Tháp chàm Poshanư Mũi Né – Kiến trúc cổ Vương Quốc Chăm Pa

Tháp chàm Poshanư
Tháp Chàm Poshanư, biểu tượng vĩ đại của Vương quốc Chăm Pa. Là nơi trữ tình những giá trị nghệ thuật, lịch sử, văn hóa và kiến trúc, hấp dẫn ngày càng nhiều du khách tìm đến. Một khi bạn đặt chân đến Mũi Né Phan Thiết, đừng bỏ qua cơ hội khám phá một điểm du lịch độc đáo và mới lạ – Tháp Chàm Poshanư Phố Hài. Hãy cùng Nụ Cười Mê Kông khám phá điểm đến thú vị này nhé!

Đôi nét về tháp Chàm Poshanư

Tháp Chàm Poshanư ở đâu?

Tháp chàm Poshanư Mũi Né
Tháp Chàm Poshanu Mũi Né với lối kiến trúc cổ của vương quốc Chăm Pa rất độc đáo, đã thu hút nhiều du khách đến tham quan
Tháp Chàm Poshanư còn được gọi là tháp Chăm Po Sah Inư, tháp Chăm Phố Hài. Thuộc khu di tích Lầu Ông Hoàng nổi tiếng. Tọa lạc trên ngọn đồi Bà Nài, phường Phú Hải, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 7km. Đây là một công trình kiến trúc đặc biệt của vương quốc Chăm Pa.
Tháp Chàm Poshanu Mũi Né là một phần quan trọng trong quần thể kiến trúc cổ của Vương Quốc Chăm Pa. Được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ 8 đến đầu thế kỷ thứ 9 để thờ thần Shiva. Là vị thần quyền năng được tôn kính và sùng bái bởi người Chăm và người Ấn Độ. Nơi đây mang một vẻ đẹp huyền bí và độc đáo của Tháp Chăm Poshanư. Nhờ những giá trị văn hóa, lịch sử hình thành, nghệ thuật và kiến trúc tinh tế. Cùng với sự độc đáo của nó, khu tháp Poshanư đã trở thành tinh hoa giúp ta hình dung rõ giai đoạn phát triển hưng thịnh của Vương quốc Chăm Pa. Do đó vào năm 1991, Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng khu tháp Poshanư là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Khu di tích này gần với các điểm du lịch nổi tiếng như Bãi đá Ông Địa, Mũi Né,…, thuận tiện cho việc đi lại và tham quan.

Giá vé tham quan 

Thuyết minh về tháp Chàm Poshanư
Chỉ mất từ 10.000đ mà du khách có thể vào khám phá và tìm hiểu về nét văn hoá cổ độc đáo này
Giá vé tham quan tại khu di tích tháp Chăm Poshanư: 10.000 đồng/người. Chỉ với khoảng 10,000đ cho khách nội địa và 15,000đ cho khách quốc tế, bạn đã có cơ hội tham quan tháp Chàm Poshanư Phan Thiết. Và tận mắt chiêm ngưỡng công trình kiến trúc đặc sắc bậc nhất của vương quốc Chăm Pa. Nếu bạn là một tín đồ sống ảo thì khi đến với nơi đây, bạn chắc chắn sẽ có thể bỏ túi những bức hình check in cực “chất” để làm chao đảo cả new feed đấy.

Thời điểm lý tưởng để khám phá Thàm Chàm Poshanư

Nếu bạn có ý định ghé thăm ngọn tháp Chàm Poshanư thì hãy đến vào các dịp lễ hội. Để có thể tận hưởng không khí nhộn nhịp, vui tươi. Và ngắm những điệu múa nhịp nhàng, uyển chuẩn của các cô gái Chăm nhé. Nếu bạn không thể đến đây vào các mùa lễ hội thì đừng lo. Vào những ngày thường bạn hoàn toàn có thể thưởng thức các tiết mục nghệ thuật Chăm Pa. Và những màn trình diễn nghề dệt vải của các nghệ nhân do ban quản lý khu di tích tổ chức.

