Chợ nổi Cái Răng: Cẩm nang du lịch trải nghiệm hoàn hảo 2025

Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ 2025

Năm 2025, giữa dòng chảy đô thị hóa, Chợ nổi Cái Răng vẫn giữ được bản sắc văn hóa sông nước độc đáo của vùng Tây Nam Bộ. Dù số ghe thương hồ chỉ còn một nửa so với trước nhưng những nét văn hóa đặc sắc như cây “bẹo”, phương thức “4 treo” và đời sống thương hồ trên sông vẫn còn hiện hữu. Chợ nổi không chỉ là trung tâm phân phối nông sản lớn nhất miền Tây mà còn là điểm đến thu hút hơn 684.000 lượt khách du lịch mỗi năm (2024 – nguồn: cantho.gov.vn). Hãy cùng Nụ Cười Mê Kông khám phá những giá trị văn hóa độc đáo còn sót lại và trải nghiệm du lịch đáng nhớ tại Chợ nổi Cái Răng bạn nhé.

cổng chào của chợ nổi cái răng nhìn từ trên sông
Cổng chào Chợ nổi Cái Răng bắt đầu với khung cảnh nhộn nhịp

Tổng quan về Chợ nổi Cái Răng

Chợ nổi Cái Răng nằm trên dòng sông Cần Thơ, cách trung tâm thành phố 6km, nơi hội tụ của nhiều luồng sông: Cần Thơ, Đầu Sấu, Cái Răng và Cái Răng Bé. Vị trí đắc địa này giúp chợ nổi trở thành trung tâm giao thương quan trọng kết nối các tỉnh ĐBSCL thông qua trục đường thủy sông Hậu – kênh xáng Xà No.

toàn cảnh chợ nổi cái răng nhìn từ trên cao
Toàn cảnh Chợ nổi Cái Răng nhìn từ trên cao

Địa chỉ Chợ nổi Cái Răng: Sông Cần Thơ giữa 2 Phường An Bình (phải) và Phường Lê Bình (trái), Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ

Địa chỉ Bến tàu Du lịch Chợ nổi Cái Răng: ngay Tượng đài Bác Hồ, Bến Ninh Kiều, 46 Hai Bà Trưng

Chợ nổi Cái Răng được Tạp chí Du lịch Rough Guide UK bình chọn vào top 10 chợ ấn tượng nhất thế giới (nguồn: vietnamtourism.gov.vn). Văn hóa Chợ nổi Cái Răng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2016 (nguồn: Dân Trí).

ghe đang lấy bí đỏ từ tàu lớn để đi bán trên trên chợ nổi
Hoạt động trao đổi hàng hoá diễn ra tấp nập trên chợ nổi
Cuộc sống bấp bênh của người dân trên chợ nổi miền Tây
Cuộc sống bấp bênh của người dân trên chợ nổi miền Tây

Hơn một thế kỷ qua, chợ nổi Cái Răng đã trở thành “đặc sản” vô giá của người dân Cần Thơ nói riêng và người miền Tây nói chung. Ai đi về miền Tây cũng ít nhất 1 lần ghé thăm chợ nổi Cần Thơ. Đây là một nét văn hóa sông nước độc đáo ở miền Tây mà không nơi nào có được. Đến đây, bạn sẽ hiểu hơn về cuộc sống của người dân lênh đênh sông nước cũng như văn hóa đặc sắc buôn bán trên sông lâu đời của cộng đồng người dân miền Tây.

thuyền ghe chở nông sản tại chợ nổi cái răng
Những ghe thuyền chở nông sản

Tình hình hiện tại của Chợ nổi Cái Răng năm 2025

Cập nhật 16/2/2025, tại Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), một bến tàu bị sụp do quá tải khiến hàng chục du khách rơi xuống sông. May mắn, tất cả được cứu kịp thời, không có thương vong. Sở VH-TT-DL Cần Thơ đang làm việc với các bên liên quan để xử lý sự cố này, nhằm đảm bảo an toàn và giữ hình ảnh du lịch địa phương.

Chợ nổi Cái Răng năm 2025 đã có nhiều thay đổi so với thời hoàng kim những năm 1990. Số lượng ghe thương hồ giảm từ 500 (2016 – nguồn: vietnamnews.vn) xuống còn khoảng 200 chiếc (2025 – theo ghi nhận thực tế của Nụ Cười Mê Kông), chủ yếu buôn bán sỉ nông sản. Tuy nhiên, chợ vẫn duy trì vai trò là trung tâm phân phối nông sản lớn nhất khu vực và là điểm đến du lịch hấp dẫn của thành phố Cần Thơ.

