Chùa Dơi Sóc Trăng là nơi hàng nghìn con dơi sinh sống ngay khuôn viên chùa. Nơi đây mang đậm nét văn hóa của người Khmer với truyền thuyết heo 5 ngón, những ngôi mộ cổ. Chùa Dơi hay theo tiếng người Khmer gọi là chùa Serây Tê Chô Mahatúp (Nghĩa là do phúc đức tạo nên). Ngôi chùa cách thành phố Sóc Trăng khoảng 3km này là ngôi chùa có hơn 400 năm tuổi. Sở dĩ nơi đây được gọi là chùa Dơi là vì khuôn viên chùa có hàng trăm con dơi quạ sinh sống. Hãy cùng Du lịch Nụ Cười Mê Kông tìm hiểu về ngôi chùa đặc biệt này nhé!
Giới thiệu sơ lược về Chùa Dơi Sóc Trăng 2024
Clip review chùa Dơi Sóc Trăng chi tiết từ A đến Z
Nguồn gốc chùa Dơi – Lịch sử chùa Dơi
Chùa bắt đầu được xây dựng từ năm 1569. Chùa đã trải qua nhiều đợt trùng tu nhiều lần. Năm 1960 đã có đợt sửa chữa lớn ở chánh điện. Và vào năm 1999 thì chùa Dơi được chính thức trở thành di tích văn hóa cấp quốc gia. Năm 2013, chùa Dơi chính thức xây dựng thêm khuôn viên lớn bên ngoài và các dịch vụ tiện ích khác như ăn uống, bãi đậu xe,… Và nơi đây trở thành nơi phục vụ du lịch cho những du khách phương xa về cúng bái hay tham quan.
Đặc biệt, chùa Dơi là nơi duy nhất thờ phụng Phật Thích Ca của đồng bào người dân Khmer tỉnh Sóc Trăng. Theo lời kể của các già làng về lịch sử hình thành của Chùa đã trải qua 19 đời Đại Đức. Các văn bản còn lại, được ghi trên lá thốt nốt, trải qua nhiều năm tháng đã bị mục nát và chỉ còn lại một số, cho đến hiện nay chỉ biết được 08 đời Đại Đức sau này (từ đời thứ 12 đến đời thứ 19).
Xem thêm bài viết: Top 8 ngôi chùa nổi tiếng ở Sóc Trăng
Nên đi Chùa Dơi vào thời điểm nào?
Thời tiết ở Sóc Trăng khá dễ chịu nên hầu như thời gian nào trong năm bạn cũng có thể đến Sóc Trăng. Khí hậu Sóc Trăng được chia thành 2 mùa: mùa khô và mùa mưa (mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 – tháng 10 và mùa khô kéo dài từ tháng 11 – tháng 4 năm sau). Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26 độ C và rất ít khi có bão lũ.
Thời điểm tốt nhất để bạn du lịch Sóc Trăng là vào khoảng tháng 10 âm lịch hằng năm. Tới đây vào dịp này bạn không chỉ được tham quan, khám phá những địa danh nổi tiếng với bầu không khí dễ chịu mà bạn còn được tham gia vào lễ hội Ooc-Om-Bok là lễ hội lớn nhất của cộng đồng người Khmer. Trong dịp diễn ra lễ hội bạn có thể tham gia hai hoạt động chính là đua ghe ngo và thả đèn nước.
Đi du lịch Chùa Dơi ở Sóc Trăng bằng cách nào?
Chùa Dơi ở đâu?
Địa chỉ chùa Dơi Sóc Trăng: Chùa Dơi còn gọi là chùa Mã Tộc (hay chùa Mahatúp); nằm bên đường Văn Ngọc Chính (có bảng chỉ dẫn) thuộc Phường 3, thành phố Sóc Trăng.
Cách di chuyển đến Sóc Trăng
Di chuyển từ Hà Nội vào thành phố Cần Thơ
Bạn nên di chuyển bằng máy bay đến Cần Thơ nếu ở Hà Nội. Thời gian bay mất khoảng 2 tiếng. Bạn có thể book vé máy bay giá rẻ của nhiều hãng máy bay nổi tiếng như Vietjet, Vietnam Airlines hay Bamboo Airways. Sau đó bạn có thể thuê xe giá rẻ từ Cần Thơ đi Bạc Liêu, mất khoảng 2 tiếng rưỡi đi xe.