Đường đi đến Tháp Chàm Poshanư?

Tháp Chàm Poshanư ở đâu? Để đến tháp tại thành phố Mũi Né Phan Thiết, bạn có nhiều lựa chọn dễ dàng và thuận tiện. Dưới đây là hướng dẫn đường đi cho bạn

Nếu bạn xuất phát từ Sài Gòn hoặc các tỉnh miền Tây

Tháp chàm Poshanư ở đâu
Tháp Chàm Poshanư là điểm đến dễ tìm thấy và dễ dàng di chuyển đến đây bằng nhiều phương tiện
  • Bạn có thể chọn bắt xe khách để đến tháp vì sẽ tiết kiệm thời gian và thuận lợi. Ngồi trên xe khách, bạn có thể thư giãn và chờ đến giờ xuống đích.
  • Sử dụng xe máy cũng là một lựa chọn tốt đối với những ai yêu thích khám phá và du lịch phượt. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng cần phải có kinh nghiệm và tay lái vững vàng để đảm bảo an toàn trên cung đường xa.
  • Bạn có thể di chuyển theo tuyến cao tốc từ TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây/ĐCT01 và QL1A. Trước khi xuất phát, hãy tra Google Map để dễ dàng tìm đường.

Nếu bạn xuất phát từ thành phố Phan Thiết:

  • Bạn có thể đến tháp Chàm Poshanư bằng xe máy hoặc xe ô tô. Hãy di chuyển ra đường 715, sau đó rẽ phải vào đường Võ Nguyên Giáp. Và đi về phường Phú Hải, chỉ mất khoảng 20 phút là đến tháp Chàm Poshanư.
  • Nếu bạn thích cung đường biển lãng mạn, từ đường 715, bạn có thể rẽ trái vào đường Võ Nguyên Giáp. Sau đó rẽ phải vào đường Hồ Quang Cảnh để đến con đường Nguyễn Đình Chiểu ven biển thơ mộng. Tiếp tục đi thẳng về phường Phú Hải. Dù cung đường này hơi xa một chút. Nhưng khung cảnh rất đẹp và xứng đáng để dành thời gian ngắm nghía xung quanh.

Lịch sử tháp Chàm Poshanư

Tháp chàm Poshanư Phan Thiết
Tháp Chàm Poshanư có 3 toà tháp và 1 đền thờ lớn
Tháp Chăm Poshanư được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 8 và đầu thế kỷ thứ 9 bởi người Chăm Pa cổ. Đây là một trong những cụm tháp còn nguyên vẹn đến ngày nay. Theo các ghi chép sách sử, ban đầu tháp được xây dựng để thờ thần Shiva. Vị thần tối cao trong văn hóa Chăm Pa. Đến thế kỷ thứ 15, nơi đây cũng trở thành nơi thờ cúng công chúa Po Sha Inư – con gái của vua Para Chanh.
Công chúa Po Sha Inư được tôn kính và yêu quý bởi người dân. Nhờ lòng tài giỏi, trí thông minh và lòng nhân hậu. Bà cũng là người đã truyền dạy cho người dân Chăm Pa. Như những kỹ thuật trồng lúa nước, dệt vải thổ cẩm, trồng trọt và chăn nuôi, góp phần phát triển đất nước.

Năm 1990, khu di tích tháp Chăm Poshanư đã được tu bổ và tôn tạo. Trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến 1995, một số nhà khảo cổ đã khám phá được nhiều di tích. Ngoài 3 ngọn tháp lớn chính, khu vực này còn tồn tại một đền thờ lớn. Nhưng đã bị sụp đổ và vùi lấp sâu dưới đất cùng một số hiện vật có niên đại từ thế kỷ thứ 15.

