Văn Miếu Quốc Tử Giám – Trường đại học đầu tiên của Việt Nam

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám là khu di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng. Nó còn là biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt. Văn miếu Hà Nội được biết đến là trường đại học đầu tiên ở Đông Nam Á. Trong những năm qua, Văn miếu luôn đón tiếp hàng nghìn lượt du khách đổ về chỉ để ghé thăm nơi học tập của bao thế hệ anh tài. Hãy cùng Nụ Cười Mê Kông tìm hiểu rõ nét hơn về “trường đại học đầu tiên của Việt Nam” này nhé!

Văn Miếu Hà Nội
Văn Miếu Hà Nội

Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm du lịch Hà Nội

Giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội chi tiết nhất 2024

Trước kia, Văn Miếu Quốc Tử Giám là ngôi trường tụ hội những anh tài tri thức của nước nhà. Giờ đây, nó đã trở thành một di tích lịch sử văn hóa, tâm linh, là biểu tượng của trí tuệ và truyền thống hiếu học của Việt Nam ta. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ bao gồm: Hồ Văn, khu Văn Miếu và khu vườn Giám với diện tích khoảng 54.331m2 mà còn là biểu tượng của truyền thống giáo dục và văn hóa lâu đời của Việt Nam. Văn Miếu Quốc Tử Giám có tên tiếng Anh là Temple Of Literature.

ảnh Văn Miếu Quốc Tử Giám
Hình ảnh văn miếu nhìn từ trên cao

Video khung cảnh Văn Miếu Hà Nội qua flycam

Văn miếu là gì?

Văn Miếu Quốc Tử Giám thực ra có 2 phần đáng quan tâm: Văn Miếu Quốc Tử Giám. Vậy Văn Miếu là gì? Văn Miếu là nơi thờ Khổng tử tại các nước Á Đông từng theo Nho giáo như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên… Văn miếu có tên đầy đủ là Văn Tuyên Vương Miếu, có tên gọi tắt ấn tượng là Khổng miếu, Phu Tử miếu.

hình ảnh Văn Miếu Quốc Tử Giám
Check-in tại Văn Miếu của nhiều cặp đôi

Văn Miếu Quốc Tử Giám ở đâu? 

Địa chỉ Văn Miếu Quốc Tử Giám: tọa lạc tại số 58 đường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội. Cách: 
  • Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam tại Hà Nội: 400 m
  • Hoàng Thành Thăng Long: 1,2 km
  • Chùa Một Cột: 1,3 km
  • Quảng trường Ba Đình, Lăng Bác: 1,3 km
  • Hồ Gươm: 2,3 km
  • Đền Quán Thánh: 2,5 km
  • Đền Ngọc Sơn: 3,2 km
  • Chùa Trấn Quốc: 3,7 km
  • Phủ Tây Hồ: 6,8 km
giới thiệu khái quát về Văn Miếu Quốc Tử Giám
Tham quan Văn Miếu Hà Nội

Cách đi đến Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội

Vì là điểm du lịch quốc gia mang ý nghĩa lịch sử nên có khá nhiều du khách từ mọi miền đến tham quan. Nhất là du khách từ khu vực phía Nam muốn đến viếng thăm “kinh thành” của tổ quốc.
  • Đi tự túc bằng tàu hỏa: dành cho những khách du lịch yêu thích ngắm cảnh từ Nam chí Bắc của đất nước ta trên đường đi. Trong quá trình này, bạn có thể “ghé ngang” các khu vực miền Trung để du lịch. Đi bằng tàu hỏa khá thích hợp cho những chuyến phượt xuyên Việt đang hot.
  • Bằng máy bay: cách này chỉ tốn chi phí hơn một ít so với khi đi bằng tàu hỏa. Bạn còn có thể tiết kiệm khá nhiều thời gian khi đi bằng máy bay. Vì có nhiều đường bay nội địa đã được khai thác nên việc đi lại khá thuận tiện. Từ Cần Thơ, Thành Phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Hải Phòng, Gia Lai… đều có thể bay đến Hà Nội.
  • Du lịch Văn Miếu Hà Nội theo tour: là một lựa chọn thông minh, đặc biệt khi đi theo đoàn gia đình, học sinh, sinh viên hoặc bạn bè. Bạn nên book tour để được tư vấn và hỗ trợ khi cần thiết. Công ty du lịch sẽ chuẩn bị sẵn sàng cho việc ăn – ở – đi lại của bạn. Chỉ cần xách balo lên và đi thôi!
Văn Miếu Quốc Tử Giám thờ ai
Du lịch Văn Miếu Việt Nam bằng máy bay
Các tuyến xe buýt nội thành Hà Nội đến Văn miếu: 
  • Tuyến số 02: Bác Cổ – Bến xe Yên Nghĩa
  • Tuyến số 23: Tuyến vòng khép kín Nguyễn Công Trứ – Nguyễn Công Trứ
  • Tuyến số 32: BX Giáp Bát – Nhổn
  • Tuyến số 38: Nam Thăng Long – Mai Động
  • Tuyến số 41: Nghi Tàm – BX Giáp Bát
trường đại học đầu tiên của việt nam
Tuyến xe buýt du lịch “xịn xò” tại Hà Nội

