Cầu Tràng Tiền Huế – Check in cây cầu đẹp nhất Cố đô (2024)

Cầu Tràng Tiền

Cầu Tràng Tiền được xem là biểu tượng đặc trưng của xứ Huế mộng mơ. Là cô gái Huế duyên dáng dịu dàng soi bóng dưới dòng sông Hương trong vắt. Đến với cố đô mà chưa được tham quan, đứng trên chiếc cầu này như xem bạn chưa đặt chân tới miền đất ấy. Hãy cùng Nụ Cười Mê Kông khám phá hết vẻ đẹp của cây cầu nổi tiếng bậc nhất xứ Huế qua bài viết này nhé!

Cầu Tràng Tiền ở Huế được bắt qua sông
Cầu Tràng Tiền ở Huế

Giới thiệu chung về Cầu Tràng Tiền

Cầu Tràng Tiền ở đâu? 

Cầu Tràng Tiền Huế nằm ngay trung tâm thành phố và còn được gọi là cầu Trường Tiền, cầu Thành Thái. Cầu nối liền hai bờ sông Hương với đầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa. Đầu phía nam thuộc phường Phú Hợi. Đây là cây cầu đầu tiên ở khu vực Đông Dương. Được xây dựng theo kỹ thuật và vật liệu nhập từ phương Tây. Cầu được xây dựng bằng thép với tổng chiều dài 402,60 mét. Gồm 6 nhịp dầm thép có dạng vành lượng, khẩu độ mỗi nhịp là 67 mét.

Cầu Tràng Tiền Huế
Cầu Tràng Tiền ở đâu?

Sông Hương, Núi Ngự từ lâu đã gắn liền với cuộc sống người dân xứ Huế, những cảnh đẹp này còn đi vào thơ ca, nhạc họa của những người yêu mến mảnh đất này.  Với nét đẹp bình dị và êm đềm, cầu Tràng Tiền luôn tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người dân hay du khách đến Huế. Hình ảnh Cầu Tràng Tiền cổ kính trầm mặc soi bóng trên dòng sông Hương đã khiến không ít người phải trầm trồ khen ngợi.

Lịch sử hình thành cầu Tràng Tiền

Năm 1897, tức năm Thành Thái thứ 9, nhà cầm quyền Pháp Levécque đã quyết định cho khởi công xây dựng cầu Tràng Tiền. Người chịu trách nhiệm thiết kế cho cây cầu lúc đó là Gustave Eiffel – người đã tạo nên kỳ quan tháp Eiffel ở Paris (Pháp).

Người dân xứ Huế thường có câu: “Tràng Tiền là chiếc cầu định mệnh của Huế. Tới Huế mà không lên cầu thì chưa coi là tới Huế, đó mới chỉ là tạt qua Huế mà thôi…” Quả thật, đối với người dân nơi đây thì Huế dù có sở hữu rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo, hay danh lam thắng cảnh nổi tiếng được xếp hạng thế giới thì cây cầu này vẫn luôn là niềm tự hào, một biểu tượng tiêu biểu.

Cầu Tràng Tiền ở đâu
Lịch sử hình thành cầu Tràng Tiền

Kỹ thuật xây cầu và vật liệu được sử dụng hồi đó hoàn toàn đến từ phương Tây. Cầu được xây dựng hoàn thành vào 2 năm sau. Chính vì vậy, cầu được gọi với tên chính thức là cầu Thành Thái. Chi phí xây cầu thời điểm đó lên tới 400 triệu đồng Đông Dương, một khoản tiền không hề nhỏ.

Cầu Tràng Tiền vẫn hiên ngang bắc ngang qua dòng Hương Giang cho đến tận bây giờ mặc dù đã chứng kiến bao nhiêu thăng trầm lịch sử của đất nước. Nhắc tới biểu tượng đặc trưng của xứ Huế mộng mơ, người ta thường nhớ tới hình ảnh chiếc cầu Tràng Tiền duyên dáng soi bóng dưới dòng sông Hương. 

Nguồn gốc tên gọi của cầu Tràng Tiền

Cầu Tràng Tiền hay cầu Trường Tiền?

Hai tên gọi trên đều đúng. Trước khi được đổi tên thành Trường Tiền, cầu có tên gọi là Tràng Tiền. Từ khi đất nước thống nhất, cầu được đổi sang tên Tràng Tiền. Cho đến năm 2004 thì chính thức đổi lại thành Trường Tiền. Cái tên này xuất phát từ việc trong quá khứ phía đối diện tả ngạn của cầu là nơi xưởng đúc tiền của triều Nguyễn hoạt động.

Cầu Tràng Tiền hay Trường Tiền
Cầu Tràng Tiền hay cầu Trường Tiền?

