Dinh Độc Lập được xem là biểu tượng văn hoá của thành phố Hồ Chí Minh. Mang trong mình lối kiến trúc cổ trăm năm cùng giá trị lịch sử hào hùng của dân tộc. Dinh ở Sài Gòn này thu hút không ít du khách trong nước và đặc biệt gây ấn tượng mạnh đối với khách du lịch nước ngoài. Cùng Nụ Cười Mê Kông tìm đến nơi huy hoàng của lịch sử này nhé!
Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm du lịch Sài gòn từ A đến Z
Giới thiệu về Dinh Độc Lập 2024
Video tham quan Dinh thự Việt Nam Cộng Hòa
Ý nghĩa của Dinh Độc Lập không chỉ dừng lại ở lịch sử dũng cảm của dân tộc. Mà còn ở lối kiến trúc cổ điển đương đại, hoành tráng nhưng không hoa lệ.
https://youtu.be/P9dY30cDCJI
Dinh Độc Lập ở đâu? Tên gọi khác của Dinh Độc Lập là gì?
- Năm 1871, Dinh Norodom.
- Từ năm 1871 – 1887, Dinh Thống đốc Nam Kỳ.
- Từ năm 1887, Dinh Toàn Quyền.
- Năm 1954, đổi tên thành Dinh Độc Lập và tồn tại đến hôm nay.
Tham khảo dịch vụ: Thuê xe Cần Thơ đi Sài Gòn
Cách để đến du lịch Dinh Độc Lập?
- Tuyến 001: Bến Thành – Bến xe Chợ Lớn
- Tuyến 002: Bến Thành – Bến xe Miền Tâ
- Tuyến 003: Bến Thành – Thạnh Lộc
- Tuyến 004: Bến Thành – Cộng Hòa – Bến xe An Sương
- Tuyến 005: Bến xe Chợ Lớn – Biên Hòa
Giờ mở cửa du lịch Dinh Độc Lập
-
Sáng: từ 7h30 đến 11h30.
- Chiều: từ 13h00 đến 17h00.
Giá vé tham quan Dinh Độc Lập 2024
- Vé tham quan di tích: Người lớn: 40.000 đồng/ người. Sinh viên: 20.000 đồng/ người. Trẻ em: 10.000 đồng/ người.
- Vé tham quan khu trưng bày từ Dinh Norodom đến Dinh: Người lớn: 40.000 đồng/ người. Sinh viên: 40.000 đồng/ người. Trẻ em: 10.000 đồng/ người
- Combo vé tham quan di tích và khu trưng bày: Người lớn: 65.000 đồng/ người. Sinh viên: 45.000 đồng/ người. Trẻ em: 15.000 đồng/ người.
Tìm hiểu lịch sử Dinh Độc Lập
- Năm 1867, Pháp sau khi chiếm được Nam Kỳ Lục Tỉnh. Viên Thống đốc Pháp – La Grandière, liền cho xây dựng Dinh thự mới. Đặt tên là Dinh Norodom, theo tên của Quốc vương Campuchia.
- Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương. Dinh Norodom trở thành căn cứ làm việc của chính quyền Nhật. Nhưng cùng năm, Nhật thất bại trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Dinh Norodom lại trở về tay chính quyền thực dân Pháp.
- Năm 1954, Pháp ký Hiệp định Genève và rút khỏi Việt Nam. Dinh Norodom được bàn giao lại cho chính quyền Sài Gòn.
- Năm 1955, Tổng thống Ngô Đình Diệm thành lập chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Đổi tên Dinh Norodom thành Dinh Độc Lập.
- Năm 1962, phi công quân đội Việt Nam Cộng Hòa đảo chính. Ném bom làm sập phần chính cánh trái của Dinh. Ngô Ðình Diệm quyết san bằng và xây Dinh thự mới.
- Năm 1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát trong khi công trình vẫn đang được xây dựng.
- Năm 1966, Dinh Độc Lập được khánh thành. Trở thành nơi ở và làm việc của Tổng thống Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu.
- Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam thống nhất. Dinh Độc Lập 1975 trở thành di tích lịch sử, văn hóa của thành phố Hồ Chí Minh.
Bên trong Dinh Độc Lập có gì đặc biệt?
Công trình được xây dựng trong khuôn viên với diện tích rộng gần 12ha với số lượng lên đến 100 phòng. Các phòng trong Dinh Độc Lập được trang trí khác nhau tùy vào công năng sử dụng. Đa phần các hướng dẫn viên du lịch sẽ giới thiệu về Dinh Độc Lập với 3 khu chính. Bao gồm: khu cố định, khu chuyên đề và khu bổ sung. Tuy nhiên, trước khi tham quan khu vực chính. Chúng ta hãy chiêm ngưỡng khung cảnh kiến trúc của Dinh Độc Lập khi nhìn từ bên ngoài.
Cổng Dinh Độc Lập
-
Toàn thể là hình chữ “Cát”, có nghĩa là tốt lành và may mắn.
