Nhà Mồ Ba Chúc – Chứng tích chiến tranh biên giới Tây Nam

Nhà mồ Ba Chúc
Nhà mồ Ba Chúc An Giang đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 10/7/1980. Nơi đây lưu giữ hài cốt của những người dân vô tội bị sát hại. Và được xem là một bản cáo trạng về tội ác diệt chủng của Pôn Pốt. Đồng thời khẳng định giá trị nhân văn, tính chính nghĩa và nghĩa vụ quốc tế cao cả của Quân tình nguyện Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng và tái thiết đất nước.

Nhà mồ Ba Chúc ở đâu?

Nhà mồ Ba Chúc An Giang
Nhà mồ Ba Chúc An Giang
Nhà mồ Ba Chúc An Giang nằm dưới chân dãy Thất Sơn hùng vĩ, thị trấn Ba Chúc. Trước kia là xã Ba Chúc, cách biên giới Việt Nam – Campuchia khoảng 7km. Vào đầu năm 1977, dân số của Ba Chúc hơn 16.000 người. Chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống, buôn bán nhỏ. Đây cũng là vùng đất khởi nguồn và trung tâm của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Với nhiều buổi sinh hoạt lễ hội, lễ cúng phản ánh đời sống tinh thần phong phú của người dân địa phương.
Tham khảo dịch vụ: Thuê xe Cần Thơ đi An Giang

Câu chuyện về cuộc thảm sát Ba Chúc

Từ sau ngày miền Nam được giải phóng, cùng với cả nước. Nhân dân xã Ba Chúc đi vào khắc phục hậu quả của chiến tranh, ra sức xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Không khí hòa bình ở đây chưa được bao lâu. Thì lại phải đương đầu với cuộc chiến tranh diệt chủng do tập đoàn Pôn Pốt gây ra.
Nhà mồ Ba Chúc ở huyện Tri Tôn An Giang
Hình ảnh thảm sát do Pôn Pốt gây ra
Vào đêm 30-4-1977, cùng lúc với 14 xã biên giới của tỉnh An Giang. Pôn Pốt đã xua quân tấn công, tàn sát đồng bào ta một cách man rợ. Đỉnh cao của tội ác này là cuộc thảm sát 3.157 người dân Ba Chúc từ ngày 18-4 đến 30-4-1978. Qua 12 ngày đêm bị bọn Pôn Pốt chiếm đóng, Ba Chúc bị dìm trong biển máu. Đi đến đâu chúng cũng cướp bóc tài sản, đốt phá nhà cửa các công trình công cộng. Tàn sát đồng bào ta không kể già trẻ, nam nữ. Những cảnh giết người hàng loạt, dã man diễn ra khắp nơi, không bút mực nào tả hết. Phần lớn nạn nhân bị bắn, chém, chặt đầu. Nhiều phụ nữ bị hãm hiếp, bị đóng cọc vào chỗ kín.Trẻ em thì bị đâm lê trước khi giết chết hoặc xé đôi người, nắm hai chân đập đầu vào gốc cây…
Thảm sát Ba Chúc
Hình ảnh chùa Phi Lai bị phá hủy trong thảm sát Ba Chúc
Chùa Phi Lai là một trong những địa điểm bị phá hủy nặng nề. Nơi đây, bọn Pôn Pốt giết gần 300 người dân vô tội. Dưới bàn thờ của chùa có 43 người lẩn trốn, cũng bị chúng dùng lựu đạn giết chết 40 người. Tại chùa Tam Bửu, quân Pôn Pốt bắt hơn 800 người dẫn ra cầu sắt Vĩnh Thông. Giồng Ông Tướng và nhiều nơi khác bắn chết. Cánh đồng núi Phú Cường, Ba Chúc, núi Tượng mất đi màu xanh mát mắt. Thay vào đó là hàng trăm người chết nằm chồng lên nhau.
Viếng thăm nhà mồ Ba Chúc
Hình ảnh người dân ngày nay viếng thăm nhà mồ Ba Chúc

