Hồ Gươm Hà Nội – Vẻ đẹp cổ kính giữa lòng thủ đô 2024

Hồ Gươm

Hồ Gươm (hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm) là trái tim của Hà Nội. Đây không chỉ là nơi để mọi người thả hồn đi dạo, hóng mát mà còn gắn liền với người dân thủ đô về nhiều phương diện lịch sử văn hóa cũng như đi vào trong thơ ca. Nụ Cười Mê Kông mời bạn dạo quanh một vòng Hồ Gươm để khám phá nhé!

https://youtu.be/xzCbmuT3mhE

Giới thiệu đôi nét về Hồ Gươm 2024

Hồ Gươm nằm ở đâu? Rộng bao nhiêu?

Địa chỉ Hồ Hoàn Kiếm chính xác thuộc Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Đây là hồ nước ngọt tự nhiên giữa lòng thủ đô Hà Nội. Hồ nước này là điểm giao giữa các khu phố cổ nổi tiếng như: Phố Hàng Đào, phố Lương Văn Can, phố Hàng Ngang,… Với các khu phố Tây được người Pháp quy hoạch từ cách đây hơn 100 năm là: Tràng Thi, Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng, Bà Triệu, Hàng Bài,…
Hồ Gươm ở đâu
Hồ Gươm ở đâu?
1 vòng hồ Gươm bao nhiêu km? Hồ Hoàn Kiếm rộng khoảng 12ha, với chiều dài 700m, chiều rộng 200m và độ sâu trung bình từ 1m – 1,4m. Trước đây Hồ Gươm còn có tên gọi là hồ Lục Thủy do có làn nước màu xanh lục bốn mùa quanh năm. Chính vì tọa lạc tại vị trí đắc địa này nên nơi đây rất thuận tiện cho các du khách có thể tản bộ quanh hồ. Thăm các địa danh nổi tiếng cũng như tìm hiểu nét văn hóa đặc trưng của hệ thống phố cổ bao quanh.
Địa chỉ Hồ Hoàn Kiếm
Địa chỉ Hồ Hoàn Kiếm luôn được nhiều người quan tâm

Đến Hồ Hoàn Kiếm bằng phương tiện gì? 

Đi Hồ Gươm bằng xe máy

Là phương tiện nhỏ gọn, rất thích hợp cho những bạn du lịch cá nhân. Hay theo nhóm muốn tự mình khám phá khu vực Hồ Hoàn Kiếm. Có rất nhiều địa điểm cho thuê xe máy ở Hà Nội để bạn lựa chọn.

Đi Hồ Gươm bằng xích lô

Dạo phố bằng xích lô là một gợi ý tuyệt vời giúp du khách có thể thư thái ngắm nhìn cảnh quan xung quanh. Tuy nhiên để tránh tình trạng bị chặt chém, các bạn nên lựa chọn những hãng có tên tuổi, uy tín. Cũng như thương lượng trước với tài xế về giá cả.

Hồ Gươm Hà Nội
Tham quan Hồ Gươm Hà Nội bằng xích lô

Đi Hồ Gươm bằng xe điện

Đây là loại phương tiện mới song được rất nhiều người ưa thích lựa chọn. Xe chạy qua nhiều tuyến phố cổ cũng như danh lam, di tích ở quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ. Thời gian hoạt động của xe điện ban ngày từ 8h30 đến 16h30. Còn buổi tối bắt đầu từ 19h đến 23h. Mỗi ô tô điện có thể chở được 8 người, chạy trong thời gian trung bình từ 35-60 phút/chuyến.

Đi Hồ Gươm bằng xe buýt

Tại thủ đô Hà Nội có khá nhiều tuyến xe buýt có trạm dừng gần hồ Hoàn Kiếm. Phương tiện này được xem là tiết kiệm nhất đối với bạn nào ở xa trung tâm. Những tuyến xe buýt đi ngang hoặc có trạm dừng gần với hồ bạn có thể tham khảo là: Xe số 04, 08, 09, 11, 14, 18, 23, 31, 34, 36, 40. Trong đó xe số 09 và 14 có bãi đỗ ngay bờ hồ rất thuận tiện.

Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội
Đến Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội bằng xe buýt cũng khá thuận tiện

Đi Hồ Gươm bằng xe taxi

Hà Nội là một thành phố lớn nên bạn không cần phải lo lắng về các dịch vụ taxi. Có nhiều hãng taxi cho bạn lựa chọn có thể kể đến như: Mai Linh, Taxi Group, Thành Công, Ba Sao,… 

*Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hà Nội

Lịch sử Hồ Gươm

Cách đây khoảng 6 thế kỷ, dựa theo bản đồ thời Hồng Đức thì phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước. Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối. Tiếp đó đổ ra nhánh chính của sông Hồng. Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội hiện nay.

Ảnh Hồ Hoàn Kiếm
Ảnh Hồ Hoàn Kiếm trước đây

Thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 16), khi chúa Trịnh cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng Long để vua Lê ở. Đã đồng thời xây dựng phủ chúa riêng nằm ngay bên ngoài Hoàng thành. Và trở thành một cơ quan trung ương thời bấy giờ. Với những công trình kiến trúc xa hoa như lầu Ngũ Long nằm ở bờ Đông hồ Hoàn Kiếm, đình Tả Vọng trên đảo Ngọc Sơn. Năm 1728 Trịnh Giang cho đào hầm ở vị trí phía Nam hồ để xây dựng cung điện ngầm gọi là Thưởng Trì cung.

Hồ Hoàn Kiếm
Ảnh cực hiếm về Hồ Hoàn Kiếm thập niên 1890

Chúa Trịnh cho ngăn hồ lớn thành hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Hồ Hữu Vọng được dùng làm nơi duyệt quân thuỷ chiến của triều đình. Đến đời Tự Đức (1847-1883), hồ Hữu Vọng được gọi là hồ Thủy Quân. Còn hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm. Từ năm 1884, nhà nước bảo hộ Pháp cho lấp hồ Thuỷ Quân để xây dựng, mở mang Hà Nội.

Truyền thuyết Hồ Gươm

Tương truyền kể lại rằng trong thời kỳ đứng lên tập hợp nhân sỹ cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân Minh. Lê Lợi tình cờ bắt được một thanh sắt sáng như lưỡi gươm. Và một cái chuôi gươm ở hai nơi khác nhau có khắc chữ Thuận Thiên cùng chữ Lợi. Khi đó Lê Lợi tin rằng đây là ý trời là vật báu trời cho nên ráp vào thành một chiếc gươm hoàn chỉnh. Nhờ dùng thanh gươm báu đó, ông cùng các nhân sỹ đánh tới đâu thắng tới đó. Đánh đuổi được quân Minh và được suy tôn lên làm vua.

Truyền thuyết Hồ Gươm
Truyền thuyết Hồ Gươm

Đầu năm 1428 trong một lần cùng bá quan văn võ quần thần dạo thuyền trên hồ Tả Vọng. Nhà vua chợt thấy Rùa vàng nổi lên và thanh gươm bên người động đậy và phát sáng. Vua hiểu ý nên trao gươm báu để Rùa thần hoàn lại cho Long Quân. Kể từ đó tên gọi Hồ Gươm, Hồ Hoàn Kiếm ra đời và tồn tại cho tới ngày nay.

