Chùa Thiên Mụ ở Huế – Khám phá “linh hồn” của đất Cố đô 2024

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ nổi tiếng là chốn tâm linh dành cho hội Phật tử mỗi dịp ghé thăm Huế. Với nét kiến trúc xưa cũ cùng không gian thanh tịnh, yên ắng. Cùng với đó là nét trang nhã nơi đất Huế đã khiến bao người mê đắm. Hãy cùng Nụ Cười Mê Kông khám phá ngôi chùa nổi tiếng đang “làm mưa làm gió” mà bạn không nên bỏ lỡ này nhé!

chùa Thiên Mụ Huế
Chùa Thiên Mụ Huế

Giới thiệu về Chùa Thiên Mụ – Huế chi tiết nhất 2024

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ với nhiều biểu tượng gắn liền với cố đô Huế như tháp Phước Duyên. Chùa được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng khi nghe về câu chuyện bà mụ linh thiêng báo mộng cho người dân hằng đêm. Chùa Thiên Mụ còn được gọi bằng cái tên thân thuộc khác là chùa Linh Mụ. Với tuổi đời hơn 400 năm chùa vẫn giữ riêng cho mình nét cuốn hút khác biệt. 

hình ảnh chùa Thiên Mụ
Giới thiệu đôi nét về chùa

Video review toàn cảnh chùa Thiên Mụ

Video được thực hiện bởi Youtube Duy Stories

https://youtu.be/tQOvVtNPkrI

Chùa Thiên Mụ ở đâu?

Được khởi lập vào năm 1601, thời chúa Nguyễn Hoàng. Chùa Thiên Mụ Huế nằm trên ngọn đồi Hạ Khuê của làng An Ninh Thương, phường Kim Long, thành phố Huế. Khung cảnh xung quanh trở nên hữu tình hơn nhờ hình ảnh thiên nhiên và dòng sông Hương thơ mộng. Có lẽ đây là lý do mà chùa Thiên Mụ thu hút thực khách mỗi khi ghé thăm xứ Huế.

kiến trúc chùa Thiên Mụ
Du lịch Thiên Mụ – Huế

Cách đi đến chùa Thiên Mụ du lịch

  • Du lịch chùa Thiên Mụ bằng máy bay: đây là phương tiện du lịch nhanh chóng nhất cho khách hàng. Từ các sân bay nội địa để có thể đến sân bay Phú Bài ở Huế. Các hãng hàng không mà bạn có thể tham khảo: Vietjet Air, Bamboo, Vietnam Airlines… Chỉ từ 600.000đ – 1.500.000đ/chiều (có khuyến mãi). Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Nụ Cười Mê Kông để nhận được ưu đãi về vé tốt nhất nhé!
toàn cảnh chùa Thiên Mụ
Đi Huế bằng máy bay
  • Đi chùa Thiên Mụ bằng tàu hỏa: Dành cho những bạn trẻ yêu thích ngắm cảnh Tổ quốc trải dài từ Nam chí Bắc qua ô cửa sổ. Đấy là cảm giác cực kỳ tuyệt vời. Vé Sài Gòn hoặc Hà Nội đi Huế là khoảng 400.000đ (có thể rẻ hơn tùy vào loại ghế).
lịch sử chùa Thiên Mụ
Du lịch Huế bằng tàu hỏa
  • Du lịch Huế theo tour: Đã lỡ đi Huế cả đoàn gia đinh thì sao không thử dịch vụ tour của Nụ Cười Mê Kông? Chúng tôi tin chắc rằng sẽ mang đến cho bạn một chuyến đi tuyệt vời. Đảm bảo dịch vụ đi lại, ăn uống và nghỉ dưỡng của bạn sẽ được chăm sóc chu đáo trong cả chuyến đi.
Trong trường hợp khách du lịch muốn trải nghiệm và khám phá nhiều hơn về Huế. Bạn cũng có thể lựa chọn phương tiện di chuyển bằng tàu trên sông Hương. Xuất phát từ cầu Tràng Tiền, du khách sẽ được “du ngoạn” nhìn ngắm dòng sông Hương phẳng lặng. Như một nàng thiếu nữ Huế nhẹ nhàng, đằm thắm mà duyên dáng, thướt tha. Chuyến du ngoạn ngắn hạn này kéo dài trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Vừa đủ tạo cho bạn không gian nhẹ nhàng, thư thái giữa chốn bồng lai. 
du lịch chùa Thiên Mụ Huế
Du lịch Huế bằng xích lô

Nên du lịch chùa Thiên Mụ khi nào?

