Chùa Bái Đính Ninh Bình – Ngôi chùa đạt nhiều kỷ lục nhất Việt Nam

Chùa Bái Đính Ninh Bình

Chùa Bái Đính Ninh Bình là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Với tuổi đời hơn 1000 năm, ngôi chùa trải qua nhiều thời đại phong kiến Việt từ nhà Đinh, Tiền Lê đến nhà Lý. Được vinh danh là một trong những ngôi chùa trong quần thể du lịch Bái Đính – Tràng An, chùa Bái Đính gây ấn tượng bởi kiến trúc hoành tráng, những bảo tháp nguy nga và cảnh quan làm say đắm lòng người. Hãy đồng hành cùng Du Lịch Nụ Cười Mê Kông trong hành trình du lịch chùa Bái Đính nhé!

Toàn cảnh chùa Bái Đính
Toàn cảnh chùa Bái Đính

Clip review chùa Bái Đính Ninh Bình

Giới thiệu về chùa Bái Đính 2024

Chùa Bái Đính Ninh Bình nằm ở phía bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An. Diện tích chùa Bái Đính khá rộng lớn – với hơn 1.000 ha. Trong đó khu chùa Bái Đính cổ rộng 27ha và khu chùa Bái Đính mới với hơn 80ha cùng nhiều công trình và khuôn viên xanh hóa.

Hình ảnh chùa bái đính
Chính điện chùa Bái Đính vô cùng lung linh qua góc nhìn của máy ảnh

Không ngoa khi chùa Bái Đính được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Ngôi chùa được biết đến với nhiều kỷ lục như: Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á, Hành lang La Hán dài nhất châu Á, Chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam, Chuông đồng lớn nhất Việt Nam…

Lịch sử chùa Bái Đính

Năm 1136, trụ trì chùa Bái Đính cổ – Thiền sư Nguyễn Minh Không sáng lập và xây dựng trên đỉnh núi Bái Đính. Đến năm 2003, chùa Bái Đính được trùng tu và mở rộng trở thành quần thể chùa Bái Đính. Năm 2008, hoàn thành giai đoạn 1. Năm 2015, hầu hết các hạng mục chính của chùa đã được hoàn thành. Năm 2010 chùa Bái Đính là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam.
Chùa ở Ninh Bình
Tượng phật bằng đồng được thờ phụng phía trước điện
Năm 1943–1944, đồng chí Trần Tử Bình đã chọn núi Bái Đính làm khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu. Ông đã kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến góp phần vào thắng lợi của Cách mạng tháng 8 năm 1945. Năm 2014, Quần thể Danh thắng Tràng An (trong đó có chùa Bái Đính) đã được Ủy ban Di sản Thế giới công nhận là Di sản Thế giới hỗn hợp đầu tiên tại Việt Nam về văn hóa và thiên nhiên.
Du lịch Bái Đính
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt cứu vớt và phổ độ chúng sinh
Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, chùa Bái Đính vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa của lịch sử Đất Việt. Các triều đại tại kinh đô Hoa Lư lúc bấy giờ đều xem trọng Phật giáo. Do đó, xung quanh Ninh Bình được xây dựng rất nhiều ngôi chùa, trong đó nổi bật là chùa cổ Bái Đính được xây dựng trên núi Tràng An. Đây còn là nơi được vua Đinh Tiên Hoàng chọn lập đàn cầu tế mong đánh thắng giặc, đem lại hòa bình cho nhân dân trước khi dẹp loạn 12 sứ quân.

Chùa Bái Đính ở đâu? Hướng dẫn đường đi chùa Bái Đính

Địa chỉ chùa Bái Đính: xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đây là điểm du lịch tâm linh nằm trong Quần thể danh thắng Bái Đính – Tràng An. Và chỉ cách trung tâm TP. Ninh Bình khoảng 18 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km. Miền Bắc và Miền Trung có khá nhiều cách để đi du lịch Tràng An Ninh Bình. Trong khi miền Nam chỉ có 3 phương tiện di chuyển chính gồm: xe khách, tàu lửa và máy bay.

Thời gian du lịch chùa Bái Đính Tràng An thích hợp nhất

Mỗi mùa, quần thể du lịch Tràng An lại khoác lên mình một vẻ đẹp riêng làm say đắm lòng người. Vì thế, du khách có thể đến tham quan chùa Bái Đính Tràng An vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm đi chùa Bái Đính Tràng An thì lúc vào xuân (từ tháng 1-3 âm lịch) là thời điểm đẹp nhất trong năm. Thời tiết mát mẻ, nắng đẹp, thích hợp thưởng ngoạn không khí đầu xuân. Cũng vào khoảng thời gian này (ngày 6 tháng giêng), lễ hội chùa Bái Đính sẽ được tổ chức lớn nhất trong năm.