Di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Sóc Trăng
Cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng 230km, bởi vậy bạn sẽ mất khoảng 6 tiếng để di chuyển tới Sóc Trăng. Với cự li này để đảm bảo an toàn bạn nên đi xe khách tới đây với chi phí cũng rất hợp lý chỉ từ 160k – 200k. Bạn có thể tham khảo các hãng xe nổi tiếng có tuyến đi Sóc Trăng hiện nay như: Phương Trang, Mỹ Duyên,…
Di chuyển từ thành phố Cần Thơ đến Sóc Trăng
Quãng đường từ Cần Thơ đi Sóc Trăng có tổng chiều dài khoảng 60km với thời gian đi là khoảng 1h30 nếu đi xe máy và 45p nếu đi ô tô. Từ nội thành thành phố Cần Thơ bạn đi theo hướng QL1A đến địa phận tỉnh Hậu Giang. Sau đó, khi đến thị xã Ngã Bảy là đến địa phận tỉnh Sóc Trăng. Nếu bạn không rõ địa chỉ, bạn có thể thuê xe 4 chỗ, 7 chỗ từ Cần Thơ đi Sóc Trăng.
Các bạn có thể tham khảo thêm: Dịch vụ thuê xe Cần Thơ đi Sóc Trăng
Cách di chuyển từ Sóc Trăng đến Chùa Dơi
Từ trung tâm thành phố, muốn tìm địa chỉ chùa Dơi Sóc Trăng, khách du lịch có thể di chuyển theo hướng sau:
Đi về hướng Nam khoảng 800m lên đường Hai Bà Trưng giao cắt với Trần Hưng Đạo, hay cũng là hướng về phía đường 30 tháng 4
=> Di chuyển trên đường Trần Hưng Đạo khoảng 800m để tới vòng xuyến
=> Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 2 vào Lê Hồng Phong bạn chạy thêm chừng 850 m
=> Rẽ phải vào Văn Ngọc Chính khoảng 1,0 km là tới được Chùa Dơi
Kiến Trúc Chùa Dơi – Thuyết minh về chùa Dơi Sóc Trăng
Chùa Dơi Sóc Trăng được xây theo kiến trúc của người Khmer cổ. Chánh điện được xây lại bằng gạch, mái lợp ngói, bốn đầu mái cong vút chạm trổ hình rắn Naga, trên đỉnh mái có một ngọn tháp nhọn. Bao quanh chánh điện là các hàng cột đỡ, mỗi cột có một tượng tiên nữ Kemnar chắp hai tay trước ngực.
Trong chánh điện có pho tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối đặt trên một tòa sen cao khoảng 2m. Xung quanh tượng trang trí các hoa văn, họa tiết đặc trưng của người Khmer. Một pho tượng miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Muchalinda. Khắp trên các bức tường là những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời cho tới khi được khai minh rồi nhập Niết bàn.
Đặc biệt, trong Chùa Dơi Sóc Trăng còn lưu giữ các bộ kinh ghi trên lá cây thốt nốt, và những hiện vật quý hiếm mang giá trị đặc sắc về văn hóa tín ngưỡng của vùng đất Nam Bộ.
Chùa Dơi Sóc Trăng được bao bọc bởi một rừng cây sao, dầu cổ thụ. Có hàng ngàn con Dơi tá túc ở cánh rừng này. Có những con lớn đến mức sải cánh dài cả mét treo đen kịt trên các nhánh cây. Cả ngày chúng tớn tác kiếm ăn đâu không rõ, cứ chiều đến, từ khắp nơi hàng vạn con Dơi lại trở về sân chùa.
Ngoài chánh điện, Chùa Dơi còn có các kiến trúc đặc trưng của người Khmer như: Sala (hội trường cúng lễ), tăng xá (nơi nghỉ ngơi của các vị sư), các bảo tháp và miếu bà Đen để người dân đến cầu nguyện.
Những điều kì bí về Chùa Dơi Sóc Trăng
Lưu ý: đây là những câu chuyện được dân gian truyền miệng, chưa được kiểm chứng.