Từ tháng 1 đến tháng 2, thời tiết ở Huế khá mát mẻ và dễ chịu. Khí trời lúc này cực kỳ thích hợp để tham quan chùa Thiên Mụ. Ngoài ra, nếu bạn muốn chiêm ngưỡng hình ảnh chùa Thiên Mụ đỏ rực góc trời vào mùa hoa phượng nở. Thì có thể đến tham quan vào mùa hè tháng 5 hoặc tháng 6.

hình ảnh du lịch chùa Thiên Mụ
Ngồi ngắm cảnh yên ả tại chùa

Lịch sử chùa Thiên Mụ

  • Vào thời chúa Nguyễn Hoàng, khi còn làm trấn thủ xứ Thuận Hóa và Quảng Nam. Trong một lần rong ruổi dọc bờ sông Hương, ông vô tình bắt gặp ngọn đồi nhỏ tên Hà Khê. Nằm cạnh bên dòng nước trong veo uốn khúc. Tựa hệt như hình ảnh một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Bẳng đi một thời gian, vào ban đêm nơi đây có một bà lão mặc áo đỏ, quần lục xuất hiện. Bà luôn miệng nói với mọi người rằng ”Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa. Tụ linh khí để làm bền long mạch cho nước Nam hùng mạnh”. Biết được điều ấy, chúa Nguyễn Hoàng lập tức cho dựng một ngôi chùa trên đồi Hà Khê vào năm 1601. Đặt tên là chùa Thiên Mụ.
Lịch sử chùa Thiên Mụ
Lịch sử chùa Thiên Mụ
  • Đến năm 1710, dưới triều đại của chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông đã cho trùng tu và thay đổi nhiều kiến trúc chùa Thiên Mụ. Xứng danh là “Đệ Nhất Cổ Tự” lúc bấy giờ. Điểm nổi bật của đợt trùng tu này nằm ở quả Đại Hồng Chung nặng hơn 2 tấn. Được đặt tại ngay sảnh của Điện Đại Hùng. Chùa Thiên Mụ được xếp vào hai mươi thắng cảnh tuyệt đẹp lúc bấy giờ nhờ bài thơ “Thiên Mụ chung thanh”. Do chính vua Thiệu Trị sáng tác, bài thơ này được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa. 
Ảnh Thiên Mụ xưa
Ảnh Thiên Mụ xưa
  • Đến năm 1862, khi vua Tự Đức trị vì. Để cầu mong có con trai nối dõi tông đường, nhà vua sợ chữ “Thiên” phạm đến Trời. Nên đã cho đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ”.  Mãi đến năm 1869, vua Tự Đức mới cho phép dùng lại tên Thiên Mụ như trước. Về sau người dân bản địa dùng cả hai cái tên này khi nhắc đến ngôi chùa ở đồi Hà Khê.
Tham quan kiến trúc chùa Thiên Mụ
Tham quan ngôi chùa 400 tuổi

Sự tích xoay quanh chùa Thiên Mụ Huế

Xưa kia, với tư tưởng lễ giáo phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Có một đôi trai gái yêu nhau mặn nồng nhưng bị gia đình cô gái ngăn cấm. Vì gia thế chàng trai thấp hèn không phù hợp với nàng tiểu thư con phú hộ. Vì quá đau khổ, cả hai quyết định cùng nhau tự vẫn tại bến thuyền trước chùa Thiên Mụ. Trớ trêu thay, duy chỉ có chàng trai trôi mất dưới dòng sông Hương. Trong khi cô gái lại dạt vào bờ và được người dân chài cứu sống. Không lâu sau , cô bị gia đình ép gả cho một người giàu có khác.

Lời đồn tại chùa
Lời đồn tại chùa

Thời gian trôi đi, cô cũng dần quên những kỉ niệm với chàng trai kia. Còn về chàng ấy, vì chờ người yêu mãi không thấy. Uất hận trước số phận, chàng nguyền rằng “Bất cứ cặp đôi nào đến đây thì tình yêu sẽ đổ vỡ”. Tuy nhiên, một sư thầy ở chùa Thiên Mụ cho biết lời nguyền tình duyên này không có thật. Đây chỉ là câu chuyện do người dân dựng lên nhằm giữ sự thanh tịnh cho ngôi chùa. Sự tích ấy vẫn được lưu truyền tới ngày nay khiến hình ảnh chùa Thiên Mụ thêm phần linh thiêng và huyền bí. 

