Nhà cổ Cai Cường – Nhà cổ đẹp nhất cù lao An Bình (2024)

Nhà cổ Cai Cường

Nhà cổ Cai Cường là một trong những nhà cổ đẹp nhất miền Tây với bề dày lịch sử hơn trăm năm tuổi. Ngôi nhà cổ hiện là điểm dừng chân hấp dẫn của du khách trên hành trình khám phá miệt vườn Tây Nam Bộ. Du lịch Vĩnh Long, ngoài chùa Phật Ngọc Xá Lợi, chợ nổi Trà Ôn,.. Du khách đừng quên ghé qua cù lao An Bình để check in ngôi nhà cổ độc đáo này nhé!

Nhà cổ Cai Cường Vĩnh Long
Nhà cổ Cai Cường Vĩnh Long

Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm du lịch Vĩnh Long

Nhà cổ Cai Cường – ngôi nhà với bề dày lịch sử hơn trăm năm

Nhà cổ Cai Cường ở đâu? Hướng dẫn đường đi nhà cổ

Nhà cổ Cai Cường có địa chỉ tại cù lao An Bình. Nằm ở số 38 ấp Bình Hòa, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Từ bến phà An Bình, du khách sẽ di chuyển bằng phà khoảng 15 phút để đến cù lao An Bình. Giá qua phà khoảng 4.000đ/xe máy. Phà hoạt động từ 4h-22h hàng ngày. Sau khi qua đến cù lao An Bình, du khách đi thêm khoảng 5km nữa là sẽ đến nhà cổ Cai Cường.

Phà đi cù lao An Bình
Phà đi cù lao An Bình

Lịch sử xây dựng

Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1885 bởi chủ nhân đầu tiên là gia đình ông Phạm Văn Bổn (ông Cai Cường). Ông là một đại địa chủ giàu có nhất ở vùng này khi xưa. Ngày nay, nhà cổ Cai Cường đang được kế thừa và quản lý bởi ông Võ Huỳnh Long. Là con cháu đời thứ ba của dòng họ Phạm. Nhà cổ được xây dựng theo hình chữ Đinh bao gồm hai nếp nhà bố trí vuông góc. Đầu nhà sau đấu vào giữa nhà trước. Mặt chính quay về hướng Bắc nhìn ra rạch Cái Muối.

Nhà cổ Cù lao An Bình
Nhà cổ Cai Cường được xây dựng vào cuối thế kỷ 19

Thời gian mở cửa và giá vé tham quan nhà cổ Cai Cường

Nhà cổ Cai Cường mở cửa cho khách du lịch tham quan hàng ngày với giá vé khoảng 20,000/khách. Đặc biệt đến đây bạn còn được thưởng thức đờn ca tài tử mà không cần tốn bất kì chi phí nào.

Lưu ý khi đến tham quan nhà cổ Cai Cường

Du khách tới tham quan nhà cổ Cai Cường nên lưu ý một số điểm sau để chuyến tham quan được trọn vẹn hơn:

  • Nếu tới thăm nhà cổ bằng xe máy. Hãy chuẩn bị áo chống nắng, kem chống nắng, mũ để tránh được cái nắng oi bức của miền Tây Nam Bộ.
  • Không tự ý di chuyển hay sử dụng các đồ vật trong nhà cổ để tránh làm ảnh hưởng tới không gian sự bài trí của ngôi nhà.
  • Sạc đầy pin điện thoại, mang theo sạc dự phòng bạn nhé. Vì nơi đây có rất nhiều cảnh đẹp cho bạn sống ảo, lưu giữ các bức hình đẹp.
Những vật dụng cần thiết khi đi du lịch
Những vật dụng cần thiết khi đi du lịch

Ngôi nhà cổ với sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc Việt – Pháp

Nét độc đáo của ngôi nhà chính là sự pha trộn Đông – Tây trong kiến trúc nội thất và ngoại thất. Đây là kiểu thiết kế theo phong cách kết hợp, giao thoa giữa hai lối kiến trúc Việt – Pháp cùng “nội ứng ngoại hợp,”. Tức nội thất bên trong ứng với mỹ thuật truyền thống và văn hóa phương Đông. Còn ngoại thất bên ngoài hòa hợp với kiến trúc phương Tây.

Kiến trúc bên ngoài

Nhà cổ có bề ngang 15m, với hàng cột cái gỗ lim cao đến 6m nâng đỡ lớp mái ngói âm dương và lớp mái ngói hình vảy cá cổ kính của các gian nhà. Phía trước ngôi nhà là một hành lang có cửa thông hai bên. Với cầu thang hình cánh cung tao nhã. Các cột, tường nhà đều được trang trí phù điêu của thời kỳ Phục Hưng. Vừa mang yếu tố thẩm mỹ cao, vừa giảm thiểu tác động của nắng, mưa.