Truyền thuyết heo 5 móng
Theo người Khmer thì lợn 5 móng là “cốt tinh” của con người. Mang ý nghĩa tâm linh xui xẻo nên gia đình nào nuôi phải con heo này thì sẽ gặp bất hạnh, lục đục do bị con heo “thành tinh” này quấy phá. Người Khmer sợ nuôi phải con heo 5 móng vì giết chúng không được mà nuôi cũng không xong. Vì vậy, từ hơn 20 năm trước, heo 5 móng đã được gửi vào chùa Dơi nhờ trông nom, chăm sóc. Những con heo này được các nhà sư nuôi trong chùa; và khi chết chúng được chôn tại đây.
Câu chuyện gặp quả báo vì giết heo 5 móng
Theo người dân kể lại, ngày xưa có một người từ vùng khác đến đây lập nghiệp. Khi nghe qua câu chuyện ông đã ôm bụng cười và bảo là tin dị đoan. Vì vậy, để khẳng định câu chuyện của người dân là sai sự thật; ông đã mua một con heo 5 móng và xẻ thịt ăn. Đúng như dự báo của người dân về câu chuyện; ngay trong hôm đó trên đường chạy xe về nhà ông đã tự té và qua đời.
Bí mật về những ngôi mộ của heo 5 móng phía sau chùa Dơi Sóc Trăng
Nghĩa địa heo nằm sau khuôn viên chùa có diện tích khoảng 15 m2. R+Trên mỗi ngôi mộ đều có hình vẽ những chú heo béo tốt. Du khách đến đây cũng thường đốt nhang khấn vái. Và hy vọng những chú heo 5 móng này sớm siêu thoát và xóa bỏ được kiếp tội nghiệp.
Theo sư Tú Linh nói: “Người dân có heo 5 móng họ không bỏ heo trong rừng vì sợ nó bị bắt làm thịt, vả lại họ sợ heo không tìm được thức ăn. Nên nhiều người canh trời tối là đem heo thả trước cổng chùa để chùa nuôi. Vì ban ngày, trước cổng có bảo vệ, họ không dám thả. Thấy vậy, các sư trong chùa cũng nuôi luôn. Hễ con heo 5 móng nào chết thì được đem chôn ở nghĩa địa heo”.
Sự thật của lời đồn về những con dơi thành tinh
Nhiều người truyền miệng cho rằng dơi tu trong chùa lâu quá sẽ thành tinh và ăn thịt người. Tuy nhiên, các sư ở chùa Dơi cho rằng đó là lời đồn sai sự thật. Các con Dơi ở đây thường chỉ rau, củ quả, thực vật.
Đến chùa Dơi, nếu để ý bạn sẽ phát hiện một sự thật rằng; sau khi đi kiếm ăn về, các con dơi thường bay vòng qua chánh điện chứ không bay thẳng qua. Điều này được coi như một sự tôn kính với Đức Phật.
Nơi sinh sống của các loại dơi
Dơi ở đây chủ yếu là loài dơi quạ quý hiếm. Giống dơi quạ là loài dơi ăn thực vật. Trọng lượng trung bình mỗi con từ 1 đến 1,5kg với sải cánh rộng đến 1,5m. Đặc biệt tuy dơi chủ yếu ăn quả nhưng chúng thường chỉ bay xa ăn những trái cây của nhà vườn cách đó hàng chục km. Chúng không hề ăn hoa quả ở khuôn viên chùa và những hoa quả của người dân lân cận.
Đặc biệt, không chỉ riêng chùa Dơi có khuôn viên thanh tịnh nhưng chỉ duy nhất nơi đây là nơi tập trung làm tổ của chúng. Ban ngày khoảng 17h00 chiều chúng kiếm ăn và sáng 5h00 chúng bay về. Điều lạ là khi đi ăn, chúng thường bay vòng qua chánh điện chứ không hề bay thẳng qua đây.
Bảo Tồn Di Sản Chùa Dơi
Chùa Dơi là nét văn hóa hội tụ của ba nền dân tộc Kinh, Hoa, Khmer. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng và tổ chức các lễ hội truyền thống của người Khmer. Những nét đặc trưng văn hóa đặc biệt được thể hiện trong ngôi chùa này.
