Chùa Bánh Xèo An Giang – Viếng Thiền viện Đông Lai (2024)

Chùa Bánh Xèo An Giang
Chùa Bánh Xèo An Giang có tên gọi là Thiền viện Đông Lai hoặc chùa Phật Nằm. Nơi đây không chỉ có không gian thanh tịnh, yên bình để các Phật tử về bái vọng đức Phật cầu may mắn, bình an cho gia đình mà còn có truyền thống hết sức đặc biệt là làm bánh xèo miễn phí phục vụ cho tất cả phật tử thập phương về chùa. Hãy cùng khám phá điểm đến tâm linh thú vị này, cùng các địa danh nổi tiếng An Giang khác với Nụ Cười Mê Kông nhé!

Giới thiệu về Chùa Bánh Xèo An Giang 2024

Chùa Bánh Xèo ở đâu? Đi như thế nào?

Chùa Bánh Xèo
Chùa Bánh Xèo có tên gọi là Thiền viện Đông Lai hoặc chùa Phật Nằm

Chùa Bánh Xèo  – Chùa nổi tiếng ở An Giang nằm tại khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang; thuộc vùng đất Thất Sơn. Từ TP. HCM, để đi chùa Bánh Xèo, du khách có thể đi theo hướng như sau:

  • Từ trung tâm thành phố, du khách đi theo đường QL1A (xa lộ Đại Hàn) > CT01 (cao tốc Trung Lương) > QL62 > DT829 > DT844 > DT954 > qua Phà Châu Giang để đến với TP. Châu Đốc. Tại đây du khách có thể đi tiếp theo QL91C và QL91 để tới chùa Bánh Xèo như hướng dẫn trên Google Maps. Du khách cũng có thể hỏi thăm thêm đường đi từ người dân địa phương.

Bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ: Thuê xe Cần Thơ đi An Giang

Nguồn gốc của Chùa Bánh Xèo An Giang

Chùa Bánh Xèo ở An Giang
Tượng Phật Nằm ở chùa Bánh Xèo
Chùa Bánh Xèo nằm dưới chân Núi Cậu, cũng chính ngọn núi này, vị trụ trì thứ nhất của Thiền viện Đông Lai từ Long An tìm đến vùng Thất Sơn tu tập trong một hang đá. Năm 1959, được người dân hiến đất xây chùa, hòa thượng Thích Thiện Đạo là người thay mặt bà con phật tử địa phương khai sơn tạo tự. Ban đầu, ngôi chùa chỉ gồm chánh điện và nhà tổ được xây cất đơn sơ. Ba năm sau, trụ trì cho xây thêm tượng Phật niết bàn (tên gọi “chùa Phật Nằm” cũng được hình thành dựa theo công trình đặc thù này).
Chùa Bánh Xèo Châu Đốc
Không gian bên trong chùa Bánh Xèo

Thời kỳ chống Mỹ, đây là nơi tiếp tế lương thực và là nơi chữa bệnh cho dân nghèo. Cũng trong thời kì này, khu vực chánh điện vẫn được giữ nguyên vẹn nhưng nhà tổ thì bị đốt phá. Sau chiến tranh, mãi đến năm 1991 thì chùa đã được xây mới và có kiến trúc trang nghiêm. Ngôi chùa có một bức tượng Phật Nằm dài 6m.

Thiền viện Đông Lai
Kiến trúc của Thiền viện Đông Lai

Chùa Bánh Xèo ở An Giang có chánh điện được sắp xếp khá hiện đại, có bàn thờ Tam Thế Phật thếp vàng lộng lẫy. Hai bên tường chùa có phù điêu của Thập Bát La Hán. Trong khuôn viên chùa có Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm đứng trên đài sen và hòn non bộ. Hiện nay không gian xung quanh thiền viện khá rộng rãi, nhiều cây cảnh, rất thích hợp để đi dạo.

Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm du lịch An Giang

Thưởng thức bánh xèo miễn phí tại Chùa Bánh Xèo An Giang

Năm 1999, khi thấy các Phật tử từ khắp nơi về chùa cúng dường, các sư thầy trong chùa đã nghĩ đến viết làm bánh xèo chay để thiết đãi. Thời gian đầu chỉ làm ít và nhỏ lẻ để Phật tử thưởng thức như một kiểu ăn chơi. Tuy nhiên, ngày càng nhiều khách phương xa đến chùa để thưởng thức món ăn này. Chính vì vậy, từ một vài chiếc chảo. Thì nay chùa đã có lên đến 40 chảo bánh, hoạt động liên tục tất cả các ngày trong tuần.

Chùa Bánh Xèo ở đâu
Chánh điện của chùa Bánh Xèo
Kinh phí để duy trì hoạt động đổ bánh xèo chay miễn phí phục vụ thực khách là do các Phật tử tự nguyện đóng góp. Người ta không câu nệ chuyện chi phí quá nhiều. Mà hầu như ai cũng có lòng thành muốn đóng góp công sức. Để duy trì việc làm tốt đẹp và có ý nghĩa của nhà chùa.
Chùa Bánh Xèo miền Tây
Bàn thờ Tam Thế Phật thếp vàng lộng lẫy
Suốt 18 năm, chùa Bánh Xèo Châu Đốc đã có truyền thống lâu đời làm bánh xèo chay. Để đãi khách thập phương đến cúng viếng. Đến đây, ngoài được thưởng thức món bánh xèo chay miễn phí. Du khách còn có dịp chiêm ngưỡng tận mắt tài nghệ đổ bánh xèo của những phật tử nơi đây.
Chùa Bánh Xèo Tịnh Biên An Giang
Những bức tượng trong khuôn viên chùa
Nơi làm bánh xèo ở phía sau chùa. Bạn đi thẳng từ bên ngoài vào, bếp này nằm bên tay trái, có bảng chỉ dẫn. Khu vực đổ bánh xèo nằm bên phải chánh điện, cách một lối đi. Vừa đề phân biệt vừa giúp tránh gây nóng nực cho nhà ăn.
Bánh Xèo Thiền Viện Đông Lai
Mỗi ngày tại chùa Bánh Xèo An Giang thường đổ khoảng 6.000-7.000 cái bánh
Trái ngược với không khí trang nghiêm nơi chánh điện. Góc bếp của chùa sôi nổi hẳn bởi những người thợ đổ bánh xèo điêu luyện. Bước chân vào gian bếp, ngoài ngửi thấy mùi thơm nức mũi từ những chiếc bánh xèo vàng tươi. Có lẽ bạn sẽ có đôi chút “choáng ngợp” bởi “đội quân” đổ bánh hùng hậu gồm 4 giàn chảo. Mỗi giàn từ 10-12 cái được xếp theo hình bán nguyệt. Được biết, mỗi ngày thường đổ khoảng 6.000-7.000 cái bánh. Riêng ngày thứ bảy – chủ nhật, dịp rằm lễ thì chùa phải huy động 3-4 giàn chảo. Thì mới phục vụ đủ nhu cầu của phật tử, khách du lịch An Giang đến tham quan chiêm bái chùa.
 Bánh xèo chùa Phật Nằm
Khu vực làm bánh xèo chay miễn phí
Những chiếc chảo bánh xèo siêu to khổng lồ dưới sự quản lí của hàng chục tình nguyện viên. Vì thế chất lượng vô cùng đảm bảo. Trong đó, mỗi bếp sẽ có từ 2 đến 3 người đổ bánh và 3 người thay thế để phục vụ nhu cầu của phật tử. Thực khách thưởng thức bánh chỉ việc xếp hàng vòng quanh các giàn chảo. Đầu bếp sẽ đổ bánh vào đĩa cho từng người.
Thiền viện Đông Lai An Giang
Ngoài bánh xèo, chùa còn chuẩn bị cả rau sống ăn kèm
Bánh xèo ở Thiền viện Đông Lai là đồ chay. Có nhân gồm đậu xanh nguyên hạt, tàu hũ, giá đỗ, nấm mèo, củ sắn xắt sợi nhỏ. Vỏ bánh là bột gạo pha với nước dừa. Các nguyên liệu đều được mua từ tiền công đức do khách thập phương cúng dường. “Chúng tôi tuyệt đối không dùng đồ dởm vì đang làm từ thiện tích đức”, một người đổ bánh cho biết.
Bánh xèo chay miễn phí
Tuy là món ăn miễn phí nhưng món bánh xèo vẫn có đầy đủ rau và nước chấm ngon
Nhà ăn ở Thiền viện Đông Lai
Tại chùa còn có nhà ăn cho khách đến thưởng thức món bánh xèo chay