Thời điểm tham quan Hồ Gươm đẹp nhất

Thời điểm tham quan Hồ Gươm tốt nhất, trọn vẹn nhất là thời điểm cuối tuần của mùa thu. Khi đến hồ vào cuối tuần bạn sẽ được trải nghiệm Phố đi bộ với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú. Còn khi tham quan Hà Nội vào mùa thu, khí hậu mát mẻ sẽ giúp bạn có được hành trình đi bộ tham quan Hồ Gươm Hà Nội và phố cổ thuận tiện nhất. Cũng như được ngắm mùa thu Hà Nội với lá rơi vàng khắp các phố, những gánh hàng rong hoa cúc, cốm xanh thơm mát, thưởng thức mùi hoa sữa nồng nàn,…

Tháp Rùa
Tháp Rùa hiện lên giữa lòng hồ

Những địa điểm tham quan đẹp tại Hồ Gươm Hà Nội 

Tháp Rùa Hồ Hoàn Kiếm

Nếu bạn thắc mắc Hồ Gươm có gì thì nơi bạn nên đến đầu tiên chính là Tháp Rùa. Nằm ở giữa hồ là Tháp Rùa với lối kiến trúc kết hợp giữa Châu Âu và Việt Nam. Tháp được xây trên một gò đất, còn được gọi là đảo Rùa. Tháp Rùa cao ba tầng, trên đỉnh có những tầng nhỏ. Với vị trí đắc địa, dễ nhìn thấy, cùng kiến trúc độc đáo, ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Tháp Rùa trở thành một biểu tượng văn hóa của Hà Nội.

Tháp Rùa Hồ Gươm
Nằm ở giữa hồ là Tháp Rùa với lối kiến trúc kết hợp giữa Châu Âu và Việt Nam

Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX. Trên một gò đất cao nằm ở Đông Bắc Hồ Gươm. Đền thờ Văn Xương Đế Quân và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Kiến trúc của đền Ngọc Sơn mang đậm màu sắc tôn giáo qua nhiều đời vua chúa. Không gian bên trong đền có nhiều hoành phi, câu đối được bài trí hài hòa. Đem lại nét đẹp cổ kính và linh thiêng. Đây là một trong những công trình kiến trúc góp phần tạo nên vẻ đẹp của Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Tháp Rùa Hà Nội
Đền Ngọc Sơn

Tháp Bút

Tháp Bút được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XIX, trên bờ hướng Đông Bắc. Với 5 tầng, ở trên đỉnh là hình ngọn bút chỉ thẳng lên trời. Phần thân có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên. Thân tầng thứ ba của tháp có khắc một bài Bút Tháp Chí. Tháp Rùa Hà Nội nằm gần Đài Nghiên, cạnh cầu Thê Húc. Đây là một sự kết hợp mang tinh thần nho học của cụ Phương Đình Nguyễn Văn Siêu.

1 vòng Hồ Gươm bao nhiêu km
Tháp Bút

Đài Nghiên

Đài Nghiên được xây dựng từ năm 1865. Đây là công trình kiến trúc được xây dựng cùng Tháp Bút với ý nghĩa “thế bút chống trời”. Đài được tạc từ đá, nằm trên lưng ba con cóc. Có hình dạng như một quả đào bị cắt ngang. Với chiều dài 0.97m, chiều rộng và chiều cao 0.3m.

Đài Nghiên
Đài Nghiên

Tháp Hòa Phong

Tháp nằm hướng Đông của hồ. Là di vật còn sót lại của chùa Báo Ân (bị dỡ bỏ năm 1898). Tháp cao ba tầng, cửa theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Có các chữ Hán như: Báo Đức môn, Báo Ân môn, Hoà Phong tháp, Báo Thiên tháp, ứng với mỗi cửa của tháp. Tầng một to và cao hơn hai tầng trên cùng. Bốn mặt của tầng hai hình Bát quái. Tầng ba ghi “Hòa Phong Tháp”.

Tháp Hòa Phong
Tháp Hòa Phong

Cầu Thê Húc Hồ Gươm

Cầu Thê Húc là cây cầu do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865. Đây là cây cầu gỗ được sơn đỏ nổi bật với thiết kế uốn cong hình con tôm nối liền bờ hồ với đảo Ngọc Sơn. Với kiến trúc độc đáo, cầu Thê Húc là điểm nhấn quyến rũ và thi vị nổi bật của Hồ Gươm. Tên của cầu có nghĩa là “nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm”. 

