Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp được hình thành trong thời điểm Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên dẫn dắt tín đồ khai hoang, lập ấp ở vùng đất Thới Sơn vào giữa thế kỷ XIX. Nơi đây mang giá trị tâm linh sâu sắc, trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách đến tham quan vùng đất An Giang.
Đôi nét về Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp
Bà Chúa Xứ Bàu Mướp là ai?
Tham khảo thêm: Top các ngôi chùa ở An Giang nổi tiếng nhất
Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp tọa lạc ở đâu?
Địa chỉ Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp An Giang nằm cách trung tâm thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, An Giang khoảng 1km, cách TP. Châu Đốc hơn 15km. Nếu đi từ TP.Châu Đốc, du khách chỉ cần di chuyển theo hướng Tân Lộ Kiều Lương. Sau đó rẽ về hướng QL91 đến thị trấn Nhà Bàng. Sau khi qua cầu Trà Sư, du khách rẽ trái và đi thêm 1km là đến cổng vào Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp. Đường vào Miếu Bà khá rộng và đẹp nên xe máy và ô tô đều có thể vào được.
Xem thêm dịch vụ: Thuê xe Cần Thơ đi Châu Đốc An Giang
Lịch sử của Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp
Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp gắn liền với lịch sử Việt Nam hào hùng
Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp có gì?
Cổng Tam Quan
Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp Tịnh Biên An Giang hiện nay được xây dựng trên khuôn viên rộng hơn 17ha. Đây là ngôi miếu vừa mới được dựng nên vào năm 2011 nên vẫn còn khá mới. Trước khi bước vào tham quan miếu, du khách phải đi qua cổng Tam Quan cao lớn được xây dựng vô cùng chắc chắn. Qua cổng Tam Quan, du khách sẽ tiến vào khuôn viên sân trước của miếu. Trong sân trước của miếu khá rộng và thoáng mát lại có nhiều cây xanh và tiểu cảnh. Để du khách đến đây tham quan, vãng cảnh.
Hồ Sen Bàu Mướp
Bên trong khuôn viên Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp còn có những công trình kiến trúc tiêu biểu. Như Chánh Điện, nhà Hậu, Đông lang, Tây lang, võ ca, nhà ăn, nhà nghỉ cho các tăng ni… Trong đó, công trình kiến trúc tiêu biểu làm nên tên tuổi của miếu là Chánh Điện của miếu.
Chánh điện
Từ một ngôi nhà lá đơn sơ, sau hơn 100 năm, Chánh Điện của miếu biến thành một ngôi đền 3 gian. Có 2 chái, trên lợp mái đỏ âm dương… vô cùng đẹp mắt và ấn tượng mạnh mẽ với du khách. Dưới các mái gắn diềm ngói hình hoa cúc mãn khai. Bờ nóc trang trí bộ tượng thể khối lưỡng long tranh châu. Các đầu kỳ và các góc mái gắn tượng phụng, dây lá cách điệu. Phối hợp nhau thành một thể khối nghệ thuật thẩm mỹ. Mặt dựng viền diềm giữa các cấp mái vẽ các khuôn tranh sơn thủy màu sắc tươi tắn. Với điển tích, sông núi, làng quê, điểu hoa…, thể hiện sự trù phú của quê hương Thới Sơn.
Chưa dừng lại ở vẻ đẹp kiến trúc bên ngoài. Trong điện thờ Chánh Điện miếu còn được trang trí nhiều hoa văn điêu khắc. Hình rồng, hình phượng, điểm hoa lá, mặt trời… cùng nhiều bức tranh sơn thủy ghi lại các điển tịch về chùa, đức phật, bà chúa xứ… Giữa Chánh Điện là nơi đặt bàn thờ Thánh Mẫu đầy uy nghiêm. Phía sau Hậu điện là bàn thờ Phật Thầy Tây An cùng bức Trần điêu của hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương.
Tượng Phật Di Lặc và Nhà trưng bày nông cụ truyền thống
Còn có công trình khác ở phía sau chánh điện như nhà hậu. Hai bên nhà hậu là hai dãy Đông lang và Tây lang. Nơi làm việc của Ban hội miễu, phòng họp, phòng nghỉ của hương chức đình miễu bạn. Phòng tiếp khách và phòng lưu trữ trang phục cùng những bảo vật khách thập phương dâng cúng Bà. Nhà bia liệt sĩ hình lục giác, rộng 186m2, nền cao 0,6m, cột tròn, mái bê tông ốp ngói. Đây là nơi tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc của thị trấn Nhà Bàng.
Lễ hội ở Miếu Bà Chúa Xứ
Các địa điểm du lịch An Giang
Khu du lịch Núi Sam Châu Đốc
Khu du lịch Đồi Túp Dụp
Trước đây đồi Tức Dụp đã chứng kiến một thời kỳ hào hùng của quân và dân An Giang. Giờ đây, các di tích lịch sử dụng vẫn còn lưu lại một cách rõ nét. Nếu đến đây, từ những gì nhìn thấy bạn có thể mường tượng ra được cuộc chiến khốc liệt như thế nào qua những hình ảnh, vũ khí và các nhân chứng lịch sử.
Làng nổi Châu Đốc
Nằm về phía Tây trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 3km đường sông theo hướng đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long huyện An Phú. Những căn nhà nổi cùng các bè cá nép gần nhau tạo thành “làng”, kéo dài khoảng vài km. Nếu về hướng huyện Châu Phú, làng nổi có vẻ xôm tụ hơn, kéo dài hơn. Đông đúc nhất là những nhà nổi quy tụ ở khúc sông thuộc huyện Tân Châu, làng trải dài đến gần 10km.
Du lịch An Giang có rất nhiều địa điểm để du khách khám phá, nhất là nét văn hóa chùa chiềng. Hay văn hóa dân tộc Khmer hay đắm chìm trong vẻ đẹp mùa nước nổi. Du khách hãy ghi chú lại các địa điểm du lịch thú vị ở An Giang để có thể khám phá hết những địa điểm này nhé!
Các tour miền Tây từ Sài Gòn nổi bật
- Tour miền Tây 1 ngày từ Sài Gòn
- Tour miền Tây 2 ngày 1 đêm từ Sài Gòn
- Tour miền Tây 3 ngày 2 đêm từ Sài Gòn
- Tour miền Tây 4 ngày 3 đêm từ Sài Gòn
*Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Mi%E1%BB%85u_B%C3%A0_Ch%C3%BAa_X%E1%BB%A9_B%C3%A0u_M%C6%B0%E1%BB%9Bp