Chợ nổi Miền Tây – Top 8 ngôi chợ nổi nức tiếng “vùng đất 9 rồng”

chợ nổi miền tây
Đến với Miền Tây mà không đi tham quan chợ nổi quả là một thiếu sót. Nơi đây hấp dẫn du khách không chỉ bởi khung cảnh sông nước hữu tình mà còn bởi vô số các món đặc sản tươi ngon được bày bán tại chợ. Ngày nay chợ nổi Miền Tây đang trở thành điểm du lịch đầy hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Không gian chợ lúc nào cũng rộn ràng cảnh mua bán, đi chợ nổi từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người dân miền Tây sông nước.
du lịch sông nước miền tây
Những chiếc ghe chở đầy ấp các nông sản đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Ảnh: Internet)

Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm du lịch miền Tây

Clip review chợ nổi Miền Tây

Điểm độc đáo của chợ nổi Miền Tây đó là các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa đều được diễn ra trên sông. Ngay bây giờ, hãy cùng Nụ cười Mê Kông khám phá lối sống đặc biệt này của vùng Miền Tây sông nước qua clip của vlogger Khoai Lang Thang bạn nhé:

https://www.youtube.com/watch?v=5QCsAh9Eays

Giới thiệu về Chợ nổi miền Tây 2024

Đi chợ nổi đang là một nét văn hóa đặc trưng của người dân miền Tây. Thuở xưa, chợ nổi hình thành là vì phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển. Trong khi đó nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, người ta tụ tập trên sông bằng các phương tiện xuồng, ghe, tắc ráng. Ngày nay dù mạng lưới giao thông đường đã phát triển rộng khắp; nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển ngày một sầm uất hơn.
cây bẹo
a
Tại các khu chợ nổi miền Tây, các ghe thuyền đều treo những mặt hàng mà chủ nhân muốn bán lên một cây tre dài để trước mũi ghe, người ta gọi đó là cây bẹo. Không chỉ giữ gìn được nét đẹp văn hóa của vùng miền Tây sông nước, ngày nay chợ nổi như một điểm du lịch hấp dẫn mà du khách; đặc biệt là du khách nước ngoài rất thích khám phá và trải nghiệm.

Những ngôi chợ nổi Miền Tây nổi tiếng

Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Đây là ngôi chợ bạn nhất định không nên bỏ qua khi có ý định đi chợ nổi miền Tây. Nằm trên dòng sông Hậu hiền hòa, chợ nổi Cái Răng nằm gần cầu Cái Răng; cách trung tâm Thành phố Cần Thơ khoảng 6 km đường bộ và mất khoảng 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều. Chợ Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng đến khoảng 8 – 9 giờ thì vãng. Nét độc đáo và đặc điểm chính của chợ nổi Cái Răng đó là chuyên bán các loại trái cây; đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
chợ nổi cái răng
Chợ nổi Cái Răng là tọa độ check-in tại Cần Thơ khiến “ai đi đến đó lòng không muốn về” (Ảnh: Đình Tuyển, @phuongglanngo)
Thông thường, cứ 5 chiếc xuồng vào chợ thì có đến 4 chiếc là chở khách nước ngoài. Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng nông sản mà còn có hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi,… Chợ bán tất cả các mặt hàng từ nông sản đến điện tử. Văn hóa buôn bán trên chợ nổi cũng là nét đặc trưng, định hình nên tính cách phóng khoáng; vui vẻ của người dân vùng sông nước Tây Nam Bộ.
Địa chỉ: chợ nổi cách trung tâm Cần Thơ khoảng 6 km. Du khách có thể di chuyển ra chợ nổi từ bến tàu tại 46 Đường Hai Bà Trưng, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ

2. Chợ nổi Phong Điền – Cần Thơ

Bên cạnh chợ nổi Cái Răng thì chợ nổi Phong Điền cũng là điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Chợ họp từ 4h sáng và đến 8h thì vãn.Chợ nằm cách trung tâm Thành phố Cần Thơ khoảng 17km về phía Đông. Các mặt hàng thường được bày bán ở chợ như: chài, lưới, thúng, dao, cuốc,… Nếu muốn chuyến tham quan Chợ nổi Phong Điền của mình trở nên trọn vẹn thì bạn nhớ tranh thủ đến đây sớm nhé.