Giá vé tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám 2024

  • Giá vé cho người lớn: 30.000đ/ người.
  • Giá vé cho người dân tộc, người từ 15 tuổi trở lên: 15.000đ/ người.
  • Giá vé cho trẻ em dưới 15 tuổi: miễn phí.
kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám
Tấm vé tham quan Văn Miếu

Giờ mở cửa tham quan Văn Miếu Hà Nội

Văn Miếu Hà Nội mở cửa tham quan tất cả các ngày từ thứ Hai đến Chủ Nhật. Tuy nhiên, Hà Nội có hai mùa ấn tượng nóng và lạnh. Vì thế giờ mở cửa của hai mùa được chia như sau:
  • Trong mùa nóng, từ 15/04 đến 15/10, Văn Miếu mở cửa từ 7h30 sáng đến 5h30 chiều; điều này tạo điều kiện cho du khách có thể trải nghiệm tham quan vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều muộn, khi nhiệt độ không quá cao và không gây khó chịu. Thời gian mở cửa linh hoạt này giúp du khách có thể dễ dàng sắp xếp thời gian tham quan Văn Miếu vào lịch trình của mình một cách linh hoạt và thoải mái nhất. Tận hưởng không gian thanh bình và trầm mặc của Văn Miếu vào những thời điểm này sẽ là trải nghiệm đáng nhớ và ý nghĩa trong hành trình khám phá Hà Nội của bạn.
  • Trong mùa lạnh, từ 16/10 đến 14/04 năm sau, Văn Miếu Hà Nội vẫn tiếp tục mở cửa để chào đón du khách từ 8h00 sáng đến 5h00 chiều; thời gian mở cửa này cho phép du khách có thể tận hưởng không khí se lạnh của sáng sớm hoặc trải nghiệm cảm giác yên bình của buổi chiều. Với lịch trình mở cửa linh hoạt như vậy, du khách có thể dễ dàng lên kế hoạch thăm quan Văn Miếu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà họ mong muốn. Thời gian mở cửa từ sớm đến chiều cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham quan kết hợp với các hoạt động du lịch khác trong ngày. Khám phá Văn Miếu trong mùa lạnh có thể là một trải nghiệm thú vị, khi bạn có thể cảm nhận được vẻ đẹp bình dị và yên bình của nơi này trong không khí se lạnh của mùa đông Hà Nội.
lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu mở của phục vụ cho các lễ trao tặng bằng khen, tốt nghiệp…

Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám xây dựng năm nào? Văn Miếu Quốc Tử Giám thờ ai? Đây là các câu hỏi mà mọi người quan tâm khi đến tham quan tại đây.

