Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Khoảnh khắc lịch sử thiêng liêng

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cũng đúng như tên của nó. Phảng phất hơi thở của nghìn năm sử Việt. Đây không chỉ là một điểm tham quan lý tưởng, mà còn là nơi con người trở về với cội nguồn dân tộc qua những hiện vật lịch sử lâu đời. Tuy không đông khách như Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, chẳng mang dáng vẻ nghệ thuật như Bảo tàng Mỹ thuật thành phố. Nhưng bảo tàng Lịch sử lại có một phong cách chỉ thuộc về riêng nó. Hãy cùng Nụ Cười Mê Kông tìm hiểu về nơi lưu giữ nét văn hóa dân tộc này nhé!

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP.HCM
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP.HCM

Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm du lịch Sài Gòn

Giới thiệu về bảo tàng Lịch sử Việt Nam chi tiết nhất 2024

Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng vào năm 1929. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử cùng chiến tranh tại Việt Nam. Giờ đây, nó đã là nơi “ẩn thân” của những hiện vật mang nét văn hóa, lịch sử và con người Đất Việt trong bao năm qua. Những hiện vật hiến tặng Bảo tàng gồm nhiều chất liệu khác nhau như: đất nung, gốm men, đá, kim loại, ngà… thuộc nền văn hóa Việt và nhiều quốc gia trong khu vực Á –  Âu.

Du lịch bảo tàng Lịch sử
Du lịch bảo tàng Lịch sử

Video review một vòng Bảo tàng Lịch sử TPHCM

https://youtu.be/doN-_CrdL8Y

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở đâu?

  • Địa chỉ: tọa lạc tại số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM. 
  • Nằm ngay cạnh Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Cách nhà thờ Đức Bà chỉ khoảng 1km.
Phòng trưng bày
Phòng trưng bày

Giá vé Bảo tàng Lịch sử Việt Nam 2024

  • Giá vé tham quan: 30.000đ/ người
  • Miễn phí tham quan cho trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, thân nhiên liệt sĩ và nhiều chế độ miễn giảm khác.
  • Giảm 50% gá vé cho trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi, sinh viên – học sinh, người cao tuổi >60 tuổi.
  • Mở cửa hoạt động vào lúc: sáng từ 8h00 – 11h30, chiều từ 13h00 – 17h00.
Sơ đồ tham quan
Sơ đồ tham quan

Hành trình “trưởng thành” của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

  • Những hiện vật lịch sử đầu tiên được để lại sau khi nhà sưu tầm cổ vật Holbé qua đời vào ngày 18.02.1927.
  • Ngày 17.06 cùng năm, Hội Nghiên cứu Đông Dương tổ chức các cuộc quyên góp để mua lại sổ hiện vật sưu tầm trên và tặng lại cho nhà nước. 
  • Ngày 28.11 cùng năm, Thống đốc Nam kỳ – Blanchard de la Brosse đồng ý và cho phép thành lập Bảo tàng Pacha Đa Lagos ở Sài Gòn. Bảo tàng sẽ được kiểm soát dưới quyền của Nam Kỳ và được Viện Viễn Đông Bác cổ giám sát.
  • Ngày 01.01.1929, bảo tàng Pacha Đa Lagos chính thức khánh thành.
  • Ngày 14.06.1954, bảo tàng được thu hồi dưới quyền của chính ohur Việt Nam Cộng hòa. Và được đổi tên thành Viện bảo tàng Quốc gia Việt Nam thuộc Bộ Giáo dục vào ngày 16.05.1956. Đến ngày 03.09.1958 mới bắt đầu đón những vị khách đầu tiên.
  • Ngày 30.04.2975, Bảo tàng được Chính quyền Cách mạng tiếp nhận. 
  • Ngày 26.08.1979, đổi tên thành Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đổi lại là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh và năm 2013 đổi lại tên Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh như quyết định thành lập ban đầu. 
  • Năm 1970, Bảo tàng được xây thêm dãy nhà chữ U phía sau bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế. 
Lịch sử hình thành bảo tàng lịch sử Việt Nam
Lịch sử hình thành bảo tàng Lịch sử

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam có gì? 