Sự tích huyền bí Thiên Mụ
Sự tích huyền bí Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ có gì? Hướng dẫn tham quan chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ là quần thể nhiều công trình kiến trúc đặc trưng của cố đô Huế. Trong đó phải kể đến: Điện Đại Hùng, Tháp Phước Duyên, Điện Quan Âm,… Mỗi một kiến trúc chùa Thiên Mụ đều góp phần tạo nên vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng. Đây còn là nơi lưu trữ nhiều cổ vật quý giá không chỉ có ý nghĩa về lịch sử. Mà còn mang giá trị nghệ thuật rất lớn. Điển hình như những bức hoành phi, câu đối cổ, tượng cổ, bia đá, chuông đồng,…

Bến thuyền chùa Thiên Mụ
Bến thuyền tại chùa

Cổng tam quan

Đây là cổng chính dẫn vào chùa Thiên Mụ với cấu trúc 2 tầng, 8 mái và 3 lối đi. Tại mỗi lối đi đều có cửa ván bằng gỗ với hai bên là bức tượng hộ pháp trấn giữ. Bước vào không gian bên trong, bạn sẽ được chiêm ngưỡng 12 tác phẩm điêu khắc gỗ khổng lồ. Phác hoạ những vị thần bảo vệ đền thờ.

Cổng tam quan
Cổng tam quan

Tháp Phước Duyên

Tháp được xây dựng vào năm 1844 bởi vua Thiệu Trị với tên gọi ban đầu là Từ Nhân Tháp. Lúc bấy giờ, các nguyên liệu để xây dựng tháp từ đất sét, đá thanh và gốm bát tràng. Tất cả đều phải chuyển từ đàng ngoài vào. Phần thân được xây bằng gạch mộc, phần bó vỉa làm từ đá thanh. Tạo thành khối tháp 7 tầng hình bát giác, càng lên cao càng nhỏ. Mỗi tầng cao 2m, có thiết kế gần như giống hệt nhau. 
Tháp Phước Duyên
Tháp Phước Duyên
Bên trong tháp có cầu thang hình xoắn ốc cổ điển, trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Tất cả hòa quyện tạo nên nét giá trị của kiến trúc Cố Đô. Sau này tháp đổi thành tên thành Tháp Phước Duyên như hiện tại. Từ khoảng sân nhìn xuống là dòng sông Hương lững lờ trôi giữa vùng trời nước rộng lớn. Dưới chân đồi là bến thuyền neo đậu chờ đợi du khách ghé viếng thăm. Toàn cảnh chùa Thiên Mụ hệt như chốn bồng lai tiên cảnh thi vị. 
Check-in Tháp Phước Duyên
Check-in Tháp Phước Duyên

Điện Đại Hùng

Đi tiếp vào bên trong bạn sẽ bắt gặp chánh điện của chùa Thiên Mụ là Điện Đại Hùng. Với lối kiến trúc mang hơi hướng trùng thiềm điệp ốc. Mỗi cây cột của điện đều được đổ bằng bê tông chắc chắn, bên ngoài phủ lớp sơn giả gỗ. Tạo nên cảm giác gần gũi quen thuộc. Điện Đại Hùng là nơi thờ tượng Phật Di Lặc – vị thần mang ý nghĩa cầu lộc, vô tư vô lo. Và cũng là nơi trưng bày chiếc chuông bằng đồng nặng 2 tấn và cao tới 2,5m từ thời chúa Nguyễn. Và đây cũng là nơi diễn ra các buổi cầu nguyện phước lành mỗi dịp lễ lớn.

Điện Đại Hùng
Điện Đại Hùng

Khu mộ tháp cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu

Nằm ở phía cuối khuôn viên kiến trúc chùa Thiên Mụ. Khu mộ được xây dựng để thờ vị chủ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ – vị sư Thích Đôn Hậu. Thầy là người đã dành cả cuộc đời cống hiến phát triển Phật Giáo Việt Nam. Và vô số những hoạt động công ích, giúp đời của mình. Khi viên tịch, để tỏ lòng biết ơn vị sư thầy tôn kính, mọi người đã chôn cất ông tại đây.