Nếu có dịp đặt chân đến vùng đất “Bảy Núi” linh thiêng, An Giang thì đừng quên ghé nơi đây vãn cảnh chùa. Chứng kiến toàn cảnh đổ bánh xèo độc nhất vô nhị và “ăn chùa” hương vị bánh xèo miền Tây thơm ngon nhé. Bởi đó không chỉ là một nét đẹp trong ẩm thực miền Tây Nam Bộ. Mà đó còn là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đáng được trân trọng, đề cao đến muôn đời…

Bánh xèo chay ở An Giang
Đổ bánh xèo là nét đẹp truyền thống nhằm thể hiện sự hiếu khách của chùa Bánh Xèo

Chính nhờ hoạt động làm bánh xèo miễn phí phục vụ khách phương xa. Mà ngôi chùa Bánh Xèo miền Tây đã ngày càng trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến hơn.

Du khách vui vẻ khi thưởng thức bánh xèo tại chùa Bánh Xèo An Giang
Du khách vui vẻ khi thưởng thức bánh xèo tại chùa Bánh Xèo An Giang

Các điểm tham quan gần chùa Bánh Xèo?

Sau khi ghé thăm chùa Bánh Xèo Tịnh Biên An Giang. du khách có thể ghé qua các địa điểm nổi tiếng khác thuộc An Giang trong cùng ngày hoặc ngày tiếp theo:
  • Rừng Tràm Trà Sư – cách chùa Bánh Xèo tầm 18.4km
Rừng tràm Trà Sư thuộc địa phận xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, An Giang. Cách thành phố Long Xuyên gần 100km. Rừng tràm Trà Sư được đánh giá là điểm thăm quan lý thú và đặc sắc nhất của mảnh đất An Giang. Du khách tới đây tham quan sẽ cảm thấy choáng ngợp trước những hàng cây tràm hai bên đường. Không những thế, bạn còn được ngắm nhìn những cánh đồng lúa trải rộng thẳng cánh cò bay xen lẫn những hàng cây thốt nốt cao ngút ngàn.
Rừng tràm Trà Sư
Rừng tràm Trà Sư

Tại đây có những con kênh dài với dòng nước mát lành sẽ dần dần xuất hiện ra trước mắt du khách khi đứng trên cây cầu bước vào cổng rừng tràm. Hành trình bắt đầu từ đây những chiếc thuyền máy hoặc ghe thuyền nhỏ bắt đầu chở du khách. Mỗi thuyền từ 3-5 người để đi sâu vào tận ngóc ngách của rừng tràm.

  • Miếu Bà Chúa Xứ

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam nổi tiếng linh thiêng. Hằng năm thu hút hàng triệu lượt người từ khắp nơi đến tham quan, hành hương, chiêm bái. Đặc biệt là vào dịp Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức từ ngày 22 đến 27 tháng 4 âm lịch hằng năm. Ngày vía chính là ngày 25 tháng 4 âm lịch.

Miếu Bà Chúa Xứ
Miếu Bà Chúa Xứ
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam được xếp hạng Di tích – Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia. Được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là “Ngôi Miếu lớn nhất Việt Nam”. Và “Tượng Bà bằng đá sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam”. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là “Lễ hội Phi Vật thể cấp Quốc gia” vào năm 2015.
  • Lăng Thoại Ngọc Hầu
Lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng. Là một công trình kiến trúc nguyên vẹn hiếm hoi tiêu biểu thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam. Lăng vừa là lăng mộ, vừa bao gồm đền thờ, thờ Nguyễn Văn Thoại, tức Thoại Ngọc Hầu. Là một vị quan triều Nguyễn, được triều đình cử vào khai phá và trấn giữ An Giang. Đây là một công trình bề thế, tuyệt mỹ. Rất có giá trị về văn hóa, lịch sử và kiến trúc. Nếu dự định du lịch An Giang đến Châu Đốc, bạn đừng quên tìm đến nơi này.
Lăng Thoại Ngọc Hầu
Lăng Thoại Ngọc Hầu
  • Tây An Cổ Tự