  • Khung cảnh chợ nổi miền Tây sông nước ngày xưa
    Khung cảnh chợ nổi miền Tây sông nước ngày xưa
    Khung cảnh chợ nổi miền Tây ngày nay
    Khung cảnh chợ nổi miền Tây ngày nay
tổng quan chợ nổi cái răng
Góc nhìn từ flycam Chợ nổi Cái Răng

Theo Bác Hai – người dân sinh sống trên bè chợ nổi, chứng kiến mọi thăng trầm của chợ nổi Cái Răng chia sẻ: “Hồi trước dịch đông khách lắm con, hết dịch rồi mà đợi khách hoài hông thấy. Chắc người ta hông thích đi chợ nổi nữa con”.

Thật vậy, lượng du khách đến du lịch Cần Thơ và ghé thăm Chợ nổi Cái Răng ít đi hẳn sau dịch. Từ trước dịch Covid-19, đa số khách du lịch vào miền Tây và đi Chợ nổi Cái Răng là người miền Bắc, miền Trung. Năm 2024, do ảnh hưởng về việc Airbus thu hồi nhiều máy bay (nguồn: Tuổi Trẻ), các chuyến bay vào miền Tây ít đi (nguồn: CafeF), giá vé máy bay tăng cao (Nguồn: VNExpress) là những nguyên nhân khiến số lượng khách đến chợ nổi Cái Răng suy giảm. Năm 2025, Cần Thơ bắt đầu được mở thêm các chuyến bay (nguồn: Lao Động) là những tín hiệu tốt để mong chờ du khách quay lại Cần Thơ và du lịch Chợ nổi Cái Răng.

Video 360 tham quan Chợ nổi Cái Răng

Clip tham quan chợ nổi Cái Răng Cần Thơ cực vui

Những nét đặc sắc còn lại

Chợ nông sản bán sỉ lớn nhất Tây Nam Bộ

Mỗi ngày có hàng chục tấn trái cây, rau củ từ các vùng miệt vườn được tập kết về chợ. Đặc biệt vào mùa trái cây Nam Bộ (tháng 5-8), chợ tấp nập với sầu riêng Cái Mơn, măng cụt Cái Bè, nhãn Idor và các loại trái cây đặc sản khác.

ghe chở khóm bán trên chợ nổi cái răng
Ghe chở khóm trên chợ nổi
thuyền chở dừa tại chợ nổi cái răng
Ghe chở dừa chợ nổi

Ghe hàng bông, “cây bẹo” và phương thức “4 treo”

Ghe hàng bông nhưng không chỉ bán bông. Đây là cách nói của người miền Tây chỉ những chiếc ghe mua bán trên sông dài ngày mà trên ghe là cả gia đình sinh sống. Mùng, mềnh, chiếu, gối, bếp gas, quạt máy, xoang, nồi…tất cả vật dụng được xếp gọn trên ghe vào một góc để đảm bảo một gia đình sinh sống trên đây tầm 15-20 ngày cho mỗi chuyến hàng bông.

ghe là nhà của người dân sống trên sông
Ngôi nhà của người dân trên ghe
tuy sống trên ghe nhưng người dân vẫn trang bị đầy đủ các vật dụng sinh hoạt
Ngôi nhà của người dân trên ghe

Trên chợ nổi, thương hồ thường sử dụng “cây bẹo” bằng cây sào dài dựng ở đầu ghe, trên đỉnh treo một loại nông sản. Trên cây bẹo treo gì thì dưới ghe bán nấy. Ví dụ: cây bẹo treo trái dưa hấu thì cả ghe chỉ bán dưa hấu – do các ghe hàng bông chỉ bán sỉ với số lượng lớn.

cây bẹo ở đầu ghe treo 1 quả bí để khách đi chợ nổi biết ghe này bán bí
Ảnh cây bẹo trái bí cho biết ghe chỉ bán trái bí
Cây bẹo trên chợ nổi Cái Răng
Cây bẹo trên chợ nổi Cái Răng

