Chùa Bửu Long được thành lập năm 1942, đến nay trở thành công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Thái Lan và cùng tinh hoa kiến trúc nhà Nguyễn. Đây là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Sài Gòn, thu hút nhiều du khách ghé qua. Hãy cùng Nụ Cười Mê Kông tìm hiểu về ngôi chùa này nhé!
Đôi nét về Chùa Bửu Long
Địa chỉ Chùa Bửu Long
Chùa Bửu Long ở tại số 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9. Cách trung tâm Sài Gòn khoảng 20km, nằm trên một ngọn đồi phía tây sông Đồng Nai. Có tên gọi chính thức là Thiền viện Tổ Đình Bửu Long. Đặc biệt, tạp chí National Geographic của Mỹ bình chọn Chùa Bửu Long là một trong 10 công trình Phật Giáo có thiết kế đẹp nhất thế giới. Khiến người Việt Nam không khỏi tự hào về công trình kiến trúc Phật giáo này. Giữa khung cảnh thơ mộng bên cạnh nhánh sông Đồng Nai hiền hòa. Chùa Bửu Long, còn được biết đến như chùa Thái Lan, hiện ra như một điểm nhấn. Khiến quận 9 trở thành địa điểm du lịch tâm linh thu hút mọi người gần xa.
Hướng dẫn đường đi Chùa Thái quận 9
Đường đi chùa Thái Lan quận 9 như sau:
Nếu bạn đi từ ngã tư Thủ Đức thì rẽ phải vào đường Lê Văn Việt. Sau đó đi đến cuối đường Lê Văn Việt (khoảng 4,5km) thì gặp Ngã ba Mỹ Thành (trước mặt có cây xăng Mỹ Thành). Bạn rẽ phải vào đường Nguyễn Văn Tăng, đi khoảng 2km gặp ngã rẽ bên phải là đường Nguyễn Xiển. Lưu ý bạn đừng rẽ vào đây mà hãy tiếp tục đi thẳng, đường đi thẳng này cũng là Nguyễn Xiển. Bạn đi tiếp sẽ thấy trường THPT Nguyễn Văn Tăng, đi thêm khoảng 1km nữa là đến chùa Thái quận 9.
Nếu bạn đi từ hầm Thủ Thiêm thì chạy thẳng trên đại lộ Mai Chí Thọ. Tiếp theo rẽ phải vào đường Nguyễn Thị Định, chạy khoảng 700m quẹo trái vào đường Nguyễn Duy Trinh. Hết đường Nguyễn Duy Trinh sẽ là đường Nguyễn Xiển. Nhưng ở quận 9 có 2 đoạn đường Nguyễn Xiển nên bạn cứ tiếp tục chạy thẳng cho hết đường này. Sau đó rẽ tay phải, chạy khoảng thêm 3km nữa là tới chùa Bửu Long quận 9.
Nếu bạn đi từ khu du lịch Suối Tiên: Từ ngã tư Thủ Đức bạn chạy thẳng trên Xa lộ Hà Nội đến khu Suối Tiên. Sau đó chạy thêm khoảng 2,5km là đến cây xăng Hiệp Phú 2 tại Ngã ba đường mới nằm bên phải xa lộ Hà Nội. Sau đó rẽ vào Ngã ba đường mới, đi hết đoạn đường ngắn này (1,5km), bạn sẽ tới đường Nguyễn Xiển cắt ngang trước mặt. Bạn rẽ phải một chút qua cầu Đồng Tròn, chạy tiếp khoảng hơn 700 mét sẽ thấy chùa Bửu Long nằm bên phải đường.
Giá vé và giờ mở cửa tại chùa Bửu Long – chùa Thái Lan
Giá vé:Miễn phí
Giờ mở cửa:09:00 – 11:00 /14:00 – 21:00
Lưu ý: Chùa Thái Lan ở TP. HCM sẽ không đón khách từ 11:00 đến trước 14:00. Nếu đến giờ này, du khách chỉ có thể tham quan bên ngoài chùa.