Được biết đến là ngôi chùa cổ nhất ở An Giang. Và cũng đồng thời là địa điểm du lịch An Giang nổi tiếng trong số các điểm đến tâm linh. Tây An Cổ Tự thuộc phái Bắc Tông, nằm cách thành phố Châu Đốc tầm 5km. Điều đặc biệt nhất của chùa đó chính là toàn bộ chùa nổi bật với màu sắc rực rỡ. Có 3 ngôi lầu cổ hình tròn, cùng với đó là các ngôi mộ tháp có kiến trúc tinh xảo, đẹp mắt.

Tây An Cổ Tự
Tây An Cổ Tự
  • Thất Sơn Bảy Núi

Một điểm đến đẹp bạn nên ghé qua sau khi viếng thăm chùa Bánh Xèo An Giang là Thất Sơn Bảy Núi. Thất Sơn cũng chính là tên gọi của một vùng gồm 7 ngọn núi. Gồm Núi Cấm, núi Ông Két, núi Cô Tô, núi Tượng, Núi Dài, Núi Dài 5 giếng, núi Nước. nNơi này cũng được ví như như kỳ quan của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi ngọn núi với một vẻ đẹp và sức hút riêng, đã góp phận tạo nên một hệ sinh thái núi rừng độc đáo, tựa như một tuyệt tác của thiên nhiên.

Thất Sơn Bảy Núi
Thất Sơn Bảy Núi
  • Hồ Tà Pạ
Nếu đã lỡ yêu thích tuyệt tình cốc ở Ninh Bình hay Hải Phòng. Thì bạn cũng sẽ mê mẩn vẻ đẹp của hồ Tà Pạ, được ví như Tuyệt tình cốc của xứ An Giang. Hồ Tà Pạ nằm giữa lòng Núi Tô, một trong 7 ngọn núi tạo nên địa danh Thất Sơn nổi tiếng. Không chỉ là nơi để ngắm cảnh đẹp, bạn còn có thể đến hồ Tà Pạ để lưu lại những bức hình sống ảo đẹp một cách mê hoặc.
Hồ Tà Pạ An Giang
Hồ Tà Pạ An Giang

Điểm đặc biệt là bên dưới đáy có nhiều loại đá khác nhau. Nên mỗi một khu vực trong hồ màu nước lại phản chiếu một sắc màu riêng biệt. Tùy vào thời điểm, nhiệt độ lúc thì xanh lam, xanh nhạt khi thì vàng cam,… Chính vì vậy, đã khiến cho không ít người phải trầm trồ khi mới được chứng kiến vẻ đẹp đặc sắc của hồ nước này. Vẻ tự nhiên và hoang sơ tựa như bước ra từ những thước phim điện ảnh. Đến mức nó còn được ví như “Tuyệt tình cốc” phiên bản miền Tây tuyệt sắc không kém gì những nơi khác.

Hồ Tà Pạ Tri Tôn
Hồ Tà Pạ được ví như “Tuyệt tình cốc”
Có dịp đến An Giang, ngoài việc ghé thăm những danh thắng nổi tiếng trên. Và đặc biệt đến Chùa Bánh Xèo để thưởng thức món bánh ngon trứ danh 18 năm nay. Để cảm nhận nghĩa cử tốt đẹp cùng tấm lòng thơm thảo của nhà chùa và người dân vùng đất này.
5/5 - (67 bình chọn)

Trả lời

Liên hệ qua Facebook Liên hệ qua Facebook
Liên hệ qua Zalo Offical Account Zalo Offical Account
Hướng dẫn đường đi Hướng dẫn đường đi
Chúng tôi đang online, chat ngay
Lên đầu trang
Hotline Live chat Đặt ngay Facebook ZaloOA
Zalo
Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.