Tuy nhiên, không chỉ treo gì bán nấy, Chợ nổi Cái Răng xưa nay nổi tiếng với phương thức buôn bán “4 treo”:

  • Treo gì bán nấy: chủ ghe bán gì thì treo cái đó lên cây bẹo.
  • Treo mà không bán: Đó chính là quần áo của gia đình sống trên ghe
  • Không treo mà bán: những chiếc ghe quá nhỏ len lỏi phục vụ ăn sáng thì không có treo gì nhưng vẫn bán: cafe, ăn sáng và cả vé số nữa.
  • Treo cái này bán cái khác: khi chủ ghe muốn bán đi chiếc ghe (ngôi nhà của họ) thì họ sẽ treo một tấm lá lợp nhà hoặc một miếng mái tôn.
em bé ngồi trên ghe chở đầy dưa hấu
Những đứa nhỏ theo cha mẹ đi ghe

Ghe không chỉ là phương tiện mua bán mà còn là ngôi nhà của nhiều thế hệ thương hồ. Trên những chiếc ghe bầu dài 15-20m, không gian được bố trí hợp lý với khu vực sinh hoạt, bếp núc và nơi thờ cúng. Nhiều gia đình còn nuôi thêm gà, vịt và trồng rau trong chậu, tạo nên một “khu vườn mini” trên sông.

Hoạt động mua bán của các ghe nhỏ trên sông

Xen kẽ giữa những ghe bầu lớn là các ghe nhỏ bán cafe, hủ tiếu, bánh canh từ 4 giờ sáng. Đặc biệt có những chiếc xuồng chuyên bán đồ ăn sáng, len lỏi giữa các ghe lớn phục vụ cả thương hồ lẫn khách du lịch. Giá cả phải chăng và hương vị đậm đà tạo nên nét văn hóa ẩm thực độc đáo của chợ nổi.

du khách mua nước tại chợ nổi cái răng
Cảnh buôn bán tấp nập trên chợ nổi
Khám phá vẻ đẹp chợ nổi miền Tây vào sáng sớm
Khám phá vẻ đẹp chợ nổi miền Tây vào sáng sớm
Khung cảnh mua bán trên chợ nổi Cái Răng
Khung cảnh mua bán trên chợ nổi Cái Răng
Hình ảnh cô bán cafe hiếu khách
Hình ảnh cô bán cafe hiếu khách
Hình ảnh cô bán dừa dứa thân thiện
Hình ảnh cô bán dừa dứa thân thiện
Cô bán bánh mì dễ thương trên chợ nổi Cái Răng
Cô bán bánh mì dễ thương trên chợ nổi Cái Răng
Hình ảnh cô bán bún riêu dễ thương
Hình ảnh cô bán bún riêu dễ thương
Ghe bún riêu màu hồng ấn tượng trên chợ nổi
Ghe bún riêu màu hồng ấn tượng trên chợ nổi
  • Lịch sử hình thành chợ nổi Cái Răng - Kinh nghiệm du lịch
    Lịch sử hình thành chợ nổi Cái Răng – Kinh nghiệm du lịch
Trò chuyện cùng người dân trên chợ nổi
Trò chuyện cùng người dân trên chợ nổi
Cuộc sống thương hồ của người dân trên chợ nổi
Cuộc sống thương hồ của người dân trên chợ nổi

Tham quan làng nghề truyền thống

Ngay tại chợ nổi, bạn được tham quan các làng nghề truyền thống như: làm hủ tiếu truyền thống, làm bánh tráng, làm kẹo dừa. Bạn tự tay làm nên thành phẩm và thưởng thức “hủ tiếu pizza”, kẹo dừa không đường nóng hổi trong lò. Đây là cơ hội để bạn trò chuyện và hiểu thêm về người dân Cần Thơ hiền lành chất phát.

lò hủ tiếu cần thơ 2024
Tận tay làm ra những sợ hủ tiếu truyền thống
những cuộn hủ tiếu nhiều màu sắc
Những sợi hủ tiếu tươi nhiều màu sắc

Nghe đờn ca tài tử trên sông

Vào những buổi chiều, tiếng đờn ca tài tử vang vọng trên sông nước từ các ghe thương hồ. Nghệ thuật này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, góp phần tạo nên không gian văn hóa đặc sắc của chợ nổi.

