Nhà thờ Tân Định là một trong những kiến trúc đẹp nhất TP Hồ Chí Minh. Màu sơn hồng và những đường nét hoa văn trang trí màu trắng đã làm cho toàn bộ công trình vô cùng nổi bật trên nền trời xanh, tạo một vẻ lộng lẫy và tươi mới. Vì thế, không lạ gì, mỗi lần có dịp được tham dự thánh lễ tại đây. Ai nấy đều có cảm giác như được hành hương đến một nơi đất thánh linh thiêng và cổ kính. Cùng Nụ Cười Mê Kông tham quan công trình có một không hai này nhé!
Nhà thờ Tân Định ở đâu? Địa chỉ nhà thờ màu hồng
Nhà thờ Tân Định hay Nhà thờ màu hồng (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu). Là một nhà thờ Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc giáo xứ Tân Định. Nhà thờ và Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là hai công trình kiến trúc với quy mô lớn và có lịch sử xây dựng từ rất sớm tại thành phố này, tạo nên một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa và kiến trúc của Sài Gòn.
Nhà thờ màu hồng tọa lạc ở số 289, Hai Bà Trưng, Phường 8, Quận 3. Nằm trên đường phố nhộn nhịp dòng người xe qua lại nên du khách dễ dàng di chuyển mọi phương tiện tới đây. Có thể là đi xe máy, ô tô, taxi hoặc là xe buýt. Từ các quận 2, quận 4 hay quận 1, quận 7, du khách đều có thể dễ dàng đi tới đây mất chừng 20 phút – 30 phút. Nếu du khách chọn đi xe buýt cũng rất tiện lợi, chỉ việc bắt xe số 63 là đến nơi.
Tham khảo dịch vụ: Cho thuê xe du lịch Cần Thơ đi Sài Gòn
Lịch sử xây dựng giáo xứ Tân Định
Được khởi công vào năm 1870 và khánh thành vào ngày 16/12/1876. Trải qua 145 năm, nhà thờ Tân Định vẫn tọa lạc bên cạnh con đường nhộn nhịp, sầm uất. Chứng kiến bao sự thay đổi về nhịp sống của một Sài Gòn hoa lệ. Nhà thờ màu hồng mang một hình dáng thật mỹ lệ. Nhà thờ như một nét chấm phá rực rỡ giữa phố phường Sài Gòn.
Công trình này luôn được sửa chữa, nới rộng trong nhiều đợt khác nhau. Nhưng không hề xóa đi kiến trúc ban đầu. Năm 1896, nhà thờ được nối thêm hai căn và hai hàng ba có xây tường chung quanh. Từ năm 1926, nhà thờ được nới rộng thêm. Cũng trong thời điểm này, tháp chuông được xây dựng cạnh công lộ Hai Bà Trưng, cao 52,6m.
Ngày 6/01/1929, nhà thờ nhận được ba bàn thờ cẩm thạch Ý trị giá 50.000 quan do một gia đình dâng tặng. Năm 1949, sườn nhà thờ được chỉnh sửa lại, thay đổi kèo và đòn tay bằng sắt. Năm 1957, sân nhà thờ được tráng nhựa. Tháng 12/1976, để kỷ niệm 100 năm xây dựng, nhà thờ được sơn lại, gỡ bỏ các hàng rào sắt. Đồng thời cung thánh cũng được đổ cao hơn, tráng lại bằng đá mài màu xanh cho hợp với các cột chung quanh.
Có thể chia lịch sử Giáo xứ Tân định ra làm 5 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn Hình thành: Từ 1860 – 1874.
- Giai đoạn củng cố và xây dựng: Từ 1874 – 1926.
- Giai đoạn Trưởng thành: Từ 1926 – 1946.
- Giai đoạn Phát triển: Từ 1946 – 1974.
- Giai đoạn Hiện nay: Từ 1974 – đến nay.
Kiến trúc nhà thờ màu hồng Tân Định
Lần đầu tiên ghé thăm nhà thờ Tân Định, bạn sẽ bị thu hút ngay bởi màu hồng ấn tượng và kiểu kiến trúc Gothic đẹp mắt với những vòm cung cong cong. Mặc dù nhà thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Gothic, nhưng sự pha trộn với phong cách Roman đã tạo ra một điểm nhấn độc đáo và phóng khoáng. Và các chi tiết trang trí thì mang chút ảnh hưởng của phong cách Baroque tạo nên vẻ đẹp vô cùng cuốn hút và lộng lẫy.
Tháp chính
Nổi bật nhất phải kể đến tòa tháp chuông cao chót vót, chạm tới cả tầng mây như thể tạo nên một lối đi giữa thiên đàng và trần thế. Nhìn từ xa lên trên đỉnh tháp chính cao 52,6m của nhà thờ bạn sẽ thấy đỉnh tháp có hình chóp bát giác cùng cây thánh giá. Một hình ảnh quen thuộc thường thấy trong những công trình theo đạo Giáo. Cây thánh giá khá lớn được làm bằng đồng cao 3m. Biểu tượng cho những người theo đạo Thiên Chúa Giáo.