Khám phá nét kiến trúc độc đáo chùa Bửu Long Q9
Khuôn viên thanh tịnh của Chùa Thái Lan Q9
Nhìn tổng thể, chùa Bửu Long (Chùa Thái Lan quận 9) mang nét kiến trúc thường gặp của những ngôi chùa xứ Chùa Vàng. Là những ngôi chùa mang thiết kế độc đáo với xây dựng sắc sảo, công phu. Và có phần đỉnh chóp màu vàng cùng lối chạm trổ cầu kỳ, tinh tế. Bên cạnh đó, ngôi chùa này còn mang dấu ấn văn hóa Việt Nam. Được thể hiện qua những nét chạm trổ và các bức tượng rồng uy nghiêm. Chính vì nét đẹp Thái – Việt hòa nhau độc đáo mà nơi đây trở thành điểm đến chụp ảnh yêu thích của giới trẻ có đam mê chụp ảnh và yêu thích tìm hiểu về Phật giáo.
Khi du khách ghé thăm chùa Bửu Long Q9, du khách sẽ có ấn tượng đầu tiên ngay từ lối vào. Bởi chùa rợp bóng cây xanh, vừa mát mẻ lại đầy thanh tịnh. Khuôn viên chùa rộng 11 ha. Và nhiều bóng mát của những tán cây xanh nơi ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai bao phủ cả khuôn viên. Phía trước chùa là một hồ nước xanh ngọc, góp phần làm cho cảnh quan của chùa thêm phần thanh bình. Cảnh vật kết hợp hài hòa với nhau, tô điểm thêm cho vẻ đẹp thanh tịnh của ngôi chùa. Và góp phần làm nổi bật lên thiết kế rực rỡ và đặc sắc của chùa Thái Lan Q9 này.
Giữa chốn đô thị Sài Thành sầm uất nhất nhì Việt Nam, du khách lại có thể tìm được Chùa Bửu Quang quận 9 – chốn thanh bình và an yên. Nơi người ta bỏ lại mọi sân si, bộn bề của cuộc sống ngày thường để tịnh tâm. Và cầu nguyện cho những điều an lành cho bản thân và gia đình. Chính vì thế, nhiều du khách đến thành phố Hồ Chí Minh không bỏ qua cơ hội được tham quan, lễ phật tại ngôi chùa có lối kiến trúc Thái Lan uy nghiêm này.
Chính điện chùa Bửu Long Quận 9 TPHCM
Chùa Bửu Long quận 9 TPHCM liên tục được trùng tu với các khu vực chính bao gồm: chánh điện, tăng xá, trai đường, khách đường, thiền thất của chư Tăng, ni viện, ni xá, tổ đường, am thất của Tu nữ và tịnh nhân. Chính điện ngày nay được trùng tu từ di tích cũ chứ không phải là xây mới hoàn toàn. Là nơi Tổ sư và Đại đức Lão Tâm để lại, khang trang tiện nghi hơn. Nhưng vẫn giữ được hình dáng, nét đẹp kiến trúc của chùa cổ.
Bên cạnh là chốn hành hương được nhiều người thăm viếng. Chùa Bửu Long còn tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện đóng góp tích cực cho xã hội. Đặc biệt, để giúp đỡ nhiều người còn khó khăn, Chùa Bửu Long có một ban công tác từ thiện, một chi hội Chữ Thập Đỏ và một Phòng Khám Y Tế. Tại phòng khám này, những người có hoàn cảnh khó khăn sẽ được khám và phát thuốc miễn phí vào mỗi thứ 7 hàng tuần.
Tháp Gotama Cetiya nổi tiếng của chùa Bửu Long
Bảo tháp Gotama Cetiya, bảo tháp chính của chùa Bửu Long, là bảo tháp lớn nhất Việt Nam. Bảo tháp có sự kết hợp tinh tế giữa kiến trúc hiện đại. Với nền văn minh Suvannabhumi cổ xưa của vùng Đông Nam Á. Bảo tháp có chiều cao 56 mét cùng bốn tháp phụ xung quanh là: Đản Sinh, Thành Đạo, Pháp Luân và Niết Bàn. Bảo tháp này được xây dựng theo lối kiến trúc chùa ở Thái Lan. Có màu trắng chủ đạo phối với màu vàng rực rỡ ở phần chóp. Đỉnh chóp của bảo tháp được gắn chuông gió ngân vang mang lại vẻ đẹp cung kính. Hai bên bảo tháp có hai tháp chuông cao 15m. Ngoài ra, quanh tháp còn có 32 cây đèn cao khoảng 4m. Thiết kế bên trong bảo tháp là thiết kế tương xứng, đối lập. Nhưng hài hòa, là điểm nhấn trong thiết kế bảo tháp này.