nhóm hát đờn ca tài tử trên ghe
Văn hoá đờn ca tài tử Nam Bộ trên ghe chợ nổi
Lắng nghe đờn ca tài tử trên sông
Lắng nghe đờn ca tài tử trên sông

Chợ nổi Cái Răng đã đi vào trong thơ ca

Vẻ đẹp của chợ nổi đã đi vào thơ ca qua những câu hò điệu lý, cải lương Nam Bộ và cả những tác phẩm văn học hiện đại. Như nhà thơ Huỳnh Kim đã viết:

“Chợ đã nổi từ nửa đêm về sáng

Ta vẫn chìm từ giữa bữa hoàng hôn

Em treo bẹo Cái Răng Ba Láng

Ta thương hồ Vàm Xáng Cần Thơ”

Ngoài thơ, cũng có rất nhiều bài hát về Chợ nổi Cái Răng, điển hình như:

Trải nghiệm du lịch tại Chợ nổi Cái Răng

Thời điểm đẹp nhất để tham quan Chợ nổi Cái Răng?

Chợ nổi họp sớm nhất từ 4 giờ sáng, nhưng khoảng thời gian lý tưởng để tham quan là từ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Đây là lúc hoạt động mua bán diễn ra sôi động nhất, đồng thời bạn có thể ngắm cảnh bình minh tuyệt đẹp trên sông nước.

mặt trời mọc tại cầu cái răng cần thơ
Bình minh vừa ló dạng trên chợ nổi
Góc nhìn chợ nổi Cái Răng vào lúc sáng sớm
Góc nhìn chợ nổi Cái Răng vào lúc sáng sớm

Thời điểm đẹp trong năm là từ tháng 5 đến tháng 8 – mùa trái cây Nam Bộ. Lúc này, chợ nổi tràn ngập màu sắc và hương vị của các loại trái cây đặc sản như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm.

Top 3 hoạt động không thể bỏ qua khi đến chợ nổi

  • Chụp ảnh check-in bình minh trên sông: Khoảnh khắc mặt trời ló dạng, nhuộm vàng mặt sông là thời điểm lý tưởng để bạn có được những bức ảnh check-in ấn tượng. Mách bạn: khi gần đến cầu Cái Răng, hãy nói lái tàu chạy chậm lại, bạn sẽ ngồi ở trước tàu để chụp ảnh, chắc chắn bức ảnh này sẽ hot hòn họt cho mà xem.
chụp ảnh với cổng chào chợ nổi cái răng
Chụp ảnh check-in chợ nổi
Phô dáng chụp ảnh trước cổng chợ nổi Cái Răng
Phô dáng chụp ảnh trước cổng chợ nổi Cái Răng
Chụp ảnh check-in chợ nổi Cái Răng Cần Thơ
Chụp ảnh check-in chợ nổi Cái Răng Cần Thơ
Du khách thích thú khi đi chợ nổi
Du khách thích thú khi đi chợ nổi
Kinh nghiệm đi chợ nổi Cái Răng để có những tấm hình đẹp
Chụp ảnh trên mũi tàu cực đẹp
Chụp ảnh cưới cực đẹp trên mũi tàu
Chụp ảnh cưới tại Chợ nổi Cái Răng
  • Thưởng thức bữa sáng “lắc” trên chợ nổi với các món ăn sáng như hủ tiếu, bún riêu cua đồng, cà phê vợt truyền thống, sữa đậu nành nguyên chất,…Sở dĩ có tên là bữa sáng “lắc” vì bạn sẽ ăn ngay trên thuyền. Các ghe tàu khi chạy thì sóng sẽ dạt vào làm lắc thuyền của bạn. Hãy chuẩn bị một chiếc bụng thật tốt trước khi thực hiện thử thách “bữa sáng lắc” trên chợ nổi bạn nhé.
thưởng thức tô hủ tiếu thơm ngon
Thưởng thức hủ tiếu lắc trên thuyền
Trải nghiệm ăn sáng trên chợ nổi miền Tây
Trải nghiệm ăn sáng trên chợ nổi miền Tây
  • Trải nghiệm trả giá đi chợ như người địa phương: bạn có thể mua trái cây ngay trên ghe của mình. Các ghe xuồng nhỏ bán trái cây sẽ cặp vào ghe của bạn. Lúc này, bạn hãy thử trả giá, ăn thử, cười nói rôm rả – đây chính là nét văn hoá đặc trưng của chợ nổi miền Tây.
khách du lịch dừng tàu mua trái cây trên sông
Hoạt động mua bán trái cây trên chợ nổi
Cảnh mời gọi mua trái cây trên chợ nổi miền Tây
Cảnh mời gọi mua trái cây trên chợ nổi miền Tây