Đường đi nhà cổ Vĩnh Long
Cầu thang để đi lên nhà cổ

Phần hiên lộ thiên bên ngoài. Ở giữa có một ngôi miếu nhỏ với mặt tiền nhìn vào trung tâm ngôi nhà là nét kiến trúc, văn hóa đậm chất Nam Bộ. Cửa ra vào trong ngôi nhà xây theo hình vòm bán nguyệt. Thể hiện chủ nhân ngôi nhà là một người giàu sang và có tầm “ảnh hưởng” trong xã hội. Xung quanh ngôi nhà cũng được chủ nhân trồng rất nhiều cây xanh để tạo sự thoáng mát cho ngôi nhà.

Du lịch Vĩnh Long
Không gian phía sân nhà cổ nhìn từ trong ra

Kiến trúc bên trong

Nhà cổ Cai Cường được chia làm ba phần: nhà trước, nhà giữa và nhà sau. Nhà trước và nhà giữa là khoảng trống rộng, nơi gia chủ đặt bàn ghế tiếp khách. Ngăn cách giữa chúng là một bức tường gỗ đồ sộ, trải dài để phân tách hai nhà. Gian trung tâm của nhà giữa treo tấm hoành phi lớn viết chữ Hán “Phạm Phủ Đường,” tức nhà của họ Phạm. Hai bên gian giữa là các bàn thờ gia tiên của gia đình ông Cai Cường.

Nhà cổ Nam Bộ
Nơi đón tiếp những du khách phương xa

Bên trong nhà sau lại được chia làm ba gian. Gian giữa để trống có cửa thông ra sau vườn. Hai gian bên cạnh là hai phòng ngủ đối xứng nhau với tường bao toàn bộ bằng gỗ lim. Vì thế, tuy những nét chạm trổ nơi đây không cầu kỳ và sắc sảo. Nhưng không vì thế mà thiếu đi tính thẩm mỹ và độ công phu.

Kiến trúc Việt Pháp
Hệ thống bao lam được chạm khắc vô cùng tinh xảo

Điểm xuyến thêm vào vẻ đẹp của ngôi nhà cổ này là số cửa lớn, nhỏ được mở ra khá nhiều. Đồ đạc bài trí rất gọn gàng, ngăn nắp, tôn thêm vẻ quý phái của nhà cổ. Đặc biệt, du khách có thể nghỉ qua đêm tại hai phòng ngủ của gia đình ông Cai Cường. Ban đêm uống trà, nghe kể tích xưa hoặc tham gia nấu ăn cùng con cháu gia chủ để tường tận thêm về nếp sống lâu đời của người Nam Bộ.

Hệ thống nội thất bằng gỗ quý giá

Nội thất trong nhà cổ như tủ thờ, bộ trường kỷ, bàn ghế, tủ chứa đồ… đều làm bằng gỗ lim chạm khắc tinh xảo và được giữ nguyên vẹn từ cuối thế kỷ XIX đến nay. Đặc trưng nhất là bộ bao lam bằng gỗ khắc hình chim, rồng, phụng, hoa lá. Sơn son thiếp vàng vô cùng lộng lẫy. Bộ ghế trường kỷ dài gần 2 m. Bên phải là bộ ván (bộ ngựa) gỗ dày. Ba tủ gỗ trên đầu trang trí kiểu thức phương Tây. Bên trái có bàn tròn đường kính mặt khoảng 1 m, có ba chân chạm khắc đầu rồng, trụ kiểu con tiện to chắc.

Bên trong nhà cổ Cai Cường
Bên trong nhà cổ Cai Cường

Đến nhà cổ Cai Cường thưởng thức đờn ca tài tử Nam Bộ

Khi du khách đến tham quan nhà cổ Cai Cường thì sẽ có cơ hội thưởng thức đờn ca tài tử – một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần đậm dấu ấn của người miền Tây sông nước. Chương trình này diễn ra hằng ngày và phục vụ hoàn toàn miễn phí dành cho những du khách.

Nghe đờn ca ở nhà cổ
Thưởng thức những bản đờn ca tài tử vô cùng ngọt ngào tại nhà cổ

Ngay tại không gian rộng rãi trong nhà, các nghệ sĩ dân gian trong trang phục áo bà ba sẽ phục vụ du khách một vài câu vọng cổ hoặc trích đoạn cải lương trên nền đàn kìm, đàn cò, song lang hay ghi ta phím lõm. Những lời ca, tiếng đờn khi vang lên như làm sống dậy không khí dân dã đặc trưng của miền Tây. Qua đó, du khách sẽ cảm nhận được sự chân chất, nồng nhiệt, phóng khoáng của người dân nơi đây. Những nụ cười, ánh mắt, giọng nói thân thiện của bà con Vĩnh Long sẽ đọng trong ký ức mỗi du khách mãi không quên.