Cầu Thuê Húc
Cầu Thuê Húc

Vườn hoa Lý Thái Tổ

Ngoài những điểm dừng chân nằm trong lòng Hồ Gươm, nhiều người sẽ tự hỏi: Vậy quanh Hồ Gươm có những gì? Để trả lời cho câu hỏi đó, bạn hãy đến vườn hoa Lý Thái Tổ. Còn được gọi là vườn hoa Chí Linh, nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, gần hồ Hoàn Kiếm. Địa danh này được hình thành từ thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ XX. Có tên là vườn hoa Paul Bert, rồi đến vườn hoa Chí Linh. 

Vườn hoa Lý Thái Tổ
Vườn hoa Lý Thái Tổ

Phố đi bộ Hồ Gươm

Mặc dù chỉ được mở vào dịp cuối tuần từ năm 2018 nhưng đến nay Phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm đã trở thành điểm đến nổi tiếng và quen thuộc của Hà Nội. Các trò chơi dân gian ô ăn quan, kéo co, nhảy sạp, nhảy dây,… Những tụ điểm biểu diễn âm nhạc dân gian, âm nhạc đường phố, âm nhạc hiện đại,… Những gánh hàng rong đặc trưng hay những quầy nặn bán tò he. Tất cả làm nên một Hà Nội tấp nập, đa dạng và cực kỳ hấp dẫn.

Phố đi bộ Hồ Gươm
Phố đi bộ Hồ Gươm

Nhà hát múa rối nước Thăng Long

Nhà hát múa rối Thăng Long, nơi lưu giữ và truyền bá hình thức múa rối dân gian vô cùng độc đáo của Việt Nam. Được xây dựng vào năm 1969, trải qua 50 năm hình thành và phát triển. Hiện nay, nhà hát đã trở thành một địa điểm giải trí thu hút nhiều đoàn khách du lịch trong nước và quốc tế. Đặc biệt, hình thức múa rối nước là môn nghệ thuật nhận được vô số lời khen và tình cảm yêu mến của khán giả từ khắp nơi trên thế giới.

Nhà hát múa rối nước Thăng Long
Nhà hát múa rối nước Thăng Long

Khu phố cổ Hà Nội

Ở phố cổ, du khách có thể đi tham quan những phố với những nghề truyền thống. Được gìn giữ từ nhiều đời của đất Thăng Long như: Hàng Bông có nghề làm bông nổi tiếng, phố Hàng Mã chuyên sản xuất và buôn bán các loại vàng mã, phố Hàng Lược có vô số các loại lược bằng nhiều chất liệu khác nhau (lược gỗ, lược nhựa…),…

Khu phố cổ Hà Nội
Khu phố cổ Hà Nội

Nhà hát lớn Hà Nội

Tọa lạc ở quảng trường Cách mạng tháng Tám đầu phố Tràng Tiền. Nhà hát lớn Hà Nội được người Pháp xây dựng theo kiến trúc của một nhà hát opera thu nhỏ vào năm 1901. Tới thăm nơi đây bạn sẽ không chỉ được ngắm một công trình kiến trúc đẹp mắt. Mà còn có cơ hội thưởng thức khám phá các chương trình văn hóa nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.

Nhà hát lớn Hà Nội
Nhà hát lớn Hà Nội

Đền Bà Kiệu

Đền Bà Kiệu được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVII, dưới thời nhà Lê, nằm ở phía đông hồ Hoàn Kiếm. Đền dùng để thờ Mẫu Liễu Hạnh, cùng hai tiên nữ Quế Nương và Quỳnh Hoa. Hiện tại, đền còn đang trưng bày một số di vật lịch sử. Như chuông đồng, bia Hưng Công, khám thờ, hương án,… Những vật này không chỉ mang tính chất lịch sử. Mà còn có ý nghĩa văn hóa rất lớn. Giúp người đời sau hiểu thêm về các truyền thuyết, phong tục, tín ngưỡng từ triều Lê đến triều Nguyễn.

