Chùa Ngọc Hoàng – Vãn cảnh ngôi chùa linh thiêng Sài Gòn

Chùa Ngọc Hoàng

Chùa Ngọc Hoàng là địa điểm tâm linh nổi tiếng tại Sài Gòn và khá linh thiêng. Không phải ngẫu nhiên mà cựu Tổng thống Obama lựa nơi đây là nơi viếng thăm trong lần tới thăm Việt Nam hiếm hoi của mình. Cùng Nụ Cười Mê Kông tìm hiểu nơi này thông qua bài viết bên dưới nhé!

https://youtu.be/urxrbeFXUu4

Đôi nét về chùa Ngọc Hoàng 2024

Địa chỉ chùa Ngọc Hoàng ở đâu? 

Chùa Ngọc Hoàng là tên thường gọi của Điện Ngọc Hoàng. Tên chữ là Phước Hải Tự (người Pháp thì gọi là chùa Đa Kao). Tọa lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ mới nghe tên “Ngọc Hoàng” thôi thì đoán được đây là một ngôi chùa linh thiêng. Được Ngọc Hoàng giáng trần để cứu độ chúng sinh. Cũng chính sự linh thiêng này mà chùa Ngọc Hoàng Sài Gòn đã thu hút một lượng lớn khách du lịch và người dân bản địa tới hành hương.

Địa chỉ chùa Ngọc Hoàng
Địa chỉ chùa Ngọc Hoàng tọa lạc tại quận 1

Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm du lịch Sài Gòn từ A đến Z

Chùa Ngọc Hoàng mở cửa đến mấy giờ?

Dù đi chùa nào đi chăng nữa thì các bạn cũng nên tìm hiểu xem chùa đó mấy giờ mở cửa? Đóng cửa và cho khách thập phương tới dâng hương vào những ngày nào? Có như vậy thì mới sắp xếp được thời gian đi chùa phù hợp. Tránh đến chùa mà chùa lại không mở cửa, vừa không thể dâng hương lại mất công, mất sức. Vậy chùa Ngọc Hoàng mở cửa đến mấy giờ?

Giờ mở cửa chùa Ngọc Hoàng
Giờ mở cửa chùa Ngọc Hoàng được dán trước cửa chùa nên bạn có thể an tâm

Chùa Ngọc Hoàng mấy giờ đóng cửa? Theo tìm hiểu hàng ngày của chúng tôi thì vào mỗi buổi sáng, chùa sẽ bắt đầu mở cửa từ 7h30. Cuối tuần thường mở sớm hơn 30 phút để phục vụ lượng khách du lịch đông đúc. Tránh trường hợp vì quá đông mà việc cầu khấn tốn nhiều thời gian và dễ chệch tuần tự thăm các gian. Chùa đóng cửa vào lúc 19h tối hằng ngày.

Cách di chuyển đến Chùa Ngọc Hoàng

Chùa Ngọc Hoàng nằm ngay mặt đường, trung tâm quận 1. Nên việc di chuyển đến đây khá dễ dàng, giao thông thuận lợi. Bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng ô tô, xe máy. Tuy nhiên, vào những dịp lễ đặc biệt là vía Ngọc Hoàng, vía Thần Tài. Thì bạn nên di chuyển bằng xe máy để không phải vất vả tìm chỗ đậu xe và việc di chuyển được dễ dàng hơn. Tắc đường thường xuyên xảy ra trong những dịp lễ này.

Chùa Ngọc Hoàng quận 1
Chùa Ngọc Hoàng quận 1 rất dễ dàng cho bạn di chuyển

Thời gian lý tưởng vãn cảnh chùa Ngọc Hoàng

Không giống như miền Bắc, ở các tỉnh phía Nam trong đó có thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 2 mùa duy nhất là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài trong 5 tháng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Dù là mùa mưa hay mùa khô thì bạn cũng có thể ghé thăm Sài Gòn vì mỗi mùa đều có một cảm giác thú vị khác nhau mà không ảnh hưởng nhiều đến chuyến di của bạn.

Chùa Ngọc Hoàng ở Sài Gòn
Chùa Ngọc Hoàng ở Sài Gòn thu hút rất nhiều khách hành hương

Tuy nhiên thông thường du khách đến viếng chùa Ngọc Hoàng quận 1 đông nhất là vào khoảng thời gian đầu năm đến giữa tháng giêng. Còn nếu đến vào các khoảng thời gian khác chùa sẽ vắng hơn và bạn cũng không phải chen chúc với nhiều người. Bạn nhớ ghi chép lại thông tin hữu ích này để khi viếng chùa không phải gặp nhiều khó khăn. 

Chùa Ngọc Hoàng giờ mở cửa
Chùa đông nhất là vào khoảng thời gian đầu năm đến giữa tháng giêng

Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng với lối kiến trúc đậm chất Trung Hoa

Chùa Ngọc Hoàng thờ ai?