Gợi ý những nhà cổ đẹp nhất ở miền Tây Nam Bộ

Nhà cổ Bình Thủy – Cần Thơ

Ngôi nhà có kiến trúc độc đáo với phần ngoài mang dáng dấp một tòa nhà châu Âu. Nhưng bên trong là kiến trúc cổ của người Việt. Nhà cổ Bình Thủy nằm tại số 26/1A đường Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thủy, Cần Thơ. Là một trong những ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây cùng với nhà cổ Cai Cường. Đã trở thành điểm du lịch Cần Thơ nổi tiếng hút khách tham quan.

Nhà cổ Bình Thủy
Nhà cổ Bình Thủy

Nhà cổ Bình Thủy là bối cảnh của nhiều bộ phim nổi tiếng như: Những nẻo đường phù sa, Người đẹp Tây Đô, Nợ đời… Nổi tiếng nhất là phim Người tình của đạo diễn gạo cội Jean Jacques Annaud người Pháp. Với sự góp mặt của hai diễn viên nổi tiếng Lương Gia Huy và Jane March.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê – Đồng Tháp

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê trở nên nổi tiếng khi tác phẩm L’Amant (Người Tình) của nhà văn người Pháp Marguerite Duas được xuất bản vào năm 1984. Ngôi nhà được xây vào năm 1895. Là sự pha trộn giữa kiến trúc của phương Tây và Trung Hoa. Các vật liệu xây nhà như gạch, kính đều được nhập về từ Pháp. Dù trải qua một lần sửa chữa lớn vào năm 1917. Nhưng hơn một thế kỷ trôi qua, ngôi nhà vẫn giữ nguyên được lối kiến độc đáo vốn có.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Nhà cổ Ông Kiệt – Tiền Giang

Nổi tiếng khắp các tỉnh miền Tây với “đặc sản” nhà cổ ở làng cổ Đông Hòa Hiệp thuộc xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Những ngôi nhà cổ nổi bật ở làng Đông Hòa Hiệp là nhà cổ ông cụ Xoát, nhà cổ ông Ba Đức, nhà cổ ông Cai Huy, nhà cổ ông Liêm, nhà cổ ông 10 Võ… Trong đó nhà cổ Ông Kiệt ở ấp Phú Hòa là đẹp nhất. Ngôi nhà đã được các nhà khảo cổ Nhật xếp vào loại “Cửu Đại Mỹ Gia ở Việt Nam” và công nhận là di sản văn hóa của UNESCO châu Á.

Nhà cổ Ông Kiệt
Nhà cổ Ông Kiệt

Nhà cổ Huỳnh Phủ – Bến Tre

Ngôi nhà do ông Hương Liên, tên thật là Huỳnh Ngọc Khiêm, người gốc Huế xây dựng trong 14 năm. Từ 1890 đến 1904 mới hoàn thành. Tọa ở xã Đại Điền (Thạnh Phú, Bến Tre), nhà cổ Huỳnh Phủ là ngôi nhà có kiến trúc độc đáo bậc nhất vùng đất Bến Tre. Được xem là một di tích kiến trúc có nhiều chất liệu mỹ thuật quý giá. Đánh dấu một giai đoạn trong lịch sử trang trí của mỹ thuật truyền thống Việt Nam tại Nam Bộ.

Nhà cổ Huỳnh Phủ
Nhà cổ Huỳnh Phủ

Nhà cổ trăm cột – Long An

Nhà trăm cột nằm trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Cái “độc” của di tích không chỉ vì tên gọi xuất xứ theo đặc trưng kiến trúc (nhà có trên một trăm cây cột). Mà còn vì đây là ngôi nhà “rường” miền Trung điển hình nằm lọt giữa vùng quê Nam Bộ. Ngôi nhà do ông Trần Văn Hoa l(úc ấy là Hương Sư làng Long Hựu, tổng Lộc Thành Hạ ,tỉnh Chợ Lớn). Xây dựng vào những năm 1901-1903 do một nhóm thợ miền Trung thực hiện. Dù có tên Nhà trăm cột, nhưng thực chất ngôi nhà có đến 120 cột. Với lối thiết kế theo kiểu thức thời Nguyễn và mang đậm phong cách Huế.
Nhà cổ trăm cột
Nhà cổ trăm cột

Những năm gần đây, nhà cổ Cai Cường đã trở thành điểm dừng chân của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Được Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đánh giá rất cao. Đến đây, du khách tha hồ chiêm ngưỡng những cổ vật xưa. Những nét kiến trúc lạ thường, tinh túy được bố trí hài hòa. Thỏa sức khám phá vườn trái cây với rất nhiều loại cây trái.

Các tour miền Tây từ Sài Gòn nổi bật

*Tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%A9nh_Long

5/5 - (67 bình chọn)

Trả lời

Liên hệ qua Facebook Liên hệ qua Facebook
Liên hệ qua Zalo Offical Account Zalo Offical Account
Hướng dẫn đường đi Hướng dẫn đường đi
Chúng tôi đang online, chat ngay
Lên đầu trang
Hotline Live chat Facebook ZaloOA
Zalo
Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.