Bái Đính Tràng An
Góc chụp đẹp được du khách ghi nhận làm kỷ niệm

Giá vé tham quan chùa Bái Đính Ninh Bình 2024

  • Giá vé tham quan – Người lớn: 200.000 VNĐ/ người lớn;
  • Giá vé tham quan – Trẻ em dưới 1m: 100.000 VNĐ/ người;
  • Giá vé các dịch vụ tại chùa – Xe điện: 30.000 VNĐ/ người/ lượt;
  • Giá vé thăm quan Bảo tháp: 50.000 VNĐ/ người;
  • Giá vé hướng dẫn viên: 300.000 VNĐ/ tour;
  • Giá vé đi đò: 150.000 VNĐ/ lượt;
  • Phí gửi ô tô: 40.000 VNĐ/ xe;
  • Phí gửi xe máy: 15.000 VNĐ/ xe;
Sơ đồ chùa Bái Đính
Lưu ngay sơ đồ chùa Bái Đính để không bỏ lỡ bất cứ kiến trúc độc đáo nào tại đây

Khu chùa Bái Đính Ninh Bình có gì đặc biệt?

Cổng Tam Quan hùng vĩ tại chùa Bái Đính Ninh Bình

Cổng Tam Quan chùa Bái Đính cao lớn với hai tượng Hộ pháp Thiện – Ác bằng đồng cao ngất cùng với 8 pho tượng Kim Cương không kém phần uy nghi.

Cổng tam quan chùa Bái Đính
Cổng Tam Quan chùa Bái Đính mang hơi thở văn hóa xưa vô cùng uy nghi

Hang sáng – động tối

Khi vượt qua 300 bậc đá đến cổng Tam Quan, bạn sẽ nhìn thấy một ngã ba dẫn đến hang sáng – động tối ngay bên cạnh dốc. Bên phải ngã ba là hang sáng thờ các vị Phật và Thần. Bên trái là động tối thờ Mẫu và Tiên.  Hang sáng dài khoảng 25m, rộng 15m và cao khoảng 2m. Đi tiếp theo ngách đá bên trái cuối hang sẽ dẫn tới một cửa hang sáng và rộng, một thung lũng xanh hiện ra. Nếu tiếp tục đi xuống, bạn sẽ nhìn thấy đền thờ thần Cao Sơn.
Chùa Ninh Bình
Lối vào hang sáng được mở rộng thuận tiện cho khách tham quan
Động tối lớn hơn hang sáng, gồm 7 buồng và các hang trên dưới thông nhau qua các ngách đá. Các hang uốn lượn không đồng nhất, có hang ghồ ghề, có hang lại bằng phẳng. Động còn được thắp sáng bằng hệ thống đèn màu tạo cảm giác huyền ảo khi du khách bước vào tham quan. Trong động tối còn có giếng ngọc do nước động lại rồi rơi xuống tạo thành.
Du lịch chùa Bái Đính
Một góc hang tối được thắp sang vô cùng huyền ảo

Đền thờ Thánh Nguyễn

Nằm trong quần thể du lịch Tràng An – Bái Đính – Ninh Bình. Đền thờ Thánh Nguyễn là nơi tưởng nhớ và ghi nhận công lao của thiền sư – danh y Nguyễn Minh Thông. Đền Thánh Nguyễn được xây dựng ngay ngã ba dốc, được xây dựa lên lưng chừng núi, bên trong còn đúc tượng đồng thờ ông. Ông không chỉ là thiền sư mà còn là danh y, pháp sư tài ba dược vua Lý phong làm Quốc sư. Nhân dân cả nước tôn sùng gọi ông là đức Thánh Nguyễn. Khi ông đến đây tìm thuốc chữa bệnh cho vua thì phát hiện ra hang động ở đây, ông liền dựng chùa thờ Phật.
Trụ trì chùa Bái Đính
Tượng đức Thánh Nguyễn
Chùa Bái Đính ở Ninh Bình
Đền thờ Thánh Nguyễn với kiến trúc cổ xưa (Nguồn: Internet)

Đền thờ thần Cao Sơn

Đền thờ thần Cao Sơn nằm sâu bên trong hang sáng – là nơi thờ phụng vị thần cai quản núi Vũ Lâm. Tương truyền, thần Cao Sơn là một trong 50 người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Ông luôn giúp đỡ cho các thế hệ con cháy Đất Việt, trấn giữ cố đô Hoa Lư được bình an. Đền thần Cao Sơn được xây dựng có kiến trúc gần giống với đền Thánh Nguyễn, cũng xây tựa lưng vào núi, có hành lang ngăn cách với thung lũng ở phía trước.

Ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á
Đền thờ thần Cao Sơn bên lưng núi

Giếng ngọc

Giếng ngọc của chùa Bái Đính nằm gần chân núi được bao phủ bởi nhiều cây xanh xung quanh. Giếng có hình mặt nguyệt và có đường kính 30m, sâu 6m. Tương truyền, dây là nơi đức Thánh Nguyễn lấy nước sắc thuốc chữa bệnh cho người dân. Nhìn từ trên cao, ta có thể thấy hàng lan can bằng đá bao bọc xung quanh miệng giếng. Hơn nữa, đây cũng là một trong những kỷ lục nổi bậc tại chùa.

Giếng nước lớn nhất Việt Nam ở đâu
Giếng ngọc lo lớn nổi tiếng thế giới

Gác Chuông

Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa ở Ninh Bình sở hữu Gác Chuông rộng lớn. Tháp chuông chùa Bái Đính có ba tầng mái, mỗi tầng có 8 mái đan xen như hình dáng tựa như hoa sen. Đây cũng là nơi lưu giữ chiếc Đại hồng chung và Trống đồng lớn nhất Việt Nam.

Tháp chuông chùa Bái Đính
Gác chuông nổi tiếng Việt Nam được du khách lựa chọn check-in

Hành lang La Hán 

Đây là một điểm nổi bậc của một trong những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam. Hành lang gồm 234 gian nối liền với hai đầu cổng Tam Quan với chiều dài 1052m. Sàn hàng lang được xây dựng dựa theo độ dốc của ngọn núi với 500 tượng La Hán bằng đá xanh nguyên khối. Mỗi vị La Hán đều có một dáng vẻ khác nhau, khắc họa rõ nét biểu cam của trần thế.

Chùa Bái Đính cổ
Một góc của hành lang La Hán nổi tiếng tại chùa

Bảo tháp xá lợi Phật chùa Bái Đính Ninh Bình

Một trong những bảo tháp cao nhất Đông Nam Á cao 100m gồm 13 tầng và đỉnh tháp. Thánh còn có thang máy đi kèm và 72 bậc thang để tiện cho du khách tham quan. Tháp được dựng theo hình lục giác. Đây là nơi trưng bày xá lợi Phật được thỉnh về từ Ấn Độ.

Chùa Bái Đính Ninh Bình
Bảo tháp Xá Lợi cao 100m vô cùng hùng vĩ

Trần bảo tháp được thiết kế theo phong cách Ấn Độ huyền bí. Các bức tường xung quanh bên trong tháp đều được điêu khắc các hình tượng liên quan đến Phật pháp. Hàng nghìn bức tượng nhỏ được đặt trang trí quanh bảo tháp.

Lễ hội chùa Bái Đính
Tượng phật bằng ngọc – vàng được thờ phụng bên trong bảo tháp

Các điện chính trong chùa Bái Đính

Là nơi thờ phụng các vị Phật, Quan Âm linh thiêng. Đặt biệt, tại Điện Quan Âm có đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt cứu vớt và phổ độ chúng sinh. Điện Pháp Thủ có 5 gian, gian giữa thờ Phật Pháp Thủ bằng đồng cao 10m và nặng 100 tấn. Trong điện còn lưu giữ 3 bức hoành phi và 3 cửa võng lớn nhất Việt Nam.

Chùa lớn nhất Đông Nam Á
Điện Quan Thế Âm mang kiến trúc cổ vô cùng rộng lớn
Thuyết minh về chùa Bái Đính
Điện Tam Thế của chùa Bái Đính vô cùng uy nghi cao lớn

Những kỷ lục nổi bật tại chùa Bái Đính ở Ninh Bình

  • Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á
  • Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á
  • Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á
  • Hành lang La Hán dài nhất châu Á
  • Chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam
  • Chuông đồng lớn nhất Việt Nam
  • Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam
  • Khu chùa có giếng nước lớn nhất Việt Nam
Tượng phật chùa Bái Đính
Tượng Phật cao lớn tại chùa

Lễ hội chùa Bái Đính

Hội xuân chùa Bái Đính diễn ra từ mùng 1 tết – hết tháng 3 âm lịch, khởi đầu cho những ngày hội của khách hành hương viếng thăm cố đô Hoa Lư của tổ quốc. Phần Lễ của chùa Bái Đính bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu, mang bài vị của thần Cao Sơn, đức Thánh Nguyễn, bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ sang khu chùa mới.

Địa chỉ chùa Bái Đính
Nhộn nhịp mùa lễ hội tại chùa

Phần hội gồm những trò chơi dân gian, tham quan hang động và viễn cảnh xung quanh chùa. Thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, hát Xẩm của văn hóa cố đô. Với quy mô lớn, hàng năm, lễ hội của chùa thu hút nhiều lượt du khách đến tham gia.