Sở hữu diện tích rộng 6.057m2, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh là một quyền thể kiến trúc cổ. Gồm 2 tòa nhà được xây dựng lần lượt vào năm 1927 và năm 1970. Kiến trúc cổ cùng hoa viên đầy cây xanh khiến ai cũng phải lầm tưởng nơi đây như một biệt thự cổ xưa chứ không phải là một viện Bảo tàng.

Bảo tàng lịch sử có gì?
Bảo tàng Lịch sử có gì?

Kiến trúc cổ của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Tòa nhà đầu tiên của Bảo tàng lịch sử Việt Nam được kiến trúc sư Auguste Delaval thiết kế mang nét kiến trúc cổ kính. Tòa nhà có tổng diện tích sử dụng là 2.100m2. Mặt bằng tổng thể gồm khối tháp bát giác ở giữa làm điểm nhấn và cũng là trục đối xứng cho hai dãy nhà hai bên.
Khuôn viên bảo tàng
Khuôn viên bảo tàng
Tòa nhà sau đó được xây dựng vào năm 1970 bởi kiến trúc sư người Việt – Nguyễn Bá Lăng thiết kế được xây nối tiếp vào tòa nhà trước. Tòa nhà này có hình chữ U có diện tích 1.000m2, được thiết kế hài hòa và xử lý cảnh quan cho phù hợp với kiến trúc cổ của tòa nhà trước. 
Không khí cổ xưa của một nền văn minh lịch sử
Không khí cổ xưa của một nền văn minh lịch sử
Hoa văn kiến trúc được làm bởi nhiều chất liệu khác nhau với nét tương đồng với những kiến trúc đương thời. Tất cả hoa văn kết hợp lại đều mang một ý nghĩa tốt lành, thịnh vượng. Hoa văn họa tiết được giao thoa bởi kiến trúc văn hóa Việt – Pháp. Các họa tiết của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam được liệt vào di sản văn hóa phi vật thể. 

Khu trưng bày Lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến thời Nguyễn

  • Thời Nguyên thủy (Cách nay khoảng 500.000 năm – 2879 TCN)
  • Thời Hùng Vương (2879 TCN – 179 TCN)
  • Thời Bắc thuộc – Đấu tranh giành lại độc lập (179 TCN – 938)
  • Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý (939 – 1225)
  • Thời Trần – Hồ (1226 – 1407)
  • Thời Lê sơ – Mạc, Trịnh và Chúa Nguyễn (1428 – 1788)
  • Thời Tây Sơn (1771 – 1802)
  • Thời Nguyễn (1802 – 1945)
Bảo tàng lịch sử Việt Nam
Hiện vật trưng bày

Khu trưng bày chuyên đề văn hóa miền Nam và vài nước châu Á

  • Văn hóa Champa (Thế kỷ 2 – 17)
  • Văn hóa Óc Eo (Thế kỷ 1 – 7)
  • Điêu khắc đá Campuchia (Thế kỷ 9 – 13)
  • Sưu tập Dương Hà, Gốm cổ một số nước Châu Á
  • Xác ướp Xóm Cải TP. Hồ Chí Minh (Thế kỷ 19)
  • Sưu tập Vương Hồng Sển
  • Văn hóa các dân tộc phía Nam Việt Nam
  • Tượng Phật giáo một số nước Châu Á
  • Trưng bày ngoài trời, Súng Thần công, đại bác (Thế kỷ 18 – 19)
  • Trưng bày ngắn hạn, Trang sức Óc Eo, Văn hóa dân tộc Xtiêng
Hiện vật trưng bày
Hiện vật trưng bày

Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Đây là nơi lưu giữ của hơn 37.000 cổ vật là hiện vật của Quốc gia mang ý nghĩa văn hóa và lịch sử vô cùng to lớn. Nơi đây đã mở rộng tri thức cho du khách về văn hóa đất Việt qua bao năm lịch sử. Những hiện vật được trưng bày bao gồm những đồ gốm, thủ công mỹ nghệ, lễ phục quý tộc thời phong kiến. Đặc biệt là những cổ khí được dùng trong chiến tranh phong kiến thời xưa.