Kinh nghiệm du lịch Chợ nổi Cái Răng

Đi du lịch Chợ nổi Cái Răng sẽ là trải nghiệm tuyệt vời và thú vị hơn nữa khi bạn lưu ý những kinh nghiệm sau:

  • Nên đặt trước dịch vụ thuê thuyền (đoàn đông), thuê ghe (nhóm nhỏ) và thoả thuận về thời gian, giá cả và các điểm tham quan. Nếu khi đến nơi mới trả giá thì bạn có thể sẽ không có được mức giá tốt hoặc dịch vụ không đảm bảo.
du khách mặc áo phao đi tàu tham quan chợ nổi
Cho thuê thuyền tham quan Chợ nổi Cái Răng
Thuê tàu đi chợ nổi Cái Răng
Thuê tàu đi chợ nổi Cái Răng
Thuê ghe đi chợ nổi Cái Răng
Thuê ghe đi chợ nổi Cái Răng
  • Phải tìm hiểu về thời tiết, mùa mưa miền Tây từ tháng 5 – tháng 11 với những cơn mưa lớn có thể làm trải nghiệm đi Chợ nổi Cái Răng của bạn không được trọn vẹn.
  • Phải mặc áo phao trong suốt chuyến tham quan. Không được đưa tay ra khỏi thuyền tránh va chạm. Điện thoại, túi xách phải được giữ chắc trong thuyền.
  • Nếu thời gian của bạn có hạn, chỉ được 2 giờ thì mới nên mua vé tàu tham quan Chợ nổi Cái Răng, còn nếu rủng rỉnh thời gian hơn thì nên mua tour Chợ nổi Cái Răng cao cấp: tinh hoa miền sông nước 4 giờ để có trải nghiệm chợ nổi tuyệt vời nhất từ trước đến nay.
chợ nổi cái răng thắt răng rằn
Trải nghiệm nhất định phải thử khi về Miền Tây
trải nghiệm thắt khăn rằn thắt lá dừa ăn khóm ăn bánh dân gian
Những hoạt động thú vị trong tour Tinh hoa miền sông nước của Nụ Cười Mê Kông

Bí quyết tránh “bẫy giá” tại Chợ nổi Cái Răng

Dưới đây là bảng giá món ăn, trái cây tại chợ nổi (cập nhật 2025):

Món ăn Giá tại Chợ nổi Cái Răng (đúng giá) Giá trên bờ Cần Thơ
Bún riêu 45.000đ 25,000
Hủ tiếu 45.000đ 20.000đ - 25.000đ
Mì gói 45.000đ 20.000đ - 25.000đ
Nuôi/bánh lọt 45.000đ 25.000đ
Bún xào/bún nem nướng 45.000đ 25.000đ - 30.000đ
Hủ tiếu mì 45.000đ 25.000đ - 30.000đ
Trà đường, sữa đậu nành, cafe 10.000đ - 15.000đ 10.000đ - 15.000đ
Nước ngọt 15.000đ - 20.000đ 12.000đ - 15.000đ
Dừa dứa 20.000đ - 25.000đ 15.000đ - 20.000đ
Xoài úc 80.000đ/kg 120.000đ/kg
Nhãn 40.000đ/kg 20.000đ - 30.000đ/kg
Khóm 20.000đ/trái 13.000đ/trái

Kinh nghiệm đi Chợ nổi Cái Răng ngày Tết, lễ hội

Vào dịp Tết Nguyên Đán, Chợ nổi Cái Răng nghỉ hoàn toàn mùng 1 Tết, hoạt động cầm chừng từ mùng 2-5 Tết. Trước đó, từ 16 đến 29 Tết, Cần Thơ sẽ tổ chức chợ hoa Xuân tại chợ nổi Cái Răng (nguồn: Tuổi Trẻ). Bạn nên chú ý để có trải nghiệm xuân tuyệt vời trên chợ nổi nhé.