Sau thảm sát, Ba Chúc chỉ còn lại là một vùng đất tan hoang với những nỗi đau thương đến tận cùng. Đó là giai đoạn khó khăn nhất của Ba Chúc. Một số người sống sót thì mất người thân, không dám trở về quê vì bị ám ảnh bởi những ký ức kinh hoàng. Nhưng cũng có những người đã bám trụ lại vì nghĩa tình với người đã khuất cũng như sống trọn với vùng đất quê hương. Nhiều người dân chạy giặc trở về đối diện với muôn vàn khó khăn. Không nhà cửa, trâu bò vật nuôi bị giết hết, hoa màu vườn tược bị phá nát. Mọi cơ sở vật chất gần như bị san bằng, Ba Chúc chìm trong tang thương và đầy rẫy mùi tử khí.

Thảm sát qua đi, hơn 30 phái đoàn ngoại giao, báo chí và Liên Hiệp quốc đã đến nơi để chứng kiến tận mắt tội ác của bọn Pôn Pốt đối với đồng bào Ba Chúc. Hội Chữ thập đỏ An Giang tham gia giúp dân gom xác của người đã khuất để hỏa táng vào tháng 4-1978. Mọi người tranh thủ tìm kiếm những gì còn sót lại sau thời gian Pôn Pốt chiếm đóng tại xã. Đống xương người được cất giữ tại nhà mồ, dựng tạm sau chùa Phi Lai. Di vật xương sọ đều bị sứt mẻ do bị đập đầu hoặc đạn xuyên phá.

