Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn – Kiến trúc cổ giữa lòng đô thị

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nổi bật với kiến trúc cổ châu Âu giữa lòng đô thị. Đây là một trong những địa điểm check-in Sài Gòn mà ai cũng muốn ghé thăm. Hơn trăm năm qua, nhà thờ Đức Bà đã trở thành biểu tượng đặc trưng của Sài Gòn. Vậy do đâu mà nơi đây lại thu hút như thế? Hãy cùng Nụ Cười Mê Kông khám phá nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn này nhé! 

Nhà thờ Đức Bà tại TP HCM
Nhà thờ Đức Bà tại TP HCM

Giới thiệu nhà thờ Đức Bà Sài Gòn chi tiết nhất 2024

Một trong những biểu tượng của Sài Gòn – Nhà thờ Đức Bà, thu hút hàng nghìn tín đồ và khách du lịch. Nhiều năm qua, tòa kiến trúc này vẫn giữ nguyên nét kiến trúc cổ kính của nó. Để hiểu rõ hơn về chứng nhân lịch sử này, mời bạn cùng chúng tôi lượt qua các cột mốc lịch sử đáng chú ý của nhà thờ Đức Bà Saigon.

nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà Saigon

Video tham quan một vòng bên trong nhà thờ

Nhà thờ Đức Bà ở đâu? Tên gọi chính thức là gì?

  • Tên chính thức: Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
  • Tên ngắn gọn: Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn hay Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.
  • Nhà thờ Đức Bà ở quận mấy? Địa chỉ nhà thờ Đức Bà: 01 Công xã Paris, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM. 
nhà thờ Đức Bà Saigon
Mặt sau của nhà thờ Đức Bà

Tham khảo dịch vụ: Thuê xe Cần Thơ Sài Gòn

Giờ mở cửa nhà thờ Đức Bà thành phố Hồ Chí Minh 2024

Ngày thường, nhà thờ có hai giờ chính diễn ra thánh lễ là sáng sớm và chiều tối. Ngày Chủ nhật sẽ có 7 thánh lễ đáp ứng cho các tín đồ đến rửa tội. Bạn nên vào đúng giờ lễ để được vào tham quan bên trong nhà thờ khoảng 1-2 tiếng. Những giờ lễ ở nhà thờ Đức Bà bạn nên biết: 
  • Thứ hai đến thứ bảy: 5h30 và 17h30 các ngày.
  • Chủ nhật gồm ngày thánh lễ bằng tiếng Anh: 5h30, 6h45, 8h00 và 9h30. Còn lại gồm 16h00, 17h15 và 18h30.
nhà thờ Đức Bà xưa
Check-in nhà thờ lớn Sài Gòn

Làm sao để du lịch nhà thờ Đức Bà?

Bạn có từng nghe đến những địa danh như Dinh Độc Lập, Chợ Bến Thành, Thảo Cầm Viên… không? Đây là những điểm check-in nổi tiếng khi đến với xứ Sài Thành. Chỉ cần bạn muốn, không khó để tham quan một vòng đất Sài Gòn. 

nhà thờ Đức Bà thành phố Hồ Chí Minh
Chính diện nhà thờ
  • Từ miền Tây, bạn chỉ cần thuê xe hoặc mua vé đi thành phố Hồ Chí Minh, chỉ mất tầm 3 giờ đi xe mà thôi. 
  • Đến chơi Sài Gòn, bạn có thể ngồi xe buýt để đến các tụ điểm check-in như nhà thờ Đức Bà Quận 1, Chợ Bến Thành. Hoặc chọn các dịch vụ taxi hiện hành. 
  • Bạn cũng có thể lựa chọn du lịch Sài Gòn theo tour. Cách này có thể cho bạn sự trải nghiệm tuyệt vời nhất và hiểu hơn về lịch sử thông qua hướng dẫn viên. Đến chơi thành phố Hồ Chí Minh mà không tham quan hết các điểm check-in nổi tiếng thì đúng là nuối tiếc.
  • Những nhà xe uy tín mà bạn có thể tham khảo như xe Phương Trang, Thành Bưởi… Hoặc các cơ sở cho thuê xe gia đình uy tín như Nụ Cười Mê Kông. Công ty du lịch Nụ Cười Mê Kông sẽ tặng bạn rất nhiều ưu đãi với dịch vụ tốt nhất. 
nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn
Nhà thờ Đức Bà về đêm lung linh ánh đèn