Về tổng quan, tín ngưỡng tại ngôi chùa này theo thờ Đạo Giáo với tâm hướng về Ngọc Hoàng Đại Đế. Tượng thờ Ngọc Hoàng cùng Huyền Thiên Bắc Đế và các thiên binh, thiên tướng được đặt tại Chánh điện của chùa. Ngoài ra, nơi đây còn thờ Kim Hoa Thánh Mẫu cùng 12 bà mụ coi sóc việc sinh con đẻ cái. Đó là lý do vì sao ngôi chùa này nổi tiếng cầu con cái vô cùng linh nghiệm. Tại các điện, chùa cũng thờ những vị thần linh khác nổi tiếng trong đời sống tâm linh của người Trung Hoa. 

Chùa cầu duyên ở Sài Gòn
Tín ngưỡng tại ngôi chùa này theo thờ Đạo Giáo

Lịch sử xây dựng chùa Ngọc Hoàng ở Sài Gòn

Chùa Ngọc Hoàng ở Sài Gòn được xây dựng vào đầu thế kỷ XX. Bởi một người Trung Quốc là Lưu Minh (pháp danh là Lưu Đạo Nguyên, người Quảng Đông, Trung Quốc). Tự là Lưu Đạo Nguyên. Ban đầu, đây là ngôi điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đồng thời được Lưu Minh dùng làm nơi họp kín kế hoạch lật đổ Mãn Thanh.

Chùa Ngọc Hoàng cầu con
Chùa Ngọc Hoàng cầu con ở Sài Gòn trước khi được trùng tu

Sau này, vào năm 1982, ngôi chùa được tiếp quản bởi hòa thượng Thích Vĩnh Khương. Và chính thức thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đến năm 1984 thì điện được đổi tên thành Phước Hải Tự. Sau khoảng thời gian dài, chùa Ngọc Hoàng đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng gần sông Sài Gòn. Người dân thành phố và khách du lịch vẫn luôn biết đến ngôi chùa với sự linh thiêng, cầu con, cầu duyên và cầu bình an.

Chùa Ngọc Hoàng mấy giờ đóng cửa
Một trong những bức ảnh hiếm hoi của ngôi chùa

Lối kiến trúc độc đáo của chùa Ngọc Hoàng 

Kiến trúc bên ngoài

Chùa Ngọc Hoàng ở TP HCM được xây dựng theo phong cách Trung Hoa. Với các họa tiết trang trí nhiều màu sắc, rực rỡ. Ngôi chùa được xây dựng bằng gạch nung cùng với mái lợp ngói âm dương. Ở các bờ nóc, góc mái được trang trí bằng nhiều tượng gốm màu. Chùa có khuôn viên rộng 2.300m2. Ở phía trước có một ngôi miếu nhỏ, là nơi đặt tượng Hộ pháp. Cổng tam quan gây ấn tượng với những đường nét hình sóng nước của hai con rồng đang ở tư thế “tranh châu”.

Chùa cầu con ở Sài Gòn
Chùa cầu con ở Sài Gòn có kiến trúc mang phong cách Trung Hoa rõ nét

Ở giữa sân là khoảng không gian rất rộng, ở đó có một bể cá to. Bên phải được đặt một bể rùa. Bể nào cũng được nuôi rất nhiều cá, rùa. Hầu như chúng đều được các du khách đến thăm chùa phóng sinh, thả vào. Nếu cầu tài lộc thì chọn cá chép đỏ hoặc cá chép vàng. Nếu cầu sức khỏe, xua đuổi điều xui thì chọn cá trê. Nếu muốn cầu con thì hãy mua rùa.

Chùa Ngọc Hoàng cầu duyên
Khoảng sân rộng lớn trước chùa Ngọc Hoàng cầu duyên

Kiến trúc bên trong

Ở bên trong chùa Ngọc Hoàng có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật được trưng bày. Như là tượng thờ, hương án, tranh thờ, bao lam, liễn đối,… Được làm từ các chất liệu: gốm, gỗ, giấy bồi. Bạn lưu ý rằng có một số tranh thờ có phần hơi đáng sợ đối với trẻ nhỏ. Nên hạn chế đưa trẻ em đến đây.

Chùa Ngọc Hoàng linh thiêng
Chùa Ngọc Hoàng linh thiêng

Lối vào chùa sẽ có những tín đồ đứng chiêm bái và các vị sư. Bạn hãy bước vào chính điện để được chiêm ngưỡng bức tượng Ngọc Hoàng. Theo Đạo giáo thì đây chính là người trụ trì của Thiên Đàng. Ngay ở phía trên bức tượng là nhiều hàng bao lam được chạm khắc tinh xảo. Chùa có nhiều gian nhỏ, du khách có thể đi theo thứ tự để chiêm bái. Nếu dư dả thời gian thì hãy lên sân thượng để ngắm cảnh xung quanh.

Bên trong chùa
Bên trong chùa là nơi bạn có thể thắp nhang cầu mong những điều mong ước

Chùa chia thành 3 toà chính là Tiền điện, Trung điện, Chánh điện. Ở gian chánh điện sẽ là nơi thờ Ngọc Hoàng ngay gian chính giữa, ở hai bên thờ các vị thiên tướng và chư tiên. Phía trước có đặt một bàn thắp nhang lễ Ngọc Hoàng. Ngôi chùa sẽ bố trí một người đứng túc trực ở đây. Người này có nhiệm vụ nhận các lọ tinh dầu mà du khách đưa để rót vào ngọn đèn cúng Ngọc Hoàng và chư tiên. 