Ngày nay, việc cải tạo, tu sửa đã được hoàn thành và khu vực này đã được mở cửa đón khách tham quan đến chiêm ngưỡng vẻ kỳ bí và độc đáo của những ngọn tháp.

Kiến trúc của tháp Chàm Poshanư

Địa chỉ tháp Chàm Poshanư
Toà tháp này vừa là địa điểm mang ý nghĩa về lịch sử – văn hoá, vừa là điểm đến check-in cực hot

Đến với tháp Chăm Poshanư, du khách sẽ cảm thấy ấn tượng trước phong cách kiến trúc Hòa Lai. Kiểu kiến trúc độc đáo nổi tiếng và đẹp nhất của người Chăm Pa cổ.

Tháp Chăm Poshanư là một công trình kiến trúc của vương quốc Chăm Pa. Có giá trị nghệ thuật, lịch sử, văn hóa, kiến trúc. Nên đã dần trở thành điểm tham quan hấp dẫn du khách khi đến với Phan Thiết. Toàn bộ các ngọn tháp đều được sử dụng vật liêu xây dựng là những viên gạch Chăm nung đỏ. Chúng ghép chặt vào nhau mà không cần đến một mạnh vữa. Điều mà các nhà khảo cổ, nhà khoa học ngày nay vẫn chưa thể tìm ra cách lý giải cho phương pháp đặc biệt đó.

Những ngọn tháp được thiết kế với bốn mặt vuông với dáng thu nhỏ dần khi lên cao. Cửa ra vào dáng hình vòm được chạm khắc những hoa văn tinh tế, tỉ mỉ trên bề mặt. Dù tồn tại khá lâu, nơi đây dường như không bị suy chuyển bởi ảnh hưởng của thời gian. Và những hình ảnh hoa văn vẫn còn tồn tại khá nguyên vẹn trên bề mặt tháp. Điểm đến nơi đây luôn nhận những phản hồi và bình luận tích cực từ du khách.

Tháp chính A

Check in tháp ở Phan Thiết
Chính vì nét kiến trúc độc đáo của tháp Chàm mà rất nhiều du khách đã đến tham quan và chụp ảnh

Tháp Chàm Poshanư Mũi Né bao gồm 3 tòa tháp chính A, B và C. Tháp Chính A là ngôi đền có quy mô nguy nga và tráng lệ nhất trong quần thể tháp Chàm Poshanư. Tòa tháp này cao 15 mét, gồm có 4 tầng, với 4 cửa hình tam giác hướng về 4 phía. Càng lên cao, diện tích của tòa tháp càng nhỏ lại. Tạo thành hình chóp đặc trưng của kiến trúc Chăm Pa cổ. Các hoạt tiết trang trí được thực hiện vô cùng tỉ mỉ và công phu. Đặc biệt chúng được sắp xếp hết sức hài hòa. Đem đến cho chúng ta cảm giác không hề bị nặng nề và rối mắt.

Bên trong tháp được thờ hai bộ phận sinh lực khí Linga – Yoni bằng chất liệu đá xanh nguyên khối. Đây là những linh vật linh thiêng nhất đối với các tín đồ đạo Hin-đu giáo

Toàn bộ tòa tháp được xây dựng bởi hàng vạn viên gạch đỏ. Chúng được gắn kết với nhau vô cùng hoàn hảo và khéo léo, tạo nên một công trình kiến trúc đồ sộ, trường tồn với thời gian. Nhiều người phỏng đoán rằng gạch được làm từ nhựa thực vật. Tuy nhiên cho đến tận ngày nay đây vẫn còn là một ẩn số chưa có lời giải.

Tháp phụ B

Tháp phụ B nằm ở phía Bắc của tòa tháp chính có chiều cao khoảng 12 mét. Nhìn tổng thể, tòa B có kiến trúc khá tương đồng với tòa tháp chính. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy rằng các hoa văn điêu khắc và trang trí đã được tiết chế hơn nhiều. Nếu tòa chính thờ thần Shiva thì tòa B chính là nơi thờ Thần Bò Nandi. Đây là vật cưỡi của thần Shiva.