Đặt biệt, nếu bạn đến chợ nổi Cái Răng vào dịp cuối năm, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm Ngày hội Du lịch Văn hóa Chợ nổi Cái Răng (nguồn: bvhttdl.gov.vn).

thương hồ chất hoa vạn thọ vàng lên ghe để đi bán ở chợ nổi
Chợ hoa Xuân trên chợ nổi

Giá trị văn hóa và kinh tế của chợ nổi

Chợ nổi Cái Răng không chỉ là trung tâm giao thương mà còn là không gian văn hóa độc đáo của vùng sông nước. Nơi đây lưu giữ những tri thức dân gian về đi sông, đoán nước và kỹ thuật điều khiển ghe thuyền. Văn hóa tín ngưỡng thể hiện qua việc thờ cúng Thần Tài, Bà Chúa Xứ trên ghe, phản ánh đời sống tâm linh phong phú của cộng đồng thương hồ.

nụ cười vui vẻ của cô bán chôm chôm
Con người bình dị trên chợ nổi

Về mặt kinh tế, chợ nổi đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ nông sản của nông dân địa phương và tạo sinh kế cho hàng nghìn hộ gia đình. Năm 2024, doanh thu từ hoạt động du lịch tại chợ nổi đạt khoảng 200 tỷ đồng, đóng góp đáng kể vào ngân sách thành phố.

Thách thức và giải pháp bảo tồn chợ nổi

Thách thức hiện tại

Sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ và thương mại hiện đại đang tạo áp lực lớn lên hoạt động của chợ nổi. Chi phí vận chuyển đường thủy cao hơn khiến nhiều thương hồ chuyển sang buôn bán trên bờ. Thế hệ trẻ ít mặn mà với nghề buôn bán trên sông, dẫn đến nguy cơ mai một các giá trị văn hóa truyền thống.

tàu thuyền tấp nập đang trao đổi hàng hoá
Hoạt động lên xuống hàng hoá trên chợ nổi

Giải pháp bảo tồn

Thành phố Cần Thơ đang triển khai nhiều giải pháp tổng thể để bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng. Chính quyền hỗ trợ thương hồ về mặt tài chính thông qua các chương trình vay vốn ưu đãi để sửa chữa, nâng cấp ghe thuyền. Các chính sách miễn giảm phí neo đậu và hỗ trợ chi phí vận chuyển giúp giảm gánh nặng cho người buôn bán.

vớt rác trên sông
Hoạt động vớt rác trên sông

Góc nhìn mới về du lịch bền vững tại chợ nổi

Du lịch bền vững đang trở thành hướng đi mới cho chợ nổi Cái Răng. Mô hình du lịch cộng đồng cho phép du khách trải nghiệm cuộc sống thực của người dân sông nước, từ đó nâng cao nhận thức về việc bảo tồn văn hóa địa phương.

Nụ Cười Mê Kông là một trong những công ty du lịch tiên phong phát triển du lịch bền vững tại chợ nổi Cái Răng. Với các sản phẩm tour du lịch Chợ nổi Cái Răng được nghiên cứu và đầu tư kỹ, các giá trị Nụ Cười Mê Kông áp dụng tại chợ nổi tuân theo 17 tiêu chí phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (nguồn: un.org). Các hoạt động trong tour gắn liền với người dân chợ nổi, tạo và giữ việc làm cho thương hồ. Mỗi tour bán ra, Nụ Cười Mê Kông còn góp 17.000đ vào quỹ Mekong SDGs by Mekong Smile để bảo tồn và phát triển chợ nổi.

Tìm hiểu chiến dịch CSR Chợ nổi Cái Răng: Đón Tết Trên Sông của Nụ Cười Mê Kông

trao tặng quà và gửi ảnh chụo tết tận tay thương hồ chợ nổi
Góc nhìn mới về du lịch bền vững tại chợ nổi

Dự đoán tương lai của chợ nổi Cái Răng

Trong 5-10 năm tới, chợ nổi Cái Răng sẽ chuyển mình theo hướng kết hợp giữa chợ đầu mối truyền thống và điểm du lịch văn hóa. Không gian chợ được quy hoạch thành ba khu vực riêng biệt: khu vực họp chợ truyền thống, khu phục vụ du lịch và khu trình diễn văn hóa nghệ thuật. Công nghệ số sẽ được ứng dụng trong quản lý chợ và hướng dẫn du lịch, tạo trải nghiệm mới mẻ cho du khách.

