Làng cổ Đông Hòa Hiệp từ lâu đã được xem là “ngôi làng xưa” nổi tiếng ở Tiền Giang. Mang bên mình hơi thở cổ xưa trong xã hội hiện đại, làng cổ đã được nhiều người biết đến nhờ nét riêng của nó. Những ngói mái đỏ rêu phong được bao phủ bởi vườn cây đặc sản miệt vườn. Đâu đó thoang thoảng mùi xoài mùi nhãn quyến rũ từng đợt du khách ghé thăm. Cùng Nụ Cười Mê Kông “ngồi xuồng ba lá” đến thăm ngôi làng cổ này nhé!
*Xem thêm bài viết: Các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Tiền Giang
Về thăm làng cổ Đông Hòa Hiệp ở miền Tây
Làng nhà cổ Đông Hòa Hiệp là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Đông lẫn phương Tây. Cùng với sự giao thoa giữa nét xảo diệu của xứ kinh kỳ và mang âm hưởng phóng khoáng của vùng sông nước Nam Bộ. Việt Nam có ba ngôi làng vang danh là làng Đường Lâm ở Hà Nội, làng Phước Tích ở Huế cùng làng cổ Đông Hòa Hiệp. Nhưng làng cổ ở miền Tây này lại tạo cho du khách cảm giác gần gũi, thân thiện như con người ở đây.
Clip review làng cổ Đông Hòa Hiệp
https://youtu.be/DtF4cQiiEGc
Làng cổ Đông Hòa Hiệp ở đâu?
Người dân ở đây sinh sống giữa những vườn cây ăn trái trĩu quả. Những loại trái cây đặc sản chủ yếu như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Vĩnh Kim, quýt Cái Bè, nhãn. Cùng với đó là những hộ dân hành nghề thủ công truyền thống như làm cốm, bánh tráng, bánh phồng.
Tham khảo dịch vụ: Thuê xe Cần Thơ đi Tiền Giang
Cách đi du lịch làng nhà cổ Đông Hòa Hiệp
- Phượt nhà cổ Đông Hòa Hiệp bằng xe máy. Phương tiện nhanh chóng và thoải mái nhất với các bạn trẻ khi du lịch là xe máy. Lái xe lượn quanh ngôi làng cổ xanh mát. Tung tăng ghé ngang những điểm du lịch xung quanh làng cổ Đông Hòa Hiệp thì còn gì bằng.
- Du lịch làng nhà cổ Đông Hòa Hiệp theo tour. Dịch vụ du lịch miệt vườn được nhiều du khách Sài Gòn, Hà Nội hay nước ngoài lựa chọn nhất là du lịch theo tour. Mọi chi phí được tính trong một lần duy nhất. Được hướng dẫn viên chuyên nghiệp hỗ trợ nhiệt tình. Đặc biệt, bạn sẽ được lên lịch trình cụ thể và không phải bỏ sót bất kỳ điểm tham quan nào.
- Giá vé tham quan nhà cổ làng Đông Hòa Hiệp. Miễn phí tham quan nhà. Bạn chỉ tốn phí khi ở lại qua đêm hay dùng bữa tại đây.
Thời điểm du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp tốt nhất
Tránh du lịch miệt vườn nhà cổ vào mùa mưa, vì như thế sẽ rất khó di chuyển tham quan giữa các ngôi nhà. Đặc biệt, khi trời mưa, bạn sẽ không thể ra “lục soát” vườn trái cây trĩu quả. Hơn nữa, bạn cũng không thể “sẵn tiện” ghé ngang chợ nổi Cái Bè được. Vì thế bạn nên đi vào mùa khô hoặc mùa trái cây, khoảng từ tháng 1 đến tháng 5 là thích hợp nhất.
Những điều hấp dẫn tại làng cổ Đông Hòa Hiệp
Làng cổ Đông Hòa Hiệp Cái Bè có tổng cộng 36 căn nhà cổ có niên đại từ 100 – 200 năm. Nhưng được công nhận là ngôi nhà cổ di sản thì có 7 căn. Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến đây là những ngôi nhà cổ mang đậm nét văn hóa kiến trúc nhà vườn Nam Bộ. Chúng nằm đan xen giữa những vườn cây trái, sông nước hữu tình và với không khí trong lành mát mẻ. Những ngôi nhà ở đây không được xây hướng Nam như ở miền Trung. Mà theo nguyên tắc “nhất cận thị – nhị cận giang – tam cận lộ” nhằm thuận tiện cho văn hóa và kinh tế vùng sông nước.
Nhà cổ ông Ba Đức – Trải nghiệm homestay cổ ở miền Tây
Tìm đến nhà cổ của ông Phan Văn Đức. Được cụ Phan Văn Đằng xây vào những năm 1850. Ông là một trong những phú hào thuộc hàng giàu có nhất lúc bấy giờ. Đập vào mắt du khách là ngôi nhà cổ vàng trắng đan xe. Đấy là sự kết hợp giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây một cách hài hòa và độc đáo.