Lịch sử về nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà xây dựng năm nào? Sau đây là câu trả lời dọc theo chiều dài lịch sử của nhà thờ trong nhiều năm qua. Từ lúc bắt đầu thành lập, các cuộc trùng tu nhà thờ Đức Bà Sài Gòn cho đến ngày nay.

ảnh nhà thờ đức bà
Hình ảnh xưa cũ của nhà thờ
  • Sau khi thực dân Pháp chiếm được Sài Gòn, họ đã cho lập nhà thờ để các tín đồ theo đạo Công giáo có thể cử hành Thánh Lễ. Đến năm 1863, Đô đốc Victor Auguste Duperré đã cho phép xây dựng Nhà thờ Saigon. 
  • Đến năm 1876, bản thiết kế nhà xây dựng lại nhà thờ do Thống đốc Nam Kỳ Duperré tổ chức cuộc thi tìm được. Từ đây nhà thờ Đức Bà Saigon đã khoác lên mình kiến trúc Roma kế hợp Gothic cổ điển. Năm 1880, lễ khánh thành nhà thờ được diễn ra và mang tên là “Nhà thờ Nhà nước”. Đến năm 1895, hai tháp chuông cũng được xây thêm vào nhà thờ Đức Bà xưa. Đây có thể là cuộc xây dựng –  trùng tu nhà thờ Đức Bà Sài Gòn quy mô lớn trong lịch sử.
  • Đến năm 1958, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên đã cho tạc tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng cẩm thạch trắng tại Ý. Rồi vận chuyển về đến Việt Nam năm 1959. Từ đây, cái tên Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn trở thành tên gọi chính thức. Trở thành 1 trong 3 tòa tổng giám mục tại Việt Nam. (Nguồn: Wikipedia Việt Nam) 
chuông nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ lúc đầu vào năm 1851-1870

Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được thiết kế vào năm 1880 bởi kiến trúc sư người Pháp – Jules Bourard. Với kiến trúc Roma kết hợp Gothic độc đáo. Điểm nhấn của nhà thờ chính là bức tường xây bằng gạch của Marseille của Pháp. Đây là vừa là công trình kiến trúc nghệ thuật cổ, vừa là chứng nhân lịch sử trong hơn 140 năm qua. 

bên trong nhà thờ Đức Bà
Một toàn kiến trúc đậm nét Tây Âu

Công viên phía trước nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Phía trước nhà thờ Đức Bà TP HCM là một công viên xanh hóa. Đây là nơi được nhiều bạn trẻ yêu thích và nhiệt tình check-in nhất. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình cẩm thạch trắng của Italy. Điều đặc biệt nhất là đàn bồ câu ở công viên. Chỉ cần một ít bánh mì vụn hoặc hạt nhỏ là có thể tiếp cận đàn bồ câu đáng yêu này. Thậm chí, chúng còn cùng bạn chụp vài shot ảnh lưu niệm nữa đấy! 

nhà thờ đức bà về đêm
Đàn bồ câu trước nhà thờ

Thánh đường cổ kính bên trong nhà thờ Đức Bà

Cái chính nhất của mỗi nhà thờ chính là thánh đường – nơi diễn ra các thánh lễ quan trọng. Thánh đường bên trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có sức chưa lên đến 1.200 người. Với chiều dài là 93m, chiều rộng là 35m và chiều cao mái vòm là 21m. Thành đường được chia làm hai dãy nhà nguyện, một lòng chính và hai lòng phụ. 