Từ bên ngoài nhìn vào, du khách sẽ không khỏi trầm trồ. Trước nét chạm trổ sắc sảo kết hợp với các ô cửa đẹp mắt. Trụ trì Viên Minh chính là người thiết kế bảo tháp này. Cũng đứng ra quyên góp, xây dựng và hoàn thành bảo tháp vào năm 2013. Đây không chỉ là nơi tôn thờ ngọc Xá Lợi Đức Phật và Xá Lợi chư Thánh Arahán. Mà còn có giảng đường lớn để hội họp, thuyết pháp, hành thiền… Trụ trì còn cho biết thêm, bảo tháp này mang kiến trúc Phật Giáo Nam Tông đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Với các họa tiết trang trí như rồng uốn lượn trên mái vòm, hoa văn nổi, phù điêu, bánh xe chuyển pháp luân,… xuất phát từ nền văn hóa Phù Nam cổ.
Một số lưu ý khi đến chùa Bửu Long Quận 9 Thành Phố Hồ Chí Minh
Vì chùa chiền là địa điểm tâm linh, uy nghiêm, du khách cần phải lưu ý một số điều sau:
Đến tham quan chùa Bửu Long hay bất kỳ ngôi chùa nào thì bạn lưu ý nên ăn mặc lịch sự. Tránh mặc đồ quá ngắn, hở hang khi vào thắp hương, lễ phật để tránh gây phản cảm.
Nhớ bỏ dép trước khi muốn lên tháp và để giày dép đúng chỗ. Chỗ để giày dép cho khách ghé thăm chùa nằm ở bên hông chùa nên bạn yên tâm để giày dép của mình ở đây nhé.
Du khách nên hạn chế việc chụp ảnh hay quay phim bên trong chùa. Và giữ yên lặng trong quá trình tham quan để tránh làm phiền người khác thắp hương, khấn Phật.
Một số địa điểm tham quan gần chùa Bửu Long
Nhà thờ Đức Bà
Địa chỉ: Số 1 Công xã Paris, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Nhà thờ Đức Bà là một trong những địa điểm đông đảo du khách trong và ngoài nước đến check-in. Đây cũng là thánh đường lớn và đẹp nhất của giáo phận Sài Gòn. Nhà thờ Đức Bà có lối kiến Pháp cổ đầy tinh tế, kết hợp hài hòa giữa phong cách Roman lãng mạn và Gothic độc đáo. Hoàn thành xây dựng vào năm 1880, đến này nhà thờ vẫn giữ được nét đẹp cổ kính này. Điểm nổi bật của nơi đây có thể nhắc đến tượng Đức mẹ Hòa Bình, mắt Đức Mẹ nhìn lên trời như cầu nguyện hòa bình cho người dân Việt Nam.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ
Phố đi bộ Nguyễn Huệ Nguyễn Huệ tọa lạc ngay trung tâm thành phố Sài Gòn hoa lệ. Du khách trong và ngoài nước khi đến đây sẽ được hòa mình vào không khí sôi động, trẻ trung. Và tận hưởng nhiều hoạt động thú vị tại đây. Dọc hai bên đường là các khu mua sắm cao cấp, cùng những ngôi nhà mang kiến trúc Châu Âu thanh lịch. Đặc biệt, nơi đây có tòa chung cư 42 Nguyễn Huệ nức tiếng, thu hút nhiều bạn trẻ đến check-in.
Bến Nhà Rồng
Địa chỉ: 01 Nguyễn Tất Thành, P. 12, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh
Nếu có dịp đến thành phố Hồ Chí Minh, nhớ ghé thăm Bến Nhà Rồng. Là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Còn có tên gọi khác là Bảo Tàng Hồ Chí Minh, cụm di tích kiến trúc – bảo tàng tọa lạc bên bờ sông Sài Gòn này. Là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử đáng tìm hiểu, tham quan.
Chợ Bến Thành
Địa chỉ: đường Lê Lợi, P. Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Chợ Bến Thành là biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây được xem là chứng nhân lịch sử cho quá trình phát triển của vùng đất Sài Gòn. Đến đây, du khách tha hồ chụp ảnh, tham quan. Hay mua sắm giày dép, áo quần, những món quà lưu niệm đậm chất Sài Thành,…
Trên là những điểm đặc biệt của Chùa Bửu Thành mà Nụ Cười Mê Kông muốn giới thiệu đến bạn. Đến đây, người ta như rũ bỏ hết mọi ưu phiền, mệt mỏi, sân si của cuộc sống thường ngày. Chính vì vậy, đừng bỏ lỡ cơ hội để đến đây tham quan và thắp hương cầu nguyện cho những điều bình an nhé!