Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh là một gương mặt tiêu biểu của kiến trúc đô thị và là điểm tham quan thu hút khách du lịch. Giữa cuộc sống hiện đại, xa hoa, tấp nập này. Nếu muốn tìm kiếm hình bóng của một thời đã xa thì nhất định phải ghé thăm bưu điện Sài Gòn – điểm đến cực kì hấp dẫn nhất của năm.
Vị trí bưu điện thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà Bưu điện Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh có địa chỉ tại số 2 Công trường Công xã Paris, quận 1. Là một trong những công trình tiêu biểu của Sài Gòn. Đây còn là công trình có ý nghĩa lịch sử và ghi dấu ấn trong quá trình phát triển Sài Gòn trước đây theo hình thái đô thị hiện đại châu Âu. Cùng với các công trình khác như: Nhà thờ Đức Bà, trụ sở UBND thành phố Hồ Chí Minh, bến Nhà Rồng, chợ Bến Thành,…
- Giờ mở cửa hoạt động: từ 07:00 – 19:00 giờ.
- Vé vào cửa: Miễn phí
- Thời lượng tham quan: 01 – 02 giờ
- Phương tiện di chuyển: ô tô, xe máy hoặc xe buýt.
Tham khảo giá thuê xe Cần Thơ đi Sài Gòn.
Lịch sử hình thành và phát triển
Sau khi đánh thành Gia Định, chiếm được Sài Gòn, Pháp đã thiết lập hệ thống thông tin liên lạc. Năm 1860, Pháp cho xây dựng “Sở dây thép Sài Gòn” (tức là Bưu điện Sài Gòn) ngay vị trí trung tâm thành phố. Người thiết kế công trình này là Gustave Eiffel. Ông là kiến trúc sư danh tiếng người Pháp đã thiết kế Tháp Eiffel (Paris), Tượng Nữ Thần Tự Do (New York), Cầu Long Biên (Hà Nội), Cầu Tràng Tiền (Huế). Năm 1863, Sở dây thép Sài Gòn được thành lập.
Công trình Bưu điện Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng từ năm 1886 đến năm 1891. Bưu điện là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (Vietnam Post). Thành viên của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT). Được thành lập lại sau khi chia tách Bưu chính – Viễn thông và bắt đầu hoạt động từ ngày 01/01/2008.
Một số cột mốc tiêu biểu của Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh
- Năm 1975: Có 23 bưu cục thuộc 3 vùng quản lý: Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.
- Năm 1985: Phát triển được 68 bưu cục
- Năm 1986: Thay đổi mô hình tổ chức Bưu chính gồm: 3 Bưu điện Trung tâm và 6 Bưu điện huyện.
- Năm 1991: Tổng số bưu cục trên toàn mạng là 79 bưu cục
- Năm 1994: Thử nghiệm thành công mô hình Đại lý Bưu điện
- Năm 2000: Tổng số bưu cục trên toàn mạng là 183 bưu cục, 22 điểm Bưu điện văn hóa xã, 240 đại lý bưu điện.
- Năm 2002: Đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động.
- Năm 2003: Thành lập công ty Chuyển phát nhanh
- Năm 2008: Chia tách Bưu chính – Viễn thông, gồm 2 đơn vị: Bưu điện TP.HCM và Viễn thông TP.HCM (VNPT TP.HCM). Bưu điện TP.HCM chịu trách nhiệm quản lý hoạt động SXKD các dịch vụ Bưu chính – Chuyển phát trên địa bàn TP.HCM.
- Năm 2009: Ra mắt dịch vụ quà tặng trực tuyến Postgift và dịch vụ quảng cáo Scard.
- Năm 2010: Ra mắt dịch vụ Giao hàng thu tiền, Direct Mail.
Kiến trúc Bưu điện Sài Gòn
Bên ngoài Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh
Tỏa sáng rực rỡ với màu sơn vàng nổi bật
Điểm nổi bật mà bưu điện Sài Gòn khiến du khách ấn tượng là nó khoác lên mình màu sơn vàng nổi bật. Vào những ngày chớm thu, trong chiếc lá vàng khẽ rụng cùng màu nắng vàng nhạt. Thì bưu điện lại tỏa sáng rực rỡ trong chiếc áo vàng kiêu sa. Hay trong nắng chiều Sài Gòn với những hàng cửa sổ uốn cong cong tôn lên màu áo rực rỡ.
Chiếc đồng hồ – điểm nhấn đặc biệt của công trình
Chính giữa bưu điện trung tâm là chiếc đồng hồ lớn với những đường nét trang trí nhẹ nhàng. Dễ dàng thu hút tầm nhìn của du khách khi lần đầu tiên đặt chân đến đây tham quan. Phía dưới đồng hồ vẫn còn lưu giữ năm khởi công xây dựng và khánh thành của tòa nhà. Bất cứ du khách nào một lần đặt chân tới Sài Gòn cũng không thể nào bỏ qua địa danh tham quan đặc biệt ấn tượng này.