Hiện vật trưng bày
Hiện vật trưng bày

Top 12 Bảo vật Quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM

Tại Viện Bảo tàng Lịch sử TPHCMcó 12 bảo vật Quốc gia được Thủ tướng Chính phủ công nhận. 12 Bảo vật này là 12 bức tượng phản ánh nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo. Chủ yếu thuộc vào nền Văn hóa Phù Nam – Óc Eo thuộc thế kỷ 1 – 7 và văn hóa Champa thuộc thế kỷ 2 – 17. Đây là những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu thể hiện giá trị văn hóa và tín ngưỡng của dân tộc đương thời. Góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa Việt.

Hiện vật trưng bày
Hiện vật trưng bày

Xác Ướp Xóm Cái bí ẩn

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh có lưu giữ một xác ướp được khai quật năm 1994 thuộc quận 5. Xác ướp này còn khá nguyên vẹn và được các nhà nghiên cứu cho biết nó có từ thời nhà Nguyễn. Đây là một quý nữ thuộc quý tộc thời đó. 

Súng thần công
Súng thần công (mình không để hình ảnh của xác ướp do khá nhạy cảm)

Các địa điểm tham quan nổi tiếng gần Bảo tàng Lịch sử Việt Nam bạn nên biết

  • Nằm ngay cạnh Đền Hùng và Thảo Cầm Viên
  • Nhà thờ Đức Bà: 1,1 km
  • Nhà hát Thành phố: 1,8 km
  • Phố đi bộ Nguyễn Huệ: 2,3 km
  • Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh: 2,6 km
  • Nhà thờ Tân Định: 2,2 km
  • Bitexco: 2,5 km
  • Bảo tàng Mỹ Thuật thành phố: 2,7 km
  • Chợ Bến Thành: 2,7 km
  • Bến Nhà Rồng: 2,8 km
  • Landmark 81: 3,8 km
  • Đầm Sen TP.HCM: 9 km
  • Suối Tiên Theme Park: 19 km
Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh
Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

Những lưu ý khi tham quan Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

  • Không chạm vào các tác phẩm nghệ thuật trưng bày. Vì mồ hôi tay và nhiệt độ cơ thể có thể làm hỏng hoặc hư hao tác phẩm.
  • Khi tham quan Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, du khách nên tuân theo chỉ dẫn của các nhân viên bảo tàng và hướng dẫn viên.
  • Không được mang theo đồ ăn, thức uống, chất cấm vào khu vực triển lãm.
  • Tránh gây mất trật tự, ồn ào ảnh hưởng đến những khách tham quan khác.
  • Không mang theo vật nuôi, vứt rác bừa bãi, hút thuốc lá,… Và các hành vi ảnh hưởng đến mỹ quan của Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đặc biệt, khi đến tham quan xác ướp, bạn nào có cảm giác sợ hoặc yếu tim thì đừng nên tham quan để tránh bị ám ảnh nhé!

Các tour miền Tây từ Sài Gòn nổi bật

Nguồn tham khảo:  https://vi.wikipedia.org

5/5 - (22 bình chọn)

Trả lời

Liên hệ qua Facebook Liên hệ qua Facebook
Liên hệ qua Zalo Offical Account Zalo Offical Account
Hướng dẫn đường đi Hướng dẫn đường đi
Chúng tôi đang online, chat ngay
Lên đầu trang
Hotline Live chat Đặt ngay Facebook ZaloOA
Zalo
Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.