Lịch sử hình thành Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Lịch sử hình thành của Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một phần không thể tách rời trong hành trình phát triển văn hóa và giáo dục của dân tộc Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1070, thời vua Lý Thánh Tông, Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng thêm Quốc Tử Giám bên cạnh để cho con vua và các quan lại tham dự học tập. Bấy giờ có thể coi đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Sau đó đến thời vua Trần Thánh Tông thì Quốc Tử Giám được đổi tên Thành Quốc học viện. Từ đây, các anh tài nhà thường dân được phép học tập tại Văn Miếu
giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội
Hình ảnh Văn Miếu khi xưa
Năm 1156, vua Lý Anh Tông cho thay đổi Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử. Đến thời thịnh hành Nho giáo ở nhà Hậu Lê, năm 1482, vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ ở khóa thi năm 1442 trở đi. Sau đến đời vua Lê Hiển Tông, năm 1976, ổng đã cho sửa lại Quốc Tử Giám để trở thành nơi giáo dục cao cấp của triều đình. Đến năm 1785 thì đổi tên thành nhà Thái học. Nhưng khi đến đời nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập tại Huế. Quốc Tử giám ngày nay là toàn bộ khu Thái Học được xây dựng lại mô phỏng theo kiến trúc truyền thống trên mảnh đất xưa.  
giá trị lịch sử văn hóa của Văn Miếu Quốc Tử Giám
Kiến trúc mang đậm nét văn hóa của lịch sử

Văn Miếu Quốc Tử Giám thờ ai?

  • Theo lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám, ban đầu khi thành lập vào năm 1070, Văn Miếu là nơi thờ 3 vị tiên sư của Đạo Nho gồm: Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối (4 học trò của Khổng tử – Nhan Hồi, Tăng Sâm, Tử Tư và Mạnh Tử).
  • Năm 1156, vua Lý Anh Tông đã đưa ra quyết định quan trọng bằng việc chỉ thị thờ cúng Khổng Tử tại Văn Miếu; quyết định này thể hiện sự tôn trọng và tôn vinh đối với tinh thần hiếu học và trí tuệ, đồng thời cũng là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
  • Đời vua Trần Nghệ Tông là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám khi ông ra lệnh thờ cúng Chu Văn An, người đã có công dạy học cho các hoàng tử thời vua Trần Minh Tông, bên cạnh việc thờ cúng Khổng Tử. Quyết định này không chỉ là sự công nhận và tôn vinh đối với đóng góp to lớn của Chu Văn An trong việc giáo dục và rèn luyện tinh thần cho triều đại Trần mà còn là sự mở rộng và phong phú hóa thêm về danh sách các danh nhân được thờ cúng tại Văn Miếu. Điều này thể hiện sự đa dạng và sâu sắc hơn về lòng hiếu học và tôn trọng tri thức trong xã hội.Với sự thêm vào của Chu Văn An vào danh sách thờ cúng, Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là biểu tượng của trí tuệ và hiếu học mà còn là biểu tượng của sự công bằng và tôn trọng đối với các nhà giáo và nhà triết học có công lớn trong lịch sử văn hóa của Việt Nam.
  • Năm 1482, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia của những người đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi.
giá trị văn hóa của Văn Miếu Quốc Tử Giám
Khu thờ tự bên trong Văn Miếu

Bên trong Văn Miếu Quốc Tử Giám có gì?

Quần thể kiến trúc di tích Văn Miếu Hà Nội được bao quanh bởi tường gạch vồ. Phía bên trong Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội được chia thành 5 khu với kiến trúc khác nhau. Hơn 700 năm qua, Quốc Tử Giám đã đào tạo ra rất nhiều nhân tài. Đây được xem là giá trị lịch sử văn hóa của Văn Miếu Quốc Tử Giám mang lại cho đất Việt. Ngày nay, Văn Miếu đã trở thành nơi tham quan nổi tiếng cả trong lẫn ngoài nước. Không những thế, đây còn là nơi các “sĩ tử” đến cầu may mắn trước mỗi mùa thi.
văn miếu là gì
Sơ đồ Văn Miếu Quốc Tử Giám
Giới thiệu khái quát về Văn Miếu Quốc Tử Giám từ bố cục kiến trúc:
  • Khu vực 1: Từ Văn Miếu Môn (cổng chính) đến cổng Đại Trung Môn
  • Khu vực 2: Từ Đại Trung Môn đến Khuê Văn Các. Hai bên Khuê Văn Các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn, mở ra lối vào hai khu nhà bia tiến sĩ, dẫn bước vào không gian lưu giữ kho tàng tri thức ngàn đời.
  • Khu vực 3: Giếng Thiên Quang và hai hàng bia Tiến sĩ khắc tên các Trạng Nguyên, trang trọng đặt trên lưng rùa, tạo nên một khung cảnh uy nghi và đầy ý nghĩa.
  • Khu vực 4: Trung tâm Văn Miếu, nơi tọa lạc tòa nhà Bái Đường và Thượng Cung, thể hiện sự uy nghi và trang trọng của di tích lịch sử này.
  • Khu vực 5: Đền Khải Thánh, nơi thờ cha mẹ Khổng Tử, và nhà Thái Học, biểu tượng của truyền thống hiếu học và tôn kính tổ tiên.