Tháp phụ C

Phan Thiết có gì chơi
Du khách chụp ảnh check in tại tháp Chàm

Tháp C được xây dựng để thờ thần lửa. Chính vì vậy khi nhìn từ xa bạn sẽ thấy tháp C rất giống với một căn bếp. Tuy nhiên hiện nay chiều cao của tòa tháp này chỉ còn lại khoảng 4 mét với duy nhất một cửa ở phía Đông. Các hoạt tiết trang trí trải qua hàng nghìn năm cũng đã bị bào mòn khá nhiều.

Ngọn tháp phụ B nằm nhích về hướng Bắc so với tháp chính. Đây là tháp có chiều cao 12m với phong cách kiến trúc và đường nét trang trí tuy khá giống với ngọn tháp chính nhưng được thiết kế đơn giản hơn. Đây là ngọn tháp thờ Thần Bò Nandin. Là linh vật cưỡi của vị thần Shiva tối cao. Nhưng thời gian trôi qua, bức tượng đã biến mất. Vào năm 1995, các nhà khảo cổ đã khai quật được một số hiện vật. Trong đó có 1 bàn chân và 1 chiếc tai bò thần bằng đá.

Ngọn tháp phụ còn lại là tháp nhỏ nhất, với chiều cao chỉ hơn 4m được người dân Chăm Pa xây dựng để thờ thần Lửa. Các đường nét hoa văn, thiết kế cũng kha đơn giản. Và đã bị hư hại khá nhiều trước tác động của thời gian.

Lễ hội ở Tháp Chàm Poshanư

Tháp Chăm Phan Thiết
Ở tháp Chàm thường tổ chức các lễ cầu an, cầu mưa

Các dịp văn hóa lễ hội cũng là thời điểm để người dân mặc những bộ trang phục, váy áo lộng lẫy nhất. Cùng nhảy múa hát ca trên nền nhạc vui tai tạo bởi các nhạc cụ truyền thống. Như đàn Kanhi, trống Ginăng, trống Paranưng, kèn Xaranai, Grong (lục lạc). Lễ hội nơi đây luôn nhận được sự đánh giá cao và sự quan tâm của du khách. Đây cũng là cơ hội để du khách có thể tìm hiểu kỹ hơn phong tục và văn hóa Chăm Pa. Bằng cách tham gia cùng người dân dâng các lễ vật cúng viếng thần linh. Để cầu may mắn, hạnh phúc, ấm no cho gia đình.

Hằng năm, tại khu vực tháp Chàm Poshanư, người dân Chăm thường tổ chức các lễ cúng viếng cầu an, cầu mưa. Cùng những nghi lễ truyền thống tưởng nhớ tổ tiên và súng bái thần linh. Trong đó phải kể đến những lễ hội nổi bật như Lễ hội Kate. Diễn ra vào ngày 1/7 hàng năm theo lịch Chăm (tức tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch). Và lễ hội Rija Nưga, Poh Mbăng Yang (tương tự Tết Nguyên đán của người Việt) – tổ chức vào đầu tháng Giêng lịch Chăm.

Nếu có cơ hội đến du lịch Bình Thuận thì hãy ghé nơi đây để tìm hiểu về nét văn hoá đặc sắc này nhé! Hi vọng bài viết này của Nụ Cười Mê Kông giúp bạn có chuyến du lịch trọn vẹn nhất!

Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1p_Po_Sah_In%C6%B0

Đánh giá
Bình luận (0 bình luận)

Gọi ngay hotline 19009165
Liên hệ qua Facebook Liên hệ qua Facebook
Liên hệ qua Zalo Offical Account Zalo Offical Account
Hướng dẫn đường đi Hướng dẫn đường đi
Chúng tôi đang online, chat ngay
Lên đầu trang
Hotline Live chat Đặt ngay Facebook ZaloOA
Zalo