Nhà mồ Ba Chúc ngày nay

Nhà trưng bày ở nhà mồ Ba Chúc
Nhà trưng bày ở nhà mồ Ba Chúc
Nhà mồ Ba Chúc ở huyện Tri Tôn An Giang đầu tiên được xây dựng ngay sau khi cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam kết thúc vào năm 1979. Khi đó nhà mồ xây dựng khá đơn giản theo hình lục giác. Với đặc điểm nổi bật là 4 cánh tay cầm 4 thanh kiếm đẫm máu cắm thẳng xuống đất. Thể hiện ý chí căm thù của người dân Việt Nam đối với bọn giết người man rợ Pôn Pốt.
Chùa Tam Bửu
Chùa Tam Bửu bên trong quần thể Nhà mồ Ba Chúc
Đến hôm nay, nhiều người vẫn tìm đến chứng tích căm thù Nhà mồ Ba Chúc. Nơi được xem là một bản cáo trạng về tội ác diệt chủng của Pôn Pốt, muôn đời còn ghi nhớ. Nỗi đau này mãi mãi vẫn còn trong ký ức của dân tộc Việt Nam. Và của những người yêu chuộng cuộc sống hòa bình trên thế giới. Ở đó, 1.159 bộ hài cốt được gìn giữ, là những gì còn sót lại của 3.157 người dân bị thảm sát. Được sắp xếp theo độ tuổi, như: 86 phụ nữ trên 60 tuổi; 155 phụ nữ từ 21 đến 40 tuổi. 88 thiếu nữ từ 16 đến 20 tuổi; 264 trẻ em từ 3 đến 15 tuổi; 23 nam từ 16 đến 20 tuổi…
Hình ảnh thảm sát Ba Chúc
Hình ảnh thảm sát Ba Chúc được lưu giữ ở Nhà mồ Ba Chúc
Năm 1979, quần thể Nhà mồ được xây dựng gồm 7 hạng mục: Nhà mồ, bia căm thù, nhà truyền thống, nhà thủy tạ, hồ sen, nhà khách và vòng rào. Năm 2013, nhà mồ được xây dựng lại, là một quần thể công trình rộng khoảng 5ha. Gồm nhà mồ, nhà lưu niệm, hội trường và chùa Tam Bửu, Phi Lai.
Phi Lai Tự Ba Chúc
Phi Lai Tự ở nhà mồ Ba Chúc
Khu nhà mồ Ba Chúc được xây dựng lên giữa hai ngôi chùa để khắc ghi tội ác diệt chủng được cho là do bọn Pôn Pốt gây ra. Nền nhà cao, có chín bậc thềm, bốn cạnh hình vuông, bốn chiếc cột đỡ trắng ngà tạo hình lưỡi kiếm chống thẳng xuống đất. Vì kèo bên trên, chỗ tiếp giáp với cột có hình bàn tay nắm chặt chuôi gươm. Ở giữa là nhà kính xây hình bát giác. Mỗi mặt xếp nhiều tầng các sọ người, với hai hốc mắt đang nhìn vào du khách. Bên trong, xếp ngay ngắn xương ống chân, ống tay. Để kéo dài tuổi thọ những bộ xương này, ngành chuyên môn phải dùng sáp. Nấu sôi phủ bên ngoài xương tránh oxy hoá, dùng vật chống ẩm. Tuy nhiên, số hài cốt có hiện tượng ngả màu và mục ở phần xương sụn và xương trẻ em. Năm 1989, Sở Văn hoá và Bảo tàng An Giang đã tiến hành lấy số hài cốt này ra làm vệ sinh, lau chùi, ngâm tẩm hoá chất rồi phơi khô.
Di tích lịch sử Ba Chúc
Nhà mồ Ba Chúc ngày nay
Điểm nhấn công trình Nhà mồ Ba Chúc hiện tại được thiết kế hình hoa sen úp ngược. Với 8 cánh hoa sen được sơn màu trắng, nhằm giảm bớt cảnh tang thương chết chóc. Mỗi cánh hoa sen là nơi trưng bày một nhóm hài cốt theo độ tuổi, giới tính khác nhau. Như: 86 phụ nữ trên 60 tuổi; 155 phụ nữ từ 21 đến 40 tuổi; 88 thiếu nữ từ 16 đến 20 tuổi. 264 trẻ em từ 3 đến 15 tuổi; 23 nam từ 16 đến 20 tuổi…
Bên trong Nhà mồ Ba Chúc
Bên trong Nhà mồ Ba Chúc
Ghé thăm Khu Di tích đặc biệt này, du khách có thể nắm rõ toàn bộ diễn biến vụ thảm sát năm xưa. Với những hình ảnh, chứng tích và chú thích rõ nét, đầy đủ tại nhà Trưng bày. Dù ảnh đen trắng đã ngả màu thời gian, kỹ thuật chụp không được sắc nét như bây giờ. Nhưng không ít hình ảnh chân thực, ghê rợn, ám ảnh người xem, bởi sự tàn bạo, dã man của bọn diệt chủng.
Bộ xương ở Nhà Mồ Ba Chúc
Nơi lưu giữ hài cốt ở Nhà Mồ Ba Chúc
Và cũng trong căn nhà này, những vật dụng như cọc, dùi, dao, búa,… Mà quân Pôn Pốt dùng để hành hạ, giết chóc người dân Ba Chúc nói riêng, An Giang nói chung. Được đặt nằm im ắng trong các lồng kính, nhưng chứa đựng sức mạnh tố cáo tội ác ghê gớm chỉ cần qua vài dòng mô tả đính kèm.
Khu di tích Ba Chúc
Tội ác của Pôn Pốt tới ngày nay vẫn còn nguyên vẹn
Đến khu vực trưng bày hài cốt, dường như du khách không cảm thấy ghê sợ, u ám. Mà ngược lại, nhà mồ được trưng bày, sắp xếp một cách thoáng đãng. Cùng với không gian cao rộng, đầy đủ ánh sáng, bớt đi phần nào sự đau thương, buồn bã. Ở nơi đây, nhang khói không bao giờ tắt, luôn có người đến thăm viếng, tham quan. Không ít người đã không kìm được nước mắt thương cảm, xót xa cho những con người vô tội.