Tổng thống Mỹ đến thăm chùa
Cựu Tổng thống Mỹ đến thăm chùa

Sự bí ẩn và linh thiêng của chùa Ngọc Hoàng ở Sài Gòn

Chùa Ngọc Hoàng cầu con

Chùa Ngọc Hoàng là một trong những ngôi chùa cầu con nổi tiếng linh thiêng ở Việt Nam. Những cặp vợ chồng hiếm muộn thường đến đây thành tâm cầu con ở đền thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ. Kim Hoa Thánh Mẫu theo tín ngưỡng dân gian là vị thần coi sóc việc sinh nở ở chốn nhân gian.

Cầu con
Đây là một trong những ngôi chùa cầu con nổi tiếng linh thiêng ở Việt Nam

Để cầu con người ta sẽ đeo trên tay một sợi chỉ đỏ. Nếu muốn cầu sinh được con trai. Sau khi cầu khấn xong lấy sợi chỉ đeo trên tay treo vòng chỉ vào bức tượng bên phải. Ngược lại, muốn cầu xin sinh con gái thì treo sợi chỉ vào tượng bên trái. Sau đó đến bên tượng bà mụ xoa 3 cái vào bụng tượng. Rồi lại xoa 3 cái vào bụng mình. Sau đó xoa thêm 3 cái vào bụng đứa trẻ ở dưới chân bà mụ. Và cuối cùng xoa thêm 3 cái vào bụng của mình.

Bà mẹ sanh
Tượng Bà mẹ sanh

Nếu ai đó khấn vái mà đạt được thành tựu viên mãn như ý. Thì sau đó mua trái cây, nhang đèn, hoa tươi đến cúng tạ lễ Kim Hoa Thánh Mẫu. Rồi dịp khi đầy tháng con thì mang xôi chè đến cúng thêm lần nữa. Các nghi lễ chỉ đơn giản vậy thôi chứ không cúng bái, tạ lễ cầu kỳ phức tạp gì cả.

Chùa Ngọc Hoàng cầu duyên

Ngoài nổi tiếng linh thiêng về cầu con. Thì ngôi chùa còn nổi tiếng linh thiêng trong việc cầu tình duyên. Nên cũng đã thu hút một lượng lớn khách đến đây để cầu tình duyên. Theo người dân quan niệm, chỉ cần thành tâm thắp hương, cầu nguyện, khấn tên mình. Sau đó đến khấn tên người trong lòng muốn lấy làm vợ hoặc chồng. Rồi sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu để ông Tơ, bà Nguyệt se duyên.

Cầu duyên
Giới trẻ thường xuyên tới chùa để cầu duyên

Về cơ bản, chùa cầu duyên ở Sài Gòn này cũng khá giống với cầu duyên tại chùa Hà ở Hà Nội. Người muốn cầu duyên phải chuẩn bị một mâm lễ đơn giản. Bao gồm thẻ nhang, tiền vàng, đèn và trái cây. Khi dâng lễ cúng phải đọc một bài văn khấn cúng cầu duyên. Sau khi khấn cúng xong chờ tới khi hương cháy hết ⅔. Thì có thể đem tiền vàng đi hóa. Sau khi về nhà thì ngày trong ngày hôm đó phải nhớ niệm bài chú của Đức Dược sư lưu ly quang Phật.

Chùa Ngọc Hoàng cầu bình an, sức khỏe

Chùa được rất nhiều người tìm đến vào mỗi dịp đầu năm. Vì khi đến đây mọi người thường cầu cho mình sức khỏe tốt. Cũng như tiền tài và bình an cho một năm mới. Chùa rất linh thiêng và khi cầu khấn cũng không cần quá nhiều nghi lễ. Chỉ cần bạn thành tâm cầu khấn thì ắt sẽ thành hiện thực và được đền đáp.

Cầu bình an
Đến chùa vào dịp đầu năm để cầu bình an và sức khỏe

Các tour miền Tây từ Sài Gòn nổi bật

Nếu có dịp đến check in Sài Gòn hãy ghé thăm chùa Ngọc Hoàng. Để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa hàng trăm năm tuổi này nhé. Ngôi chùa sẽ đem lại cho bạn cảm giác bình an và thư thái để xua tan đi những lo âu, bộn bề cuộc sống và làm việc hiệu quả hơn. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có một chuyến đi ý nghĩa tại chùa.

Nguồn tham khảohttps://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Ng%E1%BB%8Dc_Ho%C3%A0ng

5/5 - (18 bình chọn)

Trả lời

Liên hệ qua Facebook Liên hệ qua Facebook
Liên hệ qua Zalo Offical Account Zalo Offical Account
Hướng dẫn đường đi Hướng dẫn đường đi
Chúng tôi đang online, chat ngay
Lên đầu trang
Hotline Live chat Facebook ZaloOA
Zalo
Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.