-
Trung tâm tạo chữ “Khẩu”, đề cao nền tảng giáo dục và tự do ngôn luận của dân tộc Việt Nam.
-
Cột cờ chính giữa tạo thành chữ Trung, nhắc nhở về sự trung kiên với tổ quốc.
-
Ba nét gạch ngang của mái hiên tạo chữ “Tam”, tượng trưng cho Nhân – Minh – Võ đức.
-
Đường thẳng nối ba nét gạch ngang sẽ cho ra chữ Vương. Kết hợp với nét chấm từ kỳ đài phía trên, tạo thành chữ Chủ. “Vương – Chủ”, tức chính là chủ quyền quốc gia.
-
Toàn bộ bao lơn lầu hai, lầu ba. Kết hợp với mái hiên ở lối vào chính. Cùng hai cột gỗ tạo thành hình chữ “Hưng”. Với tâm niệm để cầu mong quốc gia ta hưng thịnh. Chỉ cần đứng trước cổng Dinh Độc Lập thôi cũng đủ để tạo nên nhiều bức ảnh sống thật đẹp.
Cảnh quan công viên trong Dinh
Phía trước và sau lưng Dinh là khuôn viên sân cỏ oval rộng lớn. Với xa số các loại cây xanh độc lạ, quý hiếm. Thêm vào đó, còn có hồ sen hình bán nguyệt và hồ nước nhân tạo. Giúp điều hòa không khí và góp phần làm nên vẻ đẹp thơ mộng cho quang cảnh. Xa xa, ở phía trên gò đất góc trái Dinh Độc Lập TP HCM còn có một nhà chòi bát giác, được dùng làm nơi thư giãn. Tạo cảm giác thoáng đãng và thanh bình cho du khách ngay khi bước vào cổng chính.
Khu cố định bên trong Dinh
Khu chuyên đề
Là nơi dùng để trưng bày chuyên đề và các cuộc triển lãm lớn. Như “Đường Hồ Chí Minh qua các tài liệu của chính quyền Sài Gòn”, “Từ Hiệp định Paris đến chiến dịch Hồ Chí Minh qua tài liệu dự trữ”, “Việt Nam – Bài ca chiến thắng”. Dưới sự hướng dẫn, thuyết minh về di tích lịch sử Dinh Độc Lập của các hướng dẫn viên du lịch. Du khách sẽ được nhìn lại những tấm ảnh sống động của thời kỳ trước. Được tìm hiểu thêm nhiều chi tiết bí ẩn do các chuyên gia lịch sử nghiên cứu. Qua phần thuyết minh Dinh Độc Lập đó, chúng ta càng hiểu được sự bất khuất, anh dũng của thế hệ trước.
Khu bổ sung
Đúng như tên gọi, nơi này là khu trưng bày những hình ảnh được tìm thấy và sưu tầm sau này. Được ngắm nhìn những bức ảnh hào hùng thế kỷ, du khách sẽ cảm giác mình được sống lại vào khoảnh khắc lịch sử. Dừng chân tại khu bổ sung, các bậc thế hệ trước có cơ hội nhìn lại mình của những năm tháng oanh liệt vì dân tộc. Chợt oà lên niềm vui bất tận từ những trận chiến thắng vẻ vang. Các thế hệ sau, như chúng ta, càng thêm trân trọng và yêu quý sự bình yên lúc này. Và không nỗ lực phấn đấu vì tương lai dân tộc hùng mạnh.
Những địa điểm du lịch gần với Dinh Độc Lập
Ngay cạnh Dinh Độc Lập thành phố Hồ Chí Minh còn có các địa điểm du lịch nổi tiếng khác.
Nhà thờ Đức Bà
-
Địa chỉ: 01 Công xã Paris, Bến Nghé, Quận 1 (cách 0,45km).
Bưu điện Sài Gòn
-
Địa chỉ: 02 Công xã Paris, Bến Nghé, Quận 1 (cách ,55km)
Chợ Bến Thành
-
Địa chỉ: nằm trên đường Lê Lợi, Phường Bến Thành, Quận 1 (cách 0,75km).
Nhà hát thành phố
-
Địa chỉ: 07 Công Trường Lam Sơn, Bến Nghé, Quận 1 (cách ,9km)
Những lưu ý khi tham quan Dinh Độc Lập
- Trang phục trang nhã, lịch sự.
- Tuân thủ hướng dẫn của bảo vệ, hướng dẫn viên du lịch và các biển báo trong quá trình tham quan.
- Không mang hành lý vào trong khu di tích.
- Không mang đồ ăn thức uống từ bên ngoài vào.
- Không đưa bất kì loại động vật nào vào di tích.
- Không đem theo các loại vũ khí, chất cháy nổ hoặc hóa chất độc hại.
- Khách tham quan sẽ phải chịu trách nhiệm nếu gây ra bất cứ tổn thất nào cho khu di tích.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Dinh_%C4%90%E1%BB%99c_L%E1%BA%ADp