hình ảnh nhà thờ đức bà sài gòn
Thánh đường bên trong nhà thờ Đức Bà

Hoa văn độc đáo của nhà thờ Đức Bà

Bên trong nhà thờ Đức Bà nổi bật với 56 cửa kính trên tường mô tả các nhân vật và sự kiện trên Thánh Kinh. Với 35 bông hồng tròn và 25 cửa sổ mắt bò được ghép bằng kính nhiều màu thành những hoa văn ấn tượng. Những hoa văn này chính là thứ mê hoặc khiến ai cũng muốn ngắm nhìn.

trùng tu nhà thờ đức bà sài gòn
Những hoa văn tuyệt diệu

Tháp chuông nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nổi bật giữa đô thành

Hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà Sài Gòn cao 57m với nét kiến trúc cổ đã gây ấn tượng với nhiều du khách. Có tất cả 6 chuông theo tên Đô – Rê – Mi – Sol – La – Si với tổng trọng lượng hơn 27 tấn. Mỗi quả chuông đều trải qua bàn tay của các nghệ nhân càng trở nên tinh xảo. 

nhà thờ đức bà ở quận mấy
Chuông nhà thờ Đức Bà

Khu vực thờ tự của nhà thờ ra sao?

Các bàn thờ nơi Cung Thánh đều được làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối. Và được đặt hai bên cánh trái – phải của Cung Thánh. Gồm:
  • Cánh trái là Đức Mẹ Fátima, Kitô Vua, Thánh Anna, Thánh Têrêsa, Tổng lãnh thiên thần Micae và Đức Mẹ Lộ Đức.
  • Cánh phải lần lượt là Thánh Giuse, Lòng Chúa Thương Xót, Thánh Patrick, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Các thánh tử đạo Việt Nam và Thánh Antôn thành Padova.
Khu vực thờ tự
Khu vực thờ tự

Tượng đồng Pigneau de Béhaine

Bức tượng là giám mục Pigneau de Béhaine dắt tay hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh (con vua Gia Long). Mang bên mình biểu tượng hòa hợp giữa đạo Công giáo và Triều Nguyễn. Tượng được người Pháp đúc bằng đồng vào năm 1903. Nhưng đến năm 1945 thì bị phá bỏ, giờ chỉ còn lại bệ đá hoa cương.

Tượng đồng Pigneau de Béhaine cũ
Tượng đồng Pigneau de Béhaine cũ

Tượng Đức Mẹ Hòa Bình

Tượng Đức Mẹ Hòa Bình của nhà thờ Đức Bà TP HCM được đặt tạc tại Ý. Đến năm 1959 thì được vận chuyển về Việt Nam. Bức tượng được tạc bằng đá cẩm thạch trắng do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện. Đức mẹ đạp đầu con rắn, tay cầm trái địa cầu có cắm thánh giá. Tượng cao 4.6m và nặng 8 tấn này mang ý nghĩa cầu nguyện cho Việt Nam và thế giới được Hòa Bình. 

Tượng Đức Mẹ Hòa Bình
Tượng Đức Mẹ Hòa Bình

Trải nghiệm thú vị khi đến với nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Khi du lịch nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, bạn phải nhanh chân trải nghiệm ngay những hoạt động thú vị. Không những thế, bạn cũng nên thưởng thức các món ngon đường phố đặc trưng tại địa điểm du lịch nổi tiếng này. Hơn thế nữa, ngắm hình ảnh nhà thờ Đức Bà về đêm dưới ánh đèn lung linh quả là điều tuyệt vời.

Dạo quanh nhà thờ trên xe buýt du lịch
Dạo quanh nhà thờ trên xe buýt du lịch

Ăn gì khi du lịch gần nhà thờ?