Đứng dưới mái vòm, lấp ló tầng lá của những cây dừa xanh tươi cùng những tia nắng mặt mặt trời chói chang đổ bóng xuyên xuống khiến bạn không khỏi choáng ngợp bởi không gian nơi đây. Ngói nhọn với tháp chuông ở đỉnh nhà thờ và những điểm xuyến khác như tấm biển tên nhà thờ hay cánh cổng chính bằng gỗ. Với những đường nét hoa văn như đưa bạn xuyên không quay về thời Phục Hưng. Lạc bước vào thiên đường của một xứ sở thần tiên với khung cảnh đầy cổ kính.
Tháp phụ
Cùng với tháp chính là 2 tháp phụ bao gồm nhiều tháp đèn, nhiều cửa sổ thông gió. với những hoa văn trang trí tinh tế, độc đáo tạo vẻ vững chãi, cứng cáp mà lại không kém phần duyên dáng. Được thiết kế theo phong cách độc đáo, những mái vòm tròn ôm vào nhau tạo thành một khoảng hành lang bí ẩn ngay trước cửa vào Thánh Đường. Ngói được lợp theo hình vảy cá kết hợp với những ô cửa tròn, những đường xoắn tinh xảo với hoa lá trang trí cùng những tượng thiên thần rất bắt mắt.
Thánh đường
Đi sâu vào bên trong, thánh đường hiện ra sang trọng, bề thế với hai hàng cột Gothic vững chãi tạo nên lối đi dẫn đến bàn thờ chính. Tất cả các bàn thờ trong thánh đường đều được làm bằng đá cẩm thạch của Ý. Có lẽ mặt tiền và hai hàng cột này chính là điểm nhấn tuyệt vời nhất, đẹp nhất của cả công trình đồ sộ này.
Nếu quan sát kỹ du khách sẽ nhận ra ngay hàng cột bên trái là tượng các Thánh Nữ. Hàng cột bên phải là tượng các Thánh Nam. Bên trong tòa tháp có 5 quả chuông nặng khoảng 5,5 tấn tạo nên một bức tranh kiến trúc độc đáo, chạm khắc rất tinh xảo. Du khách sẽ có cảm giác như đi lạc vào thành phố Ý thơ mộng, cổ điển đầy thú vị mà ai cũng muốn được một lần đặt chân đến.
Là công trình kiến trúc có giá trị văn hóa tôn giáo nơi đây còn tổ chức các hoạt động từ thiện, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn. Người dân Thành phố Hồ Chí Minh và du khách thường đến đây để cầu nguyện mọi điều tốt lành, bình an, lắng nghe những buổi giảng tại Thánh đường. Hay đơn giản chỉ để tận hưởng bầu không khí bình yên, an lành nơi đất Thánh.
Giờ lễ nhà thờ Tân Định
Thánh lễ
- Ngày thường: 5g00; 6g15; 17g30; 19g00.
- Chúa nhật: 5g00; 6g15; 7g30; 9g00; 16g00; 17g30; 19g00.
- Những ngày lễ lớn, giờ lễ cụ thể sẽ được cập nhật thường xuyên
Giải tội
- Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường;
- Chúa nhật: 17g00-19g00.
Chầu Thánh Thể
- Mỗi ngày – Tại nhà chầu;
- Chúa nhật – 15g00 tại Nhà Thờ.
Rửa tội trẻ em
- 10g15 Chúa nhật mỗi cuối tháng.
Lịch làm việc Văn phòng Giáo Xứ
- T3-T7: 7g30-11g30; 14g30-18g30.
- Chúa nhật: 6g30-10g30; 16g30-20g30.
- Thứ hai nghỉ cả ngày.
Những địa điểm kết hợp khi tham quan Nhà thờ Tân Định
Bảo tàng chứng tích chiến tranh
Nằm trên khuôn viên tòa nhà hành chính của chính quyền Mỹ Ngụy cũ. Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trưng bày những tư liệu, hiện vật, hình ảnh nhằm nhấn mạnh hậu quả của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với người dân Việt Nam. Với nhiều hình ảnh chân thực, đây là một trong những bảo tàng thu hút nhiều du khách nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh mở cửa mỗi ngày.
Địa chỉ: số 28 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TP.HCM
Hồ Con Rùa
Hồ Con Rùa ở trung tâm TP HCM có tên chính thức là Công trường Quốc tế. Là nút giao của các tuyến đường Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân và Võ Văn Tần. Xung quanh hồ tập trung rất nhiều nhà hàng, quán bar, cà phê nên khu vực này luôn nhộn nhịp từ sáng đến khuya.
Địa chỉ: ngã ba Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân, Quận 3, TP. HCM.
Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa được khởi công vào năm 1964 và hoàn thành vào năm 1971 do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất thành phố Hồ Chí Minh. Một không gian xanh giữa những tòa cao ốc hiện đại. Kiến trúc của chùa nổi bật với cổng tam quan, tòa nhà trung tâm, tháp Quan thế âm, tháp Xá Lợi cộng đồng, tháp đã Vĩnh Nghiêm.
Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (gần cầu Công Lý), phường 7,quận 3, TP.HCM.
Hy vọng rằng qua những chia sẻ từ Nụ Cười Mê Kông. Bạn sẽ có một hành trình khám phá nhà thờ Tân Định – nhà thờ màu hồng thật tuyệt vời và đừng quên lưu lại cho mình những khoảnh khắc đáng nhớ nhất để làm kỉ niệm khi đi du lịch Sài Gòn nhé. Chúc bạn có một chuyến đi tuyệt vời!
Nguồn tài liệu: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_T%C3%A2n_%C4%90%E1%BB%8Bnh