Phía trước ngôi nhà trang trí theo từng ô hình chữ nhật
Tòa nhà vừa mang phong cách kiến trúc phương Tây. Vừa chấm phá vài nét cổ điển phương Đông. Càng làm nổi bật lên giá trị vốn có của Bưu điện. Phía trước ngôi nhà trang trí theo từng ô hình chữ nhật. Trên đó ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành điện. Trên các ô có đắp hình người đội vòng nguyệt quế.
Bên trong Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh
Hai bên tòa nhà
Hai bên toà nhà hai bản đồ lịch sử của Sài Gòn với nhiều vùng miền. Được những nghệ nhân khéo léo, tỉ mỉ vẽ tay cầu kỳ trên tường. Lối kiến trúc độc đáo kết hợp giữa phong cách Châu Âu với cách trang trí của người Châu Á. Đã khiến cho du khách đến đây đều say đắm ngắm nhìn không muốn rời. Mặc dù tồn tại đã rất lâu đời nhưng chỉ cần đến đây. Bạn vẫn sẽ thấy ấn tượng trước vẻ đẹp cổ điển xen lẫn hiện đại của Bưu điện trung tâm Sài Gòn.
Hai bên lối vào
Là những hàng cột sắt màu xanh lá cây thẳng tắp với những hàng ghế gỗ bóng đã có từ lâu đời. Ngồi ở đây, bạn sẽ cảm thấy giống như đang ngồi đợi chuyến tàu tiếp theo của ga đường sắt Anh ở thế kỷ 20. Chính giữa bưu điện là hình ảnh vị lãnh tụ Cách Mạng Hồ Chí Minh.
Dãy bàn gỗ
Nhìn bao quát bên trong bưu điện thành phố, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy bốn dãy bàn gỗ lớn xếp dọc chính giữa bưu điện. Để phục vụ cho người dân có nhu cầu thực hiện các giao dịch liên lạc, gửi bưu phẩm, chuyển phát nhanh,… Đặc biệt, hai bên sảnh chính Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh vẫn lưu giữ những hòm thư cổ và các bốt điện thoại xưa khiến du khách được hoài niệm về một thời đã qua.
Quầy lưu niệm
Hai bên hành lang gần lối vào chính toà nhà có rất nhiều cửa hàng lưu niệm. Bày bán hàng nghìn sản phầm đồ lưu niệm, bưu ảnh về Bưu điện TP Hồ Chí Minh. Cũng như đất nước Việt Nam nói chung hay Sài Gòn nói riêng để phục vụ cho khách du lịch. Mua về làm quà kỉ niệm cho bạn bè hay người thân.
Điểm du lịch gần bưu điện Sài Gòn
Nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là điểm đến quen thuộc của người dân TP.HCM và khách du lịch ở khắp nơi trên cả nước. Là một trong những công trình biểu tượng của thành phố do người Pháp xây dựng. Đây cũng là vương cung thánh đường đầu tiên của Việt Nam được sắc phong năm 1959.
Đường sách TP.Hồ Chí Minh
Đây là con đường sách phức hợp đầu tiên của Việt Nam. Được xây dựng với không gian mở. Giúp du khách tự do tham quan và thưởng thức nét văn hóa đọc của người Sài Gòn. Mặc dù đường sách này được khai trương chưa lâu nhưng là địa chỉ được nhiều bạn trẻ yêu thích với vô vàn lời khen ngợi. Con phố dài hơn 100m này, được thiết kế với các quầy sách san sát. Mỗi cửa hàng lại được thiết kế theo một phong cách riêng.
Khu công viên 23/9
Công viên 23 tháng 9 là một trong những địa điểm tập trung quen thuộc của các bạn trẻ của Sài Gòn. Từ các hàng ăn vặt, quán nước vỉa hè cho đến các lễ hội vui chơi giải trí đều hội hết về đây. Thỉnh thoảng, cuối tuần nơi đây có những trò chơi thú vị hoặc hoạt động đầy nhân văn như: hội chợ giao thoa văn hóa các vùng miền từ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,…
Thả bộ đến hồ Con Rùa
Nằm ngay vị trị đắc địa giáp giữa quận 3 và quận 1. Nói đến thiên đường ăn vặt Sài thành thì không thể không kể đến hồ Con Rùa. Nếu bạn thường xuyên theo dõi các trang review ẩm thực, các vlog nổi tiếng thì chắc chắn đã từng lướt qua vài bài review Hồ Con Rùa với nền ẩm thực vô cùng phong phú. Quanh khắp hồ chính là những hàng gánh với đủ các món ăn vặt từ bánh tránh trộn, bánh tráng nướng, trứng gà nướng, trà đào, cá viên, kem, vv…
Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành đứa con tinh thần trong lòng người dân Sài Gòn từ rất lâu đời. Vẻ đẹp kiến trúc độc đáo với sự khéo léo, những nét hoa văn tinh tế của kiến trúc sư người Pháp. Đã khiến cho bất cứ du khách nào đi du lịch Sài Gòn ghé qua đây đều không muốn về. Còn đắn đo gì mà không khám phá ngay và luôn Bưu điện Sài Gòn.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C6%B0u_%C4%91i%E1%BB%87n_trung_t%C3%A2m_S%C3%A0i_G%C3%B2n