Cách di chuyển đến cầu Trường Tiền

Vị trí của cầu Tràng Tiền nằm ở ngay trung tâm thành phố Huế. Cây cầu nối liền hai bờ sông Hương. Phía bắc thuộc phường Phú Hòa. Phía nam thuộc phường Phú Hội. Để đến tham quan cầu bạn có thể sử dụng phương tiện đường bộ như xe máy, xe đạp, ô tô hoặc cũng có thể đi bằng đường sông.

Cầu Tràng Tiền là gì
Cách di chuyển đến cầu Trường Tiền

Phương thức nhanh chóng và an toàn nhất chính là đi đường bộ. Bạn liên hệ thuê xe trong thành phố hoặc tại khách sạn nơi bạn ở. Ngoài ra cũng có thể gọi taxi hay xe ôm. Nếu đi bằng đường sông thì bạn sẽ ngồi đò lênh đênh trên dòng sông Hương. Với hình thức này bạn sẽ vừa được chiêm ngưỡng phong cảnh thơ mộng, yên bình. Vừa được hít thở bầu không khí trong lành, tươi mát của mảnh đất Cố đô.

Nên đi cầu Tràng Tiền vào thời gian nào?

Để có chuyến du lịch Huế hoàn hảo nhất thì bạn cần tìm hiểu trước về thời tiết. Khí hậu của Huế phân hóa thành 2 mùa là mùa khô (tháng 3 đến tháng 8) và mùa mưa (tháng 10 đến tháng 2). Trong mùa khô, đặc biệt là các tháng mùa hè thì tiết trời ở Huế khá nóng bức, mức nhiệt có khi lên tới 40 độ.

Cầu Tràng Tiền bắc qua sông nào
Nên đi cầu Tràng Tiền vào thời gian nào?

Còn vào tầm tháng 10 thì mưa nhiều, bão lớn và trời khá lạnh. Do vậy, thời điểm đẹp nhất để bạn đi Huế là tầm tháng 1 đến tháng 3, tiết trời giao mùa mát mẻ, dễ chịu. Lúc này, bạn có thể tận hưởng chuyến đi và chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của sông Hương cũng như xứ Huế mộng mơ.

Kiến trúc đẹp vượt thời gian của cầu Trường Tiền

Cầu Trường Tiền có bao nhiêu nhịp?

Được thiết kế theo phong cách Gothic, cầu có tổng chiều dài của cầu là 402,60 mét, chiều cao 5,45 mét, chiều rộng 6 mét. Kết cấu của cầu gồm 6 nhịp và 12 vài, ghép với nhau thành 6 cặp. Sáu nhịp cầu bằng dầm thép, mang hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp là 67m. Khi mới xây dựng, cầu không có lối đi cho người đi bộ. Mặt cầu chỉ được lát bằng ván gỗ lim. Qua nhiều lần tu sửa và khắc phục thì có nhiều thay đổi đáng kể, trở thành cây cầu như ngày nay.

Cầu Tràng Tiền ở Huế
Cầu Trường Tiền có bao nhiêu nhịp?

Kiến trúc đặc trưng mang phong cách Châu Âu

Cầu Tràng Tiền có kiến trúc đặc trưng theo phong cách Gothic lừng danh của châu Âu. Tổng chiều dài của cầu là 402,60 mét, chiều cao 5,45 mét, chiều rộng 6 mét. Xứ Huế có câu ca nổi tiếng “Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp…”. Thực tế, kết cấu của cầu gồm 6 nhịp và 12 vài, ghép với nhau thành 6 cặp.

Kiến trúc cầu Tràng Tiền
Kiến trúc đặc trưng mang phong cách Châu Âu

Trong 5 năm từ 1991 – 1995, khi cầu được tiến hành trùng tu lại sau chiến tranh thì có nhiều thay đổi đáng kể, trở thành cây cầu như ngày nay. Lúc đó do cần ghép thêm ống nẹp vào 2 bên lan can cầu nên phần ban công hai bên bị bỏ đi. Lối đi dành cho phương tiện cũng thu hẹp lại so với trước. Màu sơn nguyên bản của cầu là ghi xám, cũng được đổi sang sơn màu nhũ bạc kể từ đó.

Trải nghiệm hấp dẫn khi tham quan cầu Tràng Tiền

Thả bước thong dong trên cầu

Nếu đến Huế vào những ngày đẹp trời thì đừng quên thả bước thong dong bên phần đường dành cho người đi bộ trên cầu Tràng Tiền. Trong lúc tản bộ ngắm cảnh bạn sẽ cảm nhận được rõ rệt nhịp sống bình lặng, mộc mạc của vùng đất Cố đô xưa.