Những điểm du lịch nổi bật quanh chùa Bái Đính

Khu du lịch Tràng An Ninh Bình

Tràng An Ninh Bình là một trong những thiên đường sống ảo bậc nhất tại Việt Nam và được mệnh danh “Vịnh Hạ Long” trên cạn. Đây cũng là phim trường thiên nhiên của hàng loạt phim điện ảnh xuất sắc cả ở Việt Nam và thế giới như Tấm Cám Chuyện chưa kể, Kong: Skull Island. Hàng loạt núi đá vôi trập trùng và những hang động, thung lũng thô sơ hoang dã.

Kinh nghiệm đi chùa Bái Đính
Bến thuyền danh thắng Tràng An mùa lễ hội vô cùng nhộn nhịp

Tam Cốc Bích Động

Tam Cốc – Bích Động là quần thể danh thắng vang danh cả nước. Con thuyền nhỏ, trôi nhẹ nhàng trên dòng Ngô Đồng thơ mộng. Bốn bề núi non hùng vĩ sẽ đưa du khách đến với các hang động tuyệt mỹ mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng.

Bái Đính ở đâu
Tam Cốc mùa lúa chín như một thảm lụa thiên nhiên trải dài khắp non nước

Cố đô Hoa Lư

Nơi kinh đô phồn vinh một thời của Đất Việt. Trải qua hơn nghìn năm lịch sử qua các triều vua Đinh – Tiền Lê – Lý. Cố đô Hoa Lư thuộc top 10 Khu di tích có giá trị lịch sử được nhiều người biết đến. Hơi thở của nền văn hóa cổ xưa làm ai cũng phải dừng chân một lần tại đây.

Đi chùa Bái Đính cần chuẩn bị những gì
Cảnh quan cố đô Hoa Lư mang hơi thở văn hóa Việt hơn nghìn năm

Hang Múa

Hang múa không mang vẻ kỳ bí hay lung linh như những hang động khác ở Tràng An Ninh Bình. Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ đã tạo ra tiếng vang cho nó. Đứng trên đỉnh hang Múa, bạn sẽ có thể ngắm trọn vẻ đẹp của những cánh đồng lúa chín trải dài bạt ngàn nơi Tam Cốc. Đây còn là điểm đến được yêu thích nhất đối với du khách nước ngoài. Nếu bạn đi vào bất kể thời điểm nào cũng sẽ dễ thấy rất nhiều các khách Tây đến check in.

Đường đi chùa Bái Đính
Tháp cao trên đỉnh Hang Múa

Đầm Vân Long

Đầm Vân Long như một bức tranh sơn thủy hữu tình làm say lòng du khách mỗi khi đến đây tham quan. Với khí hậu trong lành, mặt đầm trong veo yên ả, khoác lên mình chiếc áo vàng của những cánh đồng lúa. Xung quanh là những ngon núi đá vôi muôn màu muôn vẻ. Tất cả tại nên một bức tranh thiên nhiên đa dạng đầy màu sắc.

Chùa Bái Đính của ai
Đầm Vân Long trong veo được nhiều người lựa chọn chụp ảnh lưu niệm

Đi chùa Bái Đính cân chuẩn bị những gì?

  • Chùa rất rộng lớn nên bạn cần có một tấm bản đồ du lịch khi đến đây.
  • Bạn nên sử dụng xe điện để tiện tham quan xung quanh chùa.
  • Mặc quần áo kín đáo, đơn giản, màu sắc không quá nổi bậc để tỏ lòng thành kín khi đến với địa điểm tâm linh.
  • Mang giày thể thao hoặc những loại giày thoải mái để tiện đi lại, leo núi và tham quan các hang động.
  • Mang theo ô gấp gọn khi du lịch Bái Đính – Tràng An – Ninh Bình vào đầu xuân, thời gian này thường có mưa phùn.

Với khung cảnh non nước hữu tình, không gian yên tĩnh thoáng đãng tại chùa Bái Đính Ninh Bình sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng. Tìm về với lịch sử, hòa mình vào không gian Phật giáo. Thăm thú cảnh quan đẹp đến nao lòng sẽ là những trải nghiệm đáng nhớ trong cuộc đời bạn.

Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_B%C3%A1i_%C4%90%C3%ADnh

*Xem thêm bài viết về ngôi chùa lớn nhất Việt Nam: Chùa Tam Chúc Hà Nam

5/5 - (101 bình chọn)

Trả lời

Liên hệ qua Facebook Liên hệ qua Facebook
Liên hệ qua Zalo Offical Account Zalo Offical Account
Hướng dẫn đường đi Hướng dẫn đường đi
Chúng tôi đang online, chat ngay
Lên đầu trang
Hotline Live chat Facebook ZaloOA
Zalo
Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.