cây bẹo đầu ghe thể hiện cho những món sẽ được bán trên ghe và cũng là đặc trưng của việc kinh doanh trên chợ nổi
Tận mắt nhìn thấy hình ảnh cây bẹo đặc trưng của chợ nổi

Là những người con miền Tây, chúng tôi, Nụ Cười Mê Kông luôn đau đáu về những điều có thể làm cho chợ nổi để duy trì nét văn hoá đặc trưng sông nước này mãi và giới thiệu nó đến với bạn bè trong và ngoài nước. Hãy cùng Nụ Cười Mê Kông đến chợ nổi Cái Răng một lần, chắc chắn chúng tôi sẽ không làm bạn thất vọng.

Câu hỏi thường gặp (FAQs)

Chợ nổi Cái Răng có còn hoạt động như trước đây không?

Chợ nổi vẫn hoạt động nhưng quy mô đã thu hẹp, từ 500 ghe thương hồ năm 2016 giảm còn khoảng 200 ghe năm 2025. Tuy nhiên, chợ vẫn duy trì vai trò là trung tâm phân phối nông sản lớn nhất khu vực.

Chợ nổi Cái Răng có hoạt động vào buổi chiều không?

Chợ chủ yếu họp vào buổi sáng sớm. Buổi chiều chỉ còn một số ghe thương hồ neo đậu chờ con nước.

Chợ nổi Cái Răng 2025 có an toàn không?

Hoàn toàn an toàn. Thành phố Cần Thơ đã tăng cường công tác an ninh, trang bị áo phao cho du khách và kiểm tra định kỳ an toàn ghe thuyền.

Có nên đi chợ nổi sau sự cố 16/02/2025?

Sau sự cố va chạm ghe ngày 16/02/2025, chính quyền đã tăng cường các biện pháp an toàn. Du khách hoàn toàn yên tâm khi tham quan.

“Cây bẹo” là gì và tại sao nó quan trọng trong văn hóa chợ nổi?

Cây bẹo là cây sào dài có treo mẫu hàng hóa, giúp người mua từ xa nhận biết ghe bán gì. Đây là phương thức quảng cáo truyền thống độc đáo của chợ nổi, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Những món ăn nào nên thử khi đến chợ nổi?

  • Hủ tiếu “lắc”
  • Bún riêu cua đồng nấu trên ghe
  • Cà phê vợt pha theo phong cách Nam Bộ
  • Sữa đậu nành nóng

Chợ nổi Cái Răng khác gì so với các chợ nổi khác ở miền Tây?

Cái Răng là chợ nổi lớn nhất còn hoạt động, chuyên về bán sỉ nông sản. Chợ có vị trí đắc địa tại ngã ba sông và gần trung tâm thành phố, thuận tiện cho du khách tham quan.

Thời gian nào trong năm đẹp nhất để thăm chợ nổi?

Mùa trái cây Nam Bộ (tháng 5-8) là thời điểm lý tưởng. Chợ tấp nập với nhiều loại trái cây đặc sản và thời tiết thường ít mưa.

Chi phí tham quan trung bình?

Chi phí dao động từ 128.000đ (vé ghép đoàn) đến 427.000đ (tour tinh hoa miền sông nước).

Nên đặt tour trước hay mua vé tại chỗ?

Vào mùa cao điểm (tháng 5-8) và dịp lễ Tết nên đặt tour trước 1-2 ngày. Ngày thường có thể mua vé tại chỗ, nhưng nên đến sớm trước 5h sáng.

Trẻ em có thể đi cùng không?

Trẻ em trên 5 tuổi có thể tham quan an toàn. Các ghe du lịch đều trang bị áo phao cho trẻ em và có khu vực ngồi an toàn. Tuy nhiên không nên đưa trẻ dưới 5 tuổi đi do điều kiện vệ sinh và an toàn trên sông.

5/5 - (107 bình chọn)
Bình luận (1 bình luận)

Gọi ngay hotline 19009165
Liên hệ qua Facebook Liên hệ qua Facebook
Liên hệ qua Zalo Offical Account Zalo Offical Account
Hướng dẫn đường đi Hướng dẫn đường đi
Chúng tôi đang online, chat ngay
Lên đầu trang
Hotline Live chat Đặt ngay Facebook ZaloOA
Zalo