Đi dạo trên cầu
Thả bước thong dong trên cầu

Ngắm dòng sông Hương thơ mộng

Tầm view đẹp nhất để ngắm dòng sông Hương thì không đâu ngoài cầu Tràng Tiền. Đừng từ trên cầu bạn sẽ hòa vào không gian bao la của sông nước, mây trời, tận hưởng những phút giây thư thái lạ lùng. Khi nhìn xuống, bạn sẽ thấy dòng nước lững lờ trôi, điểm xuyết vài con đò hay chiếc thuyền Rồng. Tất cả khiến du khách cảm giác như thời gian ngừng trôi ngay khoảnh khắc ấy.

Ngắm sông Hương
Ngắm dòng sông Hương thơ mộng

“Sống ảo” thả ga với những bức hình mộng mơ

Nét đẹp cổ kính và mang vẻ bình yên đến lạ của cầu Tràng Tiền được du khách đặc biệt ưa thích. Và lựa chọn làm background trong những tấm hình kỷ niệm tại Huế. Đảm bảo khi ghé địa danh này, bạn sẽ chụp được cả tá những bức hình mộng mơ hết cỡ luôn đấy!

Sống ảo cầu Tràng Tiền
“Sống ảo” thả ga với những bức hình mộng mơ

Dạo phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu dưới chân cầu

Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu là điểm đến thu hút đông đảo du khách khi đến với xứ Huế. Con phố này nằm ngay chân cầu Tràng Tiền và khoác lên mình một dáng vẻ ồn ã, nhộn nhịp mỗi khi màn đêm buông. Ở đây, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản Huế. Du khách cũng có thể mua những món đồ lưu niệm và tham gia nhiều hoạt động lý thú khác.

Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu
Dạo phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

Gợi ý địa điểm du lịch gần cầu Tràng Tiền ở Huế

Kinh Thành Huế

Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, di tích Kinh thành Huế – hay còn được nhiều người gọi là Thuận Hóa Kinh Thành. Là một toà thành cổ, thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Du khách đến Huế nhất định phải khám phá địa điểm này. Để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình vượt thời gian cố đô xưa.

Kinh Thành Huế
Kinh Thành Huế

Núi Ngự Bình 

Núi Ngự Bình có chiều cao khoảng hơn 105m. Đứng từ trên đỉnh núi du khách có thể tận mắt ngắm trọn một bức tranh huyền ảo của thành phố. Với cung điện nguy nga, những mái chùa cổ kính và dòng sông Hương trong xanh. Khi hoàng hôn buông xuống, du khách còn được thưởng thức bức tranh nên thơ. Khoảng trời vàng hòa quyện với sắc xanh của rừng cây. Một vẻ đẹp đặc trưng và trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế.

Núi Ngự Bình
Núi Ngự Bình

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ từ lâu đã trở thành một địa điểm nổi tiếng ở Huế. Ngôi chùa cổ này tọa lạc ở đồi Hà Khê, phía tả ngạn sông Hương. Từ trung tâm thành phố Huế đến chùa Thiên Mụ sẽ mất khoảng chừng 5km với thời gian khoảng 10 phút. Chùa Thiên Mụ được xem là một trong những ngôi chùa cổ sở hữu địa thế đẹp nhất ở Huế.

Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ

Lăng Tự Đức

Được đánh giá là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn. Lăng Tự Đức là nơi an nghỉ của vua Tự Đức mang vẻ nhã nhặn. Nằm trong khung cảnh sơn thủy hữu tình. Được xây dựng trong một lung lũng hẹp, Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) thuộc làng Dương Xuân Thượng, nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế nằm bên phải đồi Cảnh Vọng thơ mộng.

Lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức

Cầu Tràng Tiền là chứng nhân lịch sử của thành phố Huế và được coi là “linh hồn” của mảnh đất này. Hình ảnh cây cầu mảnh mai, rực rỡ vắt ngang sông Hương. Sẽ mãi mãi để lại những vấn vương trong lòng du khách. Nếu có dịp tới Huế bạn đừng quên ghé thăm địa danh nổi tiếng này để có cho mình những trải nghiệm đáng nhớ nhé.

Nguồn tham khảohttps://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A7u_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Ti%E1%BB%81n

Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất

  • Cầu Tràng Tiền ở Huế được bắc qua sông
  • Cầu Tràng Tiền Huế
  • Cầu Tràng Tiền ở đâu?
  • Cầu Tràng Tiền hay Trường Tiền
  • Cầu Tràng Tiền là gì?
  • Cầu Tràng Tiền bắc qua sông nào?
  • Cầu Tràng Tiền ở Huế
4.9/5 - (62 bình chọn)

Trả lời

Liên hệ qua Facebook Liên hệ qua Facebook
Liên hệ qua Zalo Offical Account Zalo Offical Account
Hướng dẫn đường đi Hướng dẫn đường đi
Chúng tôi đang online, chat ngay
Lên đầu trang
Hotline Live chat Facebook ZaloOA
Zalo
Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.