nghi, tráng lệ. Giữa đền là tượng bán thân của Thoại Ngọc Hầu cao 2m với đủ cân đai áo mão như lúc đương triều, mắt dõi ra kênh Vĩnh Tế. Tạo một không khí hết sức trang nghiêm.

Tượng Thoại Ngọc Hầu
Tượng bán thân Thoại Ngọc Hầu

Trong đền còn có vô số những bảo vật có giá trị như các bức hoành phi, liễn đối, văn bia, văn tế, những áng văn thơ hùng tráng. Ca ngợi công đức những bậc tiền nhân, gợi lên những năm tháng ông cha ta đi khai hoang mở mang bờ cõi. Vì vậy, để tận mắt chiêm ngưỡng được những cổ vật. Bạn đừng quên ghé qua nhà trưng bày cổ vật lăng Thoại Ngọc Hầu nhé!

Các địa điểm tham quan gần lăng Thoại Ngọc Hầu

Miếu Bà Chúa Xứ

Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Miếu Bà Chúa Xứ có rất nhiều truyền thuyết huyền bí xung quanh hoàn cảnh ra đời của ngôi miếu. Được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với sự linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy. Khiến Miếu Bà hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng, đặc biệt vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Viếng Lăng Thoại Ngọc Hầu
Miếu Bà Chúa Xứ An Giang

Tây An Cổ Tự

Du lịch An Giang, đến với Châu Đốc du khách sẽ được chiêm ngưỡng ngôi chùa Tây An được xây dựng trên nền cao. Thoáng rộng trong khuôn viên có diện tích 15.000m2 . Tổng thể công trình kiến trúc chùa Tây An được xây dựng theo lối kiến trúc nghệ thuật cổ xưa của Việt Nam. Kết hợp cùng với kiến trúc độc đáo của Ấn Độ theo phong cách Nam Bộ.

Tây An Cổ Tự An Giang
Tây An Cổ Tự An Giang

Chùa Hang (chùa Phước Điền)

Chùa Hang Châu Đốc là một trong bốn di tích được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia tại khu vực núi Sam. Nơi đây nằm cách chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam khoảng 1km. Hiện nay, nhiều du khách thường lựa chọn chùa Hang Châu Đốc là nơi cầu nguyện trong chuyến đi hành hương của mình. Bởi không gian yên ả và êm dịu của nơi đây.

Chùa Hang ở An Giang
Chùa Hang ở An Giang

Bên cạnh đó, du khách có thể tham quan nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng tại An Giang như:

Lưu ý khi du lịch tâm linh viếng lăng Thoại Ngọc Hầu

Nếu bạn đang đi hoặc dự định lên kế hoạch ghé Lăng Thoại Ngọc Hầu – Châu Đốc cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Không mua nhang đèn của các đối tượng đi bán dạo. Để an toàn thì nên chuẩn bị sẵn hoặc vô các cửa hàng lớn để mua.
  • Không cho người lạ giật đồ cúng ghi CẦU AN hộ.
  • Không đặt heo quay của các đối tượng cò mồi đeo bám du khách.
  • Tuyệt đối không nhận lộc người khác nhét vào tay, lỡ lấy thì bị chặn đòi tiền gáng chịu.
  • Cần thận tài sản cá nhân coi chừng bị móc túi lúc chen chút.
  • Không tham gia thả cá, thả chim …
  • Gặp sự cố vui lòng liên hệ Công An phường Núi Sam : 02963 862 042

Gợi ý tour du lịch An Giang nổi bật viếng lăng Thoại Ngọc Hầu

Đừng quên đồng hành cùng với Nụ Cười Mê Kông trong chuyến đi du lịch đến An Giang để có cơ hội tìm hiểu thêm về bậc tiền nhân Thoại Ngọc Hầu. Chúc Quý khách có một chuyến đi thật nhiều niềm vui và ý nghĩa!

Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C4%83ng_Tho%E1%BA%A1i_Ng%E1%BB%8Dc_H%E1%BA%A7u

4.8/5 - (173 bình chọn)

Trả lời

Liên hệ qua Facebook Liên hệ qua Facebook
Liên hệ qua Zalo Offical Account Zalo Offical Account
Hướng dẫn đường đi Hướng dẫn đường đi
Chúng tôi đang online, chat ngay
Lên đầu trang
Hotline Live chat Đặt ngay Facebook ZaloOA
Zalo
Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.