Đàn dơi sinh sống ở khuôn viên chùa càng tạo nên nét huyền bí và tâm linh ở đây. Phải chăng sự thành kính của loài dơi dành cho ngôi chùa này là có lý do đặc biệt nào đó? Hãy cùng tìm hiểu và bảo vệ chúng bạn nhé!
Nên mua gì khi du lịch Chùa Dơi Sóc Trăng
Nếu đã có cơ hội đến với Sóc Trăng, bạn đừng quên mua các loại đặc sản nơi đây. Dư vị của những thức quả giản dị của mảnh đất Sóc Trăng chắc chắn sẽ đọng lại cho bản một cảm giác khó quên:
Bánh Pía
Nói đến đặc sản Sóc Trăng làm quà thì không thể không kể đến bánh pía. Bánh có nhiều lớp da, bên trong là nhân trứng muối, đậu xanh và mùi sầu riêng tỏa hương ngào ngạt. Ngày nay loại bánh này còn có nhiều phiên bản khác nhau như nhân mặn và nhân ngọt cho khách hàng lựa chọn. Thuy nhiên, loại được ưa chuộng nhất vẫn là nhân ngọt sầu riêng trứng muối.
Khô trâu Thạnh Trị
“Khô trâu chắc thịt từng miếng, ăn mềm, thơm mà không bị khô”. Đó là một trong rất nhiều những lời nhận xét khiêm tốn của du khách về độ ngon của khô trâu Sóc Trăng. Thịt trâu vốn ăn đã rất bổ, có thể chữa được bệnh tê thấp; nay còn được tẩm ướp rất đưa vị bằng những thứ gia vị dậy mùi như muối, tỏi, ớt,… Đây chắc chắn sẽ là một món ăn quý và thơm ngon. Thích hợp làm quà để tặng bạn bè, đồng nghiệp,…
Lạp xưởng Vũng Thơm
Vùng đất Vũng Thơm là cái nôi của những món đặc sả Sóc Trăng như bánh pía và lạp xưởng. Đặc biệt, nghề làm lạp xưởng gia truyền ở Vũng Thơm có rất nhiều loại khác nhau phù hợp với vị giác của từng người. Bới các loại như: lạp xưởng thịt, lạp xưởng tôm, lạp xưởng gà…. Cùng những bí quyết gia truyền của người chế biến chắc chắn sẽ mang lại cho bạn một hương vị khó tìm ở nơi khác.
Bên cạnh chùa Dơi, du khách có thể tham quan nhiều địa điểm nổi tiếng khác ở Sóc Trăng như:
- Chợ nổi Ngã Năm
- Chùa Chén Kiểu
- Chùa Phật Học 2
- Chùa Som Rong
- Chùa Ông Bổn
- Chùa Đất Sét
- Vườn cò Tân Long
- Chùa Bà Thiên Hậu Mỹ Xuyên
- Chùa La Hán
- Chùa Kh’leang
- Khu du lịch sinh thái biển Hồ Bể và Mỏ Ó
- Cồn Mỹ Phước
- Khu du lịch sinh thái Bình An
Gợi ý một vài tour du lịch Sóc Trăng đặc sắc
Chùa Dơi là một trong những địa điểm tham quan trọng yếu của các Tour du lịch có đi ngang Sóc Trăng của Nụ Cười Mê Kông. Ngoài chùa Dơi, Sóc Trăng còn có nhiều ngôi chùa nổi tiếng khác như: chùa Chén Kiểu, Chùa Đất Sét,… Nếu bạn đang có dự định du lịch Sóc Trăng hãy tham khảo một số Tour của Nụ cười Mê Kông tại đây hoặc gọi đến HOTLINE để được tư vấn chi tiết nhất nhé:
- Tour du lịch Sóc Trăng 1 ngày – Thăm chợ nổi Ngã Năm
- Tour Cần Thơ Sóc Trăng Bạc Liêu 1 ngày
- Tour Cần Thơ Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau 2 ngày 1 đêm
- Tour Cần Thơ Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau 3 ngày 2 đêm
- Tour Cần Thơ Sóc trăng Bạc Liêu Cà Mau 4 ngày 3 đêm
- Tour du lịch hành hương Sóc Trăng Bạc Liêu 1 ngày
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_D%C6%A1i