Đền Bà Kiệu
Đền Bà Kiệu

Tràng tiền Plaza

Trung tâm thương mại Tràng Tiền hay Tràng Tiền Plaza là trung tâm thương mại lớn nhất của Thủ đô. Nếu bạn đang bối rối xem phải chơi gì ở Hồ Gươm thì đây là một địa điểm lý tưởng. Trung tâm này được xây dựng vào năm 1999, không xa Nhà hát Lớn và có hướng nhìn ra hồ Gươm. Ngoài cung cấp các dịch vụ mua sắm, Tràng Tiền Plaza còn có một hệ thống nhà hàng và văn phòng cho thuê nằm ở tầng 5, 6 của tòa nhà.

Tràng Tiền Plaza
Tràng Tiền Plaza

Đền thờ Vua Lê

Địa chỉ tọa lạc tại số 16 Lê Thái Tổ, Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Đền Thờ Vua Lê nằm ở phía Tây bờ hồ, gần đình Nam Hương. Đền thờ tượng vua Lê Thái Tổ đứng trên bậc cao, trên tay cầm thanh kiếm như đang phóng xuống hồ trao trả cho rùa thần.
Đền thờ vua Lê
Đền thờ vua Lê

Ăn gì quanh Hồ Gươm Hà Nội?

Bún chả Hàng Buồm

Nếu được hỏi đến Hà Nội phải ăn món gì đầu tiên? Chắc chắn câu trả lời đó chính là bún chả. Không hề sai, bún chả chính là món ăn đặc sản Hà Nội rất ngon và rất nổi tiếng. Đến nỗi mà Cựu Tổng thống Mỹ Obama cũng phải thưởng thức khi đến Việt Nam cơ mà. Vì vậy, sau khi dạo quanh một vòng hồ Hoàn Kiếm. Đừng quên ghé vào thưởng thức món bún này tại số 43 Hàng Buồm. 

Bún chả
Bún chả Hà Nội chính là món ăn đặc sản rất ngon và rất nổi tiếng

*Xem thêm: Món ăn đặc sản Hà Nội

Bún đậu Hàng Khay

Bên cạnh bún chả thì bún đậu cũng là món ăn “thần thánh” tại Hà Nội. Bạn sẽ không thế tìm được món ăn này tại các nhà hàng nổi tiếng và sang trọng tại đây. Mà chỉ có thể tìm thấy ở những quán ăn nhỏ nhỏ nằm trên phố. Và nếu bạn là fan của món ăn này, hãy đến ngay ngõ 31 phố Hàng Khay để thưởng thức. Đặc biệt, địa chỉ này nằm khá gần với hồ Gươm, thuận tiện cho việc đi lại.

Bún đậu
Bún đậu Hàng Khay

Ốc luộc phố Đinh Liệt

Đối với những người thường xuyên thưởng thức ốc luộc thì có lẽ không thể nào không biết đến quán ốc nằm ở số 1 phố Đinh Liệt. Chỉ cần đứng từ đằng xa là bạn đã có thể ngửi thấy hương thơm của mùi ốc bay ngào ngạt. Các món ở đây có giá từ 50.000 – 110.000 VNĐ. Vì quán luôn đông khách đến thưởng thức, bạn có lẽ sẽ phải chờ đợi khá lâu. Tuy nhiên, kết quả đạt được lại rất xứng đáng.

Ốc luộc phố Đinh Liệt
Ốc luộc phố Đinh Liệt

Bún thang Cầu Gỗ

Bún thang là món ăn cổ truyền của các gia đình Hà Nội xưa, đặc biệt là trong dịp Tết. Món ăn với nhiều nguyên liệu và đủ mùi vị nhưng vẫn mang lại cảm giác thanh thanh, đầy tinh tế của ẩm thực Hà Thành. Không phải quán nào cũng làm được một bán bún thang ngon và “chuẩn”. Vì thế số lượng những quán hàng này cũng khá khiêm tốn so với những đặc sản khác như phở bò hay bún ốc. Nổi tiếng nhất trong các quán bún thang ở Hà Nội phải kể đến quán bà Đức 48 Cầu Gỗ. 