Nhà được xây trên nền đất cao hơn nửa mét. Có hai gian trước và sau cách nhau bởi một khoảng sân nhỏ được gọi là “thiên tĩnh”. Với mục đích đưa ánh sáng và không khí ấm áp cho cả hai gian nhà. Ngôi nhà còn kết hợp giữa tham quan và du lịch sinh thái được nhiều du khách nước ngoài yêu thích. Cùng với đó là thưởng thức nhiều loại trái cây ngon. Những món đặc sản của miền Tây Nam Bộ như cá lóc nướng trui cuốn bánh tráng. Hay tham gia các hoạt động như bắt cá, cấy lúa, du ngoạn sông, đạp xe quanh vườn…
Những đồ vật trong nhà được chạm khắc tỉ mỉ. Bộ ba tủ thờ được cẩn ốc xà cừ óng ánh được bày trí với phong cách Á Đông. Ngôi nhà có bốn cây cột bằng gỗ quý làm trụ. Chính giữa là gian thờ được chưng theo lối “đông bình tây quả”. Trên tủ thờ có đặt một hộp gỗ được cẩn hình rồng. Bên trong có bản sách phong thần do vua Tự Đức ban tặng. Quanh nhà có 9 bức tranh làng quê bình dị được vẽ trực tiếp trên ba bức tường.
Địa chỉ: 155, ấp An Lợi, xã Đông Hòa Hiệp, Cái Bè, Tiền Giang.
Nhà cổ ông Kiệt – “Đệ nhất” nhà cổ Đông Hòa Hiệp
Nằm trong hàng cửu đại mỹ gia của cả nước có nhà cổ của ông Trần Tuấn Kiệt. Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1838 mang dấu ấn cổ xưa của đồng bằng Bắc Bộ. Kiến trúc chữ “Đinh” với ba gian hai chái rộng gần 1000m2 này là “đệ nhất” nhà cổ ở Đông Hòa Hiệp. Nơi đây còn được chủ nhà cho dựng phòng để đón tiếp du khách muốn ngủ lại qua đêm.
Nhà được dựng bằng 108 cây cột, tòa bộ được làm từ các loại gỗ quý. Trên các cột kèo, xiên và trên các vách cửa được chạm khắc hình rồng, hạc, phượng, hoa lá rất công phu và tinh xảo. Vách nhà không hoàn toàn “kín đáo”, mà là từng chấn song gắn lên cách khoảng với nhau. Cô chủ nhà bảo rằng, ngày xưa làm thế là để tiết kiệm tiền cũng như cho thoáng khí. Do miền Nam thường mưa nhiều nên vách hở có thể làm thoáng khí. Bảo vệ được đồ gỗ trong nhà không bị ẩm mốc. Cái hay nhất là những chấn song này có thể gỡ ra nhằm tạo không gian lớn hơn khi có đám tiệc.
Địa chỉ: số 22, tổ 1, ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp.
Nhà cổ ông Xoát – Ngôi nhà cổ lâu đời nhất
Ngôi nhà có tuổi thọ lâu đời nhất ở làng cổ Đông Hòa Hiệp có nhà cổ của ông Lê Văn Xoát. Ngôi nhà vẫn giữ được vẻ tráng lệ, bề thế của gia đình một thời lừng lẫy với nét tinh hoa của văn hóa cố đô. Nhà vẫn còn giữ được những bức hoành phi, liễn cổ cùng các bộ bàn ghế từ thời vừa được xây cất.
-
Nhà cổ ông Tông
-
Nhà cổ ông Mười
-
Nhà cổ ông Cai Huy
-
Nhà cổ ông Liêm
-
Nhà nghề bánh phồng
Làng cốm Việt ở miền Tây
Tiếp nối với hành trình khánh phá làng cổ Đông Hòa Hiệp, mời bạn dời bước đến làng cốm cách đó không xa. Lò cốm Ngọc Lợi là lò cốm lâu đời nhất cho đến nay được nhiều người biết đến. Các công đoạn làm cốm tại đây vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công. Chính vì thế, du khách tìm đến đây luôn được chủ nhà giao luôn cây sạn để tự tay “nổ cốm”. Nếu có dịp đến làng cốm, bạn đừng quên mua vài khúc bánh làm quà cho gia đình nhé!
Đến làng cổ Đông Hòa Hiệp ăn gì?
- Thưởng thức bánh xèo miền Tây
- Cháo cá lóc rau đắng
- Lẩu mắm nức tiếng miền sông nước
- Trái cây đặc sản Tiền Giang
- Cốm, kẹo khóm làm bằng thủ công
Gợi ý những điểm du lịch gần làng nhà cổ Đông Hòa Hiệp
- Chợ nổi Cái Bè – Khám phá cuộc sống miền sông nước: Bình thường khi đến với vùng Cái Bè phải ghé qua chợ nổi nơi đây. Là một trong những khu chợ nổi độc nhất miền Tây, chợ nổi Cái Bè cũng toát lên vẻ phồn hoa náo nhiệt của một thời giao thương. Tour tham quan mà mọi người thích nhất là sáng sớm đến tham quan chợ nổi, đến gần trưa thì thuyền thăm làng nhà cổ Đông Hòa Hiệp.
- Khu du lịch Làng Tre Cái Bè. Ngôi làng này vừa “nổi” lên trong thời gian gần đây nhằm phục vụ cho du khách gần xa. Nơi đây được thiết kế như một miền Tây thu nhỏ. Bao quanh là những rặng dừa xanh mát, kênh rạch, xen lẫn là vườn cây trĩu quả, hoa cỏ nhiều màu sắc. Trải nghiệm tự tay làm các loại bánh dân gian như: bánh xèo, bánh khọt, bánh lá, gói bánh tét,…
Những ngôi nhà trăm tuổi, ngôi làng mến khách. Cùng với sự chân chất thật thà của người dân vùng sông nước Nam Bộ. Hòa quyện với không gian yên tĩnh nơi đây đã tạo nên một sức hấp dẫn vô cùng tuyệt vời khi đến với di sản văn hóa – làng cổ Đông Hòa Hiệp.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng_H%C3%B2a_Hi%E1%BB%87p