Đến tham quan nhà thờ Đức Bà phải thưởng thức những “đặc sản” đường phố gần đó. Nhất là món bánh mì Sài Gòn chính hiệu. Ngoài ra còn có các loại hủ tiếu, bánh căn, súp cua ngon tuyệt cú mèo. Chỉ cần vài chục nghìn là bạn có thể no căng với những món ăn tại đây. Vừa thưởng thức các món ngon đường phố, vừa ngắm nhìn một Sài Gòn hối hả cùng bè bạn quả là điều tuyệt vời.

Súp cua đặc sản gần nhà thờ
Súp cua đặc sản gần nhà thờ

Thưởng thức cà phê “bệt” độc đáo

Cà phê “bệt” đúng như tên của nó – ngồi bệt xuống đất uống cà phê. Vì đây là loại cà phê đường phố giá rẻ phục vụ cho du khách ngồi trò chuyện tán gẫu. Tuy vậy, những bạn trẻ lại yêu thích cái cảm giác bình dân thoải mái này. Nhất là cái cảm giác ngồi lê đôi mách cùng chúng bạn, chuyện trò về những kỉ niệm xưa cũ để tăng thêm tình cảm bè bạn.

Thưởng thức cà phê "bệt" dân gian
Thưởng thức cà phê “bệt” dân gian

Ngồi xích lô dạo quanh Sài Gòn

Hãy sống chậm lại, cách biệt với một Sài Thành hối hả bộn bề. Cùng bè bạn ngồi trên những chiếc xích lô cỗ, dạo quanh đất Sài Gòn, nghe kể về những câu chuyện nơi góc khuất mà chỉ những chú đạp xích lô – những con người gắn liền với đất đô thành bao năm qua là một điều tuyệt vời hơn bao giờ hết. Đôi khi những nhân chứng sống này mang đến cho bạn những câu chuyện mà chỉ họ mới có thể chứng kiến.

Đạp xích lô tham quan Sài Gòn
Đạp xích lô tham quan Sài Gòn

Một số địa điểm tham quan nổi bật gần nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Đến du lịch Sài Gòn, không chỉ đến tham quan nhà thờ Đức Bà, bạn nên trải nghiệm thêm các địa điểm dưới đây để hiểu hơn về một Đô Thành lớn của Việt Nam.
  • Chợ Bến Thành
  • Nhà hát thành phố
  • Bưu điện thành phố
  • Dinh Độc Lập
  • Thảo Cầm Viên
  • Phố đi bộ Nguyễn Huệ
  • Bảo tàng mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
  • Bến Nhà Rồng
  • Công viên Tao Đàn
  • Check-in tòa nhà Bitexco.
  • Check-in Landmark 81.
Du lịch chợ Bến Thành Sài Gòn
Du lịch chợ Bến Thành Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà được coi là một trong những biểu tượng về văn hóa, kiến trúc đại diện cho Sài Gòn từ xưa đến nay. Đây là linh hồn của Sài Gòn mà khi đã ghé đến Sài Gòn thì người ta buộc phải đến nhà thờ Đức Bà, để lưu giữ trong mình những cảm xúc nhẹ nhàng, thanh thản ẩn hiện sau nét cổ kính của nơi này. Có lẽ chính vì thế thánh đường Chính tòa Đức Mẹ thu hút nhiều người dân, du khách trong và ngoài nước. Thông qua bài viết này, Nụ Cười Mê Kông mong rằng bạn có thể thêm hiểu hơn về điểm du lịch nổi tiếng đất Sài Gòn.

Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_ch%C3%ADnh_t%C3%B2a_%C4%90%E1%BB%A9c_B%C3%A0_S%C3%A0i_G%C3%B2n

5/5 - (15 bình chọn)
Bình luận (0 bình luận)

Gọi ngay hotline 19009165
Liên hệ qua Facebook Liên hệ qua Facebook
Liên hệ qua Zalo Offical Account Zalo Offical Account
Hướng dẫn đường đi Hướng dẫn đường đi
Chúng tôi đang online, chat ngay
Lên đầu trang
Hotline Live chat Đặt ngay Facebook ZaloOA
Zalo