Bún thang
Bún thang là món ăn cổ truyền của các gia đình Hà Nội xưa

Nộm Hồ Hoàn Kiếm

Nếu bạn chỉ thích thưởng thức những món ăn nhẹ nhàng ở quanh hồ Gươm. Vậy thì hãy thưởng thức món nộm tại số 23 hồ Hoàn Kiếm. Ngoại trừ nộm ra, quán còn phục vụ rất nhiều món ăn vặt khác như nem, bánh bột lọc,…Tuy nhiên, nộm vẫn là món ăn nổi tiếng nhất ở đây. Đặc biệt, quán được yêu thích bởi giá cả cực mềm. Hương vị giòn giòn của đu đủ kết hợp với đầy đủ nước mắm, gan bò khô tạo nên một món ăn tuyệt hảo.

Nộm
Hương vị giòn giòn của đu đủ kết hợp với đầy đủ nước mắm, gan bò khô tạo nên món nộm tuyệt hảo.

Chè bốn mùa Hàng Cân

Quán chè Bốn Mùa nằm ở địa chỉ số 4 Hàng Cân. Đây cũng là một trong những quán chè quen thuộc và cực kỳ nổi tiếng tại Hà Nội. Đúng như cái tên, dù vào mùa nào đi chăng nữa. Chè ở quán vẫn kéo chân khách bởi hương vị chè đậm chất Hà Nội. Tùy theo mùa mà bạn sẽ được lựa chọn những món chè khác nhau. Chẳng hạn như mùa hè, quán sẽ phục vụ các món chè mát lạnh hấp dẫn như đậu xanh,… Trong khi mùa đông sẽ là những món chè nóng hổi như chè trôi tàu, cốt bà,.. 

Chè bốn mùa Hàng Cân
Chè bốn mùa Hàng Cân

Cafe Trứng ở Hồ Gươm

Còn gì tuyệt vời hơn khi vừa ngồi nhâm nhi một tách cà phê. Vừa ngắm nhìn vẻ đẹp của Hồ Gươm. Cafe Đinh nằm ngay ở số 13 Đinh Tiên Hoàng gần với bờ hồ Hoàn Kiếm sẽ đáp ứng ngay nhu cầu của bạn. Không những thế, ở đây còn có món cà phê trứng trứ danh rất được khách hàng yêu thích.

Cafe trứng
Cafe trứng trứ danh rất được khách hàng yêu thích

Kem Tràng Tiền

Kem Tràng Tiền được coi là một trong những biểu tượng của Hà Nội với hơn 60 năm hình thành và phát triển. Tại đây có bán rất nhiều loại kem từ truyền thống đến hiện đại. Đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khách hàng. Bạn có thể đến 35 Tràng Tiền để mua những que kem vô cùng thơm ngon với giá bình dân chỉ có 7.000 đồng, kem ốc quế 12.000 đồng,… 

Kem Tràng Tiền
Kem Tràng Tiền được coi là một trong những biểu tượng của Hà Nội

Những địa điểm du lịch nổi tiếng Hà Nội

Gợi ý tour du lịch Hà Nội

Trên đây là “tất tần tật” những điều đặc biệt về Hồ Gươm mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Du lịch Hà Nội chưa bao giờ khiến chúng ta phải thất vọng! Còn chờ gì nữa mà không lên lịch để khám phá một Hà Nội cổ kính nào! Còn rất nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn ở Hồ Hoàn Kiếm đấy!

Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_Ho%C3%A0n_Ki%E1%BA%BFm

4.9/5 - (61 bình chọn)
Bình luận (0 bình luận)

Gọi ngay hotline 19009165
Liên hệ qua Facebook Liên hệ qua Facebook
Liên hệ qua Zalo Offical Account Zalo Offical Account
Hướng dẫn đường đi Hướng dẫn đường đi
Chúng tôi đang online, chat ngay
Lên đầu trang
Hotline Live chat Đặt ngay Facebook ZaloOA
Zalo