Khu mộ tháp cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu
Khu mộ tháp cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu

Chiếc xe Austin “bất tử”

Lịch sử chùa Thiên Mụ kể lại, vào ngày 11 tháng 6 năm 1963. Chiếc ô tô Austin chở nhà sư Thích Quảng Đức đến ngã tư Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn. Tại đây, sư thầy đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Chiếc Austin được phục chế và đưa về trưng bày tại chùa Thiên Mụ. Nhắc nhở phật tử và du khách về tấm gương anh hùng một lòng hướng về Phật giáo. Ngoài ra, bên cạnh chiếc xe Austin là hòn non bộ của Đào Tấn – vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam. Du khách đừng quên chụp ảnh lưu giữ kỉ niệm với cổ vật hiếm có khó tìm này nhé.

Chiếc xe Austin
Chiếc xe Austin

Điện Địa Tạng

Điện Địa Tạng nằm ở sau lưng điện Đại Hùng. Với khuôn viên nhiều cây cảnh và hồ nước vô cùng bình dị và thanh tịnh. Đây chắc hẳn là điểm dừng chân thú vị trong chuyến khám phá chùa Thiên Mụ mà bạn không nên lướt qua. Ghé Điện Địa Tàng du khách đừng quên cầu nguyện phước lành cho gia đình nhé.

Điện Địa Tạng
Điện Địa Tạng

Đình Hương Nguyện

Thời xưa, nhằm tỏ lòng tôn trọng và trang nghiêm trước khi bái phật. Mọi người dâng hương vào chùa thường nán lại Đình Hương Nguyện để chỉnh sửa lại trang phục cũng như đồ cúng bái chỉnh chu nhất. Năm 1904, trong một trận bão, Đình Hương Nguyện đã bị sụp đổ hoàn toàn. Hiện nay công trình này chỉ còn nền móng cũ.

Chụp ảnh nghệ thuật tại chùa
Chụp ảnh nghệ thuật tại chùa

Những điều cần lưu ý khi đến tham quan chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ như một chứng nhân lịch sử trong tâm thức người dân Huế và văn hóa người Việt Nam. Tuy không có nhiều tượng Phật như những ngôi chùa khác. Nhưng toàn cảnh chùa Thiên Mụ trông như một tòa cung điện, của bậc vua chúa ngày xưa. Vãn cảnh chùa, bạn sẽ như lạc vào không gian trăm năm xưa cũ nhưng thơ mộng. Dưới đây là những kinh nghiệm du lịch Huế sẽ giúp ích cho hành trình tham quan của bạn: 
  • Khi đến tham quan chốn linh thiêng như đền chùa. Du khách nên lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo.
  • Không la to tiếng hoặc nói tục chửi thề trong khuôn viên chùa.  Gây ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh, thiêng liêng của chùa Thiên Mụ.
  • Để đảm bảo tình hình sức khỏe, du khách nên đem theo thuốc chống muỗi, dầu gió và kem chống nắng.
  • Trong chùa không có hàng quán hay các dịch vụ ăn uống. Vì vậy, bạn nên mang theo nước và một số đồ ăn nhẹ. Sau khi sử dụng, bạn nhớ vứt rác đúng nơi quy định nhé!
điều cần lưu ý khi đến tham quan chùa Thiên Mụ
Điều cần lưu ý khi đến tham quan chùa

Những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Huế

  • Đại nội Kinh thành Huế
  • Thiền viện Trúc lâm Bạch Mã
  • Điện Hòn Chén
  • Cung An Định – Huế
  • Biển Thuận An
  • Vườn Quốc gia Bạch Mã
  • Đồi Thiên An
  • Cầu Tràng Tiền
  • Trường Quốc học Huế
  • Đầm Lập An
Du lịch kinh thành Huế
Du lịch kinh thành Huế

Vẻ đẹp của chùa Thiên Mụ được tạo nên từ sự hòa quyện giữa giá trị lịch sử và giá trị văn hóa nghệ thuật. Từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng văn hoá và lịch sử của Huế. Là đề tài bao la cho thơ ca nhạc hoạ của nước nhà. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích với các bạn.

Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/

5/5 - (23 bình chọn)

Trả lời

Liên hệ qua Facebook Liên hệ qua Facebook
Liên hệ qua Zalo Offical Account Zalo Offical Account
Hướng dẫn đường đi Hướng dẫn đường đi
Chúng tôi đang online, chat ngay
Lên đầu trang
Hotline Live chat Facebook ZaloOA
Zalo
Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.