Các địa điểm du lịch tâm lịch gần nhà mồ Ba Chúc

Miếu bà chúa xứ Núi Sam

Với lối kiến trúc độc đáo là xây theo chữ Quốc. Do vậy du khách sẽ cực kỳ ấn tượng với kiểu dáng của ngôi chùa. Là hình khối của tháp hoa sen, mái ngói lợp dạng tam cấp. Đi vào bên trong các bạn sẽ được chiêm ngưỡng  tượng thờ của bà chúa Xứ Núi Sam. Từ ngày 23 đến ngày 27/12 hàng năm, chùa tổ chức lễ hội nên đông đảo du khách thường ghé thăm trong dịp này. Đây cũng là lễ hội được công nhận mang cấp quốc gia.
Miếu bà Chúa Xứ An Giang
Miếu bà Chúa Xứ An Giang nổi tiếng là nơi rất linh thiêng

Chùa Hang

Chùa Hang
Chùa Hang với kiến trúc đặc sắc thu hút nhiều du khách đến viếng thăm
Chùa được xây dựng từ một am tu từ những năm 1840 và 1850. Đến nay đã trải qua 200 năm nên tự hào là một trong những chùa nổi tiếng ở An Giang. Đây cũng là một di tích lịch sử mang tầm quốc gia. Bên trong chùa được đầu tư xây dựng rất nhiều các công trình. Như thánh điện, bảo tháp, hoành phi, liễn đố, tượng phật,…. Chùa nằm giữa núi non đất trời nên tạo sự hài hòa với thiên nhiên, bốn bên là cây xanh phủ mát. Tạo không gian xanh mất và trong lành. Do vậy rất phù hợp cho các bạn cần sự tĩnh mịch cho tâm hồn.

Chùa Lầu

Với lối kiến trúc độc đáo của xứ Phù Tang nên chùa lầu tạo sự độc đáo và khác biệt. Các tầng lầu được xếp lên nhau với tông màu đỏ nổi bật. Nhìn từ ngoài vào thấy giống như những ngôi chùa ở Nhật Bản. Tất cả các đường nét, họa tiết đều toát lên màu đỏ rực rỡ. Đây là chùa ở An Giang được các bạn trẻ săn lùng nhiều nhất trong những năm gần đây.
Chùa Lầu An Giang
Chùa Lầu An Giang theo kiến trúc Trung Hoa với tông đỏ bắt mắt

Ngoài ra, không gian tại đây luôn mát mẻ với hoa, cỏ, cây nên tạo sự trong trẻo trong tâm hồn. Nếu các bạn đang muốn tìm cho mình một khoảng lặng tâm hồn thì đây là địa điểm lý tưởng nhất. Bạn sẽ cảm thấy như mình được lạc vào trong những câu chuyện cổ tích, mọi lo lắng ưu phiền tan biến hết.

Chùa Huỳnh Đạo

Đây là một trong những ngôi chùa mang kiểu kiến trúc Trung Hoa. Lúc đầu nó chỉ là một ngôi tam bảo, nhưng dưới bàn tay của con người. Nó đã được mở rộng quy mô và trở nên nguy nga, đồ sộ hơn. Điểm nổi bật của chùa huỳnh đạo đó là có nhà thờ nằm giữa hồ sen thơm ngát. Với những con rồng đủ màu sắc đang hòa vào những đám mây bay lên trời. Xung quanh chùa là những tượng phật được khắc tinh xảo và công phu. Những ngôi chùa khác thường lấy màu trầm để làm chủ đạo, còn ngôi chùa này lại phá cách bằng lấy màu nổi bật. Nhưng nhìn tổng thể vẫn tạo nên sự hài hòa với thiên nhiên.
Chùa Huỳnh Đạo
Hình ảnh du khách check-in tại chùa Huỳnh Đạo

Nếu có dịp ghé thăm vùng đất An Giang, du khách hãy đặt chân đến những điểm đến trên. Đặc biệt là nhà mồ Ba Chúc, để hiểu thêm về lịch sử dân tộc. Và làm sôi sục lòng yêu nước và lòng tự hào, biết ơn với những người anh hùng đã chiến đấu quên mình vì hòa bình ngày nay.

Xem thêm bài viết: Các địa điểm du lịch nổi tiếng tại An Giang

Gợi ý một số tour đi An Giang

5/5 - (44 bình chọn)

Trả lời

Liên hệ qua Facebook Liên hệ qua Facebook
Liên hệ qua Zalo Offical Account Zalo Offical Account
Hướng dẫn đường đi Hướng dẫn đường đi
Chúng tôi đang online, chat ngay
Lên đầu trang
Hotline Live chat Đặt ngay Facebook ZaloOA
Zalo
Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.