Địa chỉ:  tỉnh lộ 923, ấp Nhơn Lộc, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

chợ nổi phong điền
Chợ nổi Phong Điền là một trong những ngôi chợ lâu đời ở Cần Thơ

3. Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Ngã Năm – kênh đào xưa chia dòng sông thành năm ngã: đi Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thạnh Trị, Phụng Hiệp. Không chỉ là tuyến đường giao thông quan trọng; nơi đây còn là chợ đầu mối giao thương các loại nông sản của cư dân bản địa. Chợ nổi Ngã Năm là một khu chợ mua bán nhộn nhịp trên dòng sông năm ngã; là một trong những ngôi chợ nổi đẹp và nổi tiếng ở miền Tây.
chợ nổi ngã năm
Chợ nổi Ngã Năm – Nơi giữ gìn vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của mảnh đất Miền Tây (Ảnh: Internet)
Nếu chợ nổi Cái Răng đang hoạt động chính như một sản phẩm du lịch đặc thù; thì chợ nổi Ngã Năm lại là một chợ đầu mối giao thương các loại nông sản quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ là nơi các ghe lớn mua bán, phân phối hàng hóa; chợ nổi Ngã Năm còn có các ghe nhỏ len lỏi như những ngôi chợ di động. Khác với chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Ngã Năm họp gần như cả ngày. Từ 2, 3 giờ sáng, người dân chợ nổi đã thức dậy chuẩn bị nhóm chợ. Du lịch Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang.
Địa chỉ: phường 1, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.

4. Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Nếu Sóc Trăng nổi tiếng với Chợ nổi Ngã Năm thì Hậu Giang có Chợ nổi Ngã Bảy. Đây là một trong những ngôi chợ nổi Miền Tây nổi tiếng và lâu đời. Chợ nằm cách trung tâm Hậu Giang khoảng 75km và Cần Thơ khoảng 35km. Điểm độc đáo của ngôi chợ này đó là chợ nằm tại ngã bảy – nơi có 7 con sông giao nhau. Thông thường, chợ sẽ bày bán các loại rau, củ, quả đặc trưng của vùng; và các sản phẩm được làm thủ công,… 
Địa chỉ: Thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
ngã bảy hậu giang
Chợ nổi Ngã Bảy – Tọa độ check-in “sống ảo” không thể bỏ qua tại Hậu Giang (Ảnh: @hahinmakeup86, @lgnghi)

5. Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh Long

Đây là một trong những ngôi chợ nổi Miền Tây lâu đời và nức tiếng tại “vùng đất 9 rồng”. Chợ nổi Trà Ôn nằm ở hạ lưu sông Hậu và cách vàm Trà ôn khoảng 250m. Nơi đây được xem như một ngôi chợ đầu mối vì tập trung bán sô lượng lớn các loại nông sản như: khoai mỡ, khoai lang, dưa chuột, cam sành Tân Thanh, sầu riêng Lục Sĩ Thành,… Ngoài ra, những chiếc ghe bán đồ ắn sáng như: phở, hủ tiếu, cơm,… cũng len lỏi phục vụ khách đi chợ và khách du lịch. Điều đặc biệt ở ngôi chợ này đó là: người bán không nói thách mà người mua cũng chả bao giờ trả giá.
Địa chỉ: Chợ nằm ngay giữa ngã ba sông Hậu và sông Mang Thít; thuộc huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
chợ nổi trà ôn
Chợ nổi Trà Ôn – Ngôi chợ lâu đời nhưng luôn giữ được những nét đẹp văn hóa của người dân Vĩnh Long (Ảnh: Internet)

6. Chợ nổi Cà Mau

Chợ nổi Cà Mau nằm ở đoạn cuối của con sông Gành Hào. Tương tự như các ngôi chợ nổi khác ở Miền Tây, chợ nổi Cà Mau thường bắt đầu hoạt động buôn bán từ 2 -3h sáng. Nơi đây bày bán các mặt hàng từ thực phẩm, nhu yếu phẩm đến các loại nông sản đặc trưng của vùng. Điểm độc đáo của ngôi chợ này đó là chợ có bày bán chiếu rong – một loại chiếu đặc trưng của người Cà Mau. Du lịch chợ nổi Cà Mau bạn không chỉ có cơ hội check-in “sống ảo” cùng khung cảnh sông nước hữu tình. Đây còn là dịp để bạn mua các loại trái cây như: dừa nước, xoài, chôm chôm, nhãn, măng cụt,… về làm quà cho người thân và bạn bè.
Địa chỉ: phường 8, trung tâm Thành phố Cà Mau (cách Gành Hào khoảng hơn 200m)
chợ nổi cà mau
Chợ nổi Cà Mau – Nét văn hóa đặc trưng của vùng miền Tây sông nước (Ảnh: Internet)

7. Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ nổi Cái Bè cũng họp suốt cả ngày theo quy mô lớn; có đủ các ghe từ khắp mọi nơi đến mua và trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, cũng giống như các ngôi chợ nổi miền Tây khác; bạn nên đi vào những lúc sáng sớm để chiêm ngưỡng hết được không gian nôn nhịp nơi đây. Chính vì vậy, hàng hóa ở Chợ nổi Cái Bè rất đa dạng và phong phú. Ghe thuyền bán cái gì thường treo lên một cây sào dài để trước ghe chào hàng, được gọi là “cây bẹo”. Do không gian chợ nổi rộng, tiếng ghe thuyền qua lại nên không thể dùng tiếng rao như buôn bán ở trên bờ.
chợ nổi cái bè tiền giang
Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang) thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan và chụp ảnh (Ảnh: Internet)
Ghe lớn từ Sài Gòn, Long An, Cà Mau,… đến mua hàng; ghe tam bản từ Cai Lậy, Gò Công, An Hữu,… chở đầy các loại nông sản theo con nước ròng. Từ 3, 4 giờ sáng đã có mặt ở chợ nổi cân hàng cho các ghe thương lái để đưa lên đất liền. Khi bình minh vừa lên, khu chợ nổi Cái Bè đã nhộn nhịp.
Địa chỉ: thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

8. Chợ nổi Long Xuyên – Ngôi chợ nổi miền Tây lâu đời

Chợ nổi Long Xuyên nằm trên dòng sông Hậu, thuộc địa phận phường Mỹ Phước, Thành phố Long Xuyên. Nơi đây tập trung hàng trăm ghe xuồng neo đậu san sát nhau. Người dân ở đây sinh sống và buôn bán quanh năm suốt tháng trên thuyền. Chính vì vậy, họ cũng xem đó là nhà của mình. Chợ nổi Long Xuyên nhóm, họp cả ngày nhưng đông nhất có lẽ vào buổi sáng.
chợ nổi long xuyên
Những chiếc ghe lớn chở đầy ấp dừa ở Chợ nổi Long Xuyên (Ảnh: Internet)
Điểm nhấn của ngôi chợ nổi Long Xuyên đến từ vẻ đẹp bình yên, giản dị và êm đềm của dòng sông Hậu. Nhịp sống của người dân nơi đây có lúc nhanh, lúc chậm theo từng nhịp của con sóng trên sông.
Địa chỉ: 22 Ngô Thời Nhậm, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Những lưu ý khi du lịch chợ nổi Miền Tây

  • Thông thường, những chợ nổi Miền Tây thường nhộn nhịp vào khoảng thời gian từ 5h30 – 7h. Chính vì vậy, bạn nên tranh thủ đi chợ sớm để cảm nhận được bầu không khí ở đây nhé.
  • Khi thuê tàu, bạn phải thương lượng trước về giá cả và thống nhất thời gian; các địa điểm tham quan.
  • Nếu bạn đi ít người thì có thể đi ghe ghép để tiết kiệm chi phí chứ không cần thuê ghe riêng.
  • Khi đi tàu, bạn nên mặc áo phao và chú ý an toàn để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
  • Bạn nên hỏi trước giá của các món đồ ăn sáng; các loại trái cây được bày bán trên ghe để tránh việc hỏi quá nhiều nhưng lại không mua.
những lưu ý
Những khu chợ nổi Miền Tây nhộn nhịp vào mỗi buổi sáng (Ảnh Internet)
Vậy là Nụ cười Mê Kông vừa chia sẻ với bạn top 7 ngôi chợ nổi Miền Tây nổi tiếng nhất. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có được một trải nghiệm thật sự thú vị. Ngoài ra, nếu bạn có ý định du lịch Chợ nổi Cái Răng thì đừng ngại liên hệ với Nụ cười Mê Kông để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé!
*Nguồn tham khảo: https://vnexpress.net/
5/5 - (109 bình chọn)

Trả lời

Liên hệ qua Facebook Liên hệ qua Facebook
Liên hệ qua Zalo Offical Account Zalo Offical Account
Hướng dẫn đường đi Hướng dẫn đường đi
Chúng tôi đang online, chat ngay
Lên đầu trang
Hotline Live chat Đặt ngay Facebook ZaloOA
Zalo
Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.