Văn Miếu Môn – Văn Miếu Quốc Tử Giám

Kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám đầu tiên phải kể đến Văn Miếu Môn. Xưa kia, dù là quan lại quyền quý hay công hầu khanh tướng, khi qua Văn Miếu Môn đều phải xuống ngựa, xuống võng mà đi bộ thể hiện sự kính trọng và tôn trọng. Có thể thấy Văn Miếu rất tôn nghiêm. Trên đỉnh của Văn Miếu Môn được đặt hai con nghê hướng đầu vào nhau. Hai con vật linh thiêng này có khả năng phân biệt thiện ác bổn tính. 

Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn Miếu Môn

Đại Trung Môn bên trong Văn Miếu

Ngăn cách giữa Văn Miếu Môn và Đại Trung môn là con đường lát gạch xanh mát được gọi là khu nhập đạo. Đại Trung Môn có 3 cổng, cổng chính và hai cổng phụ là Thành Đức Môn (bên trái) và Đạt Tài Môn (bên phải). Kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám của Đại Trung Môn ấn tượng bởi mái lợp ngói đỏ hình mũi hài với hai hàng cột hiên trước sau. 

giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám
Đại Trung Môn

Khuê Văn Các – Văn Miếu Quốc Tử Giám

Tiếp nối Đại Trung Môn là Khuê Văn Các. Cái tên Khuê Văn Các với ý nghĩa “gác có vẻ đẹp của sao Khuê”. Khuê Văn Các được xây dựng vào năm 1805. Kiến trúc là một lầu vuông với tám mái được xây lát gạch Bát Tràng. Trên lầu được xây bằng gỗ sơn son thếp vàng, những góc mái và bờ nó đều làm bằng đất nung có độ bền cao.
địa chỉ Văn Miếu Quốc Tử Giám
Khuê Văn Các
Trước kia, Khuê Văn Các là nơi họp bình văn hay của những sĩ tử. Kiến trúc giản dị, tao nhã nơi lại đậm ý thơ khiến lòng người thư thả. Hơn nữa, Khuê Văn Các là hình ảnh Văn Miếu Quốc Tử Giám được in trên tờ tiền 100.000 đồng. 
bên trong Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội
Mặt sau tờ một trăm nghìn có in hình ảnh Văn Miếu Quốc Tử Giám

Giếng Thiên Quang – Bia Tiến sĩ

Thiên Quang có nghĩa là “giếng soi ánh sáng bầu trời” với mong muốn con người phải thu được tinh túy của vũ trụ, soi sáng tri thức nhằm nâng cao phẩm chất của nhân văn. Giếng có hình vuông và được bao bọc bởi lan can gạch cổ rêu phong. 
Giếng Thiên Quang
Giếng Thiên Quang
Rẽ sang vườn bia đá cạnh giếng Thiên Quang, hai bên dựng 82 tấm bia Tiến sĩ, mỗi bên dựng 41 tấm. Tấm bia sớm nhất dựng vào năm 1484, khắc tên các vị tiến sĩ đỗ khoa Nhâm Tuất (1442) – Đại Bảo năm thứ ba. Tấm cuối cùng dựng vào năm 1780, khắc tên các vị tiến sĩ đỗ khoa Kỷ Hợi (1779) – Cảnh Hưng năm 40. Thật ra phải có 117 bia Tiến sĩ nhưng sau chiến tranh bom lửa chi giữ được 82 tấm bia. 
Một trong những khu đặt bia tiếng sĩ
Một trong những khu đặt bia tiếng sĩ

Đại Thành Môn – Khu điện thờ Văn Miếu

Đại Thành Môn được xem là khu trung tâm, là ý nghĩa của Văn Miếu Quốc Tử Giám. Hai bên trái phải của Đại Thành Môn được đặt hai bức hoành sơn thiếp giản dị có từ năm 1888. Đây là minh chứng cho 2 thời kỳ tu sửa và thành lập của Văn Miếu Hà Nội.
Đại Thành Môn
Đại Thành Môn
Qua cửa Đại Thành là một khoảng sân rộng được lót bằng gạch bát tràng. Trước mặt bạn sẽ hiện lên một tòa Đại Bái Đường trang nghiêm rộng rãi. Tiếp đó là tòa Thượng Điện với 9 gian. Đây là nơi thờ phụng những vị danh tổ Nho Đạo. Kiến trúc của tòa nhà mang đậm phong cách Hậu Lê. Không chạm trổ cầu kỳ mà thay vào đó là phong cách đấu đỡ cột tao nhã.
Một góc ảnh nghệ thuật
Một góc ảnh nghệ thuật

Đền Khải Thánh – Quốc Tử Giám

Khu Đền Khải Thánh là khu vực cuối cùng của di tích. Đền Khải Thánh là nơi thờ cha mẹ của Khổng Tử, Thúc Lương Ngột và Nhan Thị, tôn vinh đấng sinh thành của vị thánh triết vĩ đại. Đền Khải Thánh, khi xưa là Quốc Tử Giám, từng là nơi rèn đúc nhân tài của nhiều triều đại Đất Việt, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền giáo dục và văn hóa của nước nhà. Kiến trúc hiện nay của Văn Miếu Quốc Tử Giám mà chúng ta nhìn thấy đã trải qua nhiều lần tu bổ và xây dựng lại để có được sự vững chắc như ngày nay.

Đền Khải Thánh
Đền Khải Thánh

Nhà Tiền đường và Hậu đường

Kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám được làm phong phú hơn với việc bổ sung hai công trình quan trọng: nhà Tiền đường và Hậu đường.

Tại tầng 1 Hậu đường của Văn Miếu Quốc Tử Giám, khu vực này được thiết kế nhằm tôn vinh và lưu giữ giá trị văn hóa quý báu của danh sư Tư nghiệp Quốc Tử Giám – Chu Văn An. Cùng với đó là tài liệu giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội qua bao năm lịch sử. Những tài liệu này giúp du khách khám phá sâu hơn về sự hình thành và phát triển của Văn Miếu Quốc Tử Giám, từ những ngày đầu tiên cho đến nay, mang đến cái nhìn toàn diện về một trong những di sản văn hóa quý báu nhất của Việt Nam.

Tầng 2 của Hậu đường là nơi thờ tự trang trọng các danh nhân đã có công xây dựng và đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Không gian thờ tự này mang đậm nét linh thiêng, tôn vinh những con người đã dày công vun đắp và phát triển nền giáo dục của đất nước. Tại đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những bức tượng và hiện vật lịch sử mà còn được tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của các vị danh nhân qua các tài liệu và câu chuyện được giới thiệu chi tiết. Điều này tạo nên một trải nghiệm đầy cảm hứng và ý nghĩa, kết nối người tham quan với lịch sử hào hùng và giá trị văn hóa sâu sắc của dân tộc.

Nhà Tiền đường và Hậu đường
Nhà Tiền đường và Hậu đường

*Xem thêm: Món ăn đặc sản Hà Nội

Những địa điểm du lịch nổi tiếng Hà Nội bạn nên biết

Quảng trường Ba Đình - Lăng Bác tại Hà Nội
Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác tại Hà Nội

Gợi ý tour du lịch Hà Nội

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn vững mình chống chọi. Trở thành nơi lưu giữ tinh hoa giáo dục và nét đẹp của dân tộc. Hi vọng bạn sẽ có một chuyến “trở về” với thời thịnh vượng của nền văn học nước nhà. Nhìn ngắm lại trường đại học đầu tiên của Việt Nam ta.

Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/

3/5 - (121 bình chọn)

Trả lời

Liên hệ qua Facebook Liên hệ qua Facebook
Liên hệ qua Zalo Offical Account Zalo Offical Account
Hướng dẫn đường đi Hướng dẫn đường đi
Chúng tôi đang online, chat ngay
Lên đầu trang
Hotline Live chat Đặt ngay Facebook ZaloOA
Zalo