Yên Tử Quảng Ninh từ lâu đã nổi tiếng là danh sơn đất Việt. Nơi đây lưu giữ nhiều di tích lịch sử Phật Giáo và thắng cảnh hữu tình. Hệ thống chùa chiền, am, tự được vây quanh bởi núi non cổ kính. Hằng năm, núi Yên Tử chào đón hàng triệu lượt du khách cùng phật tử đến tham quan. Cùng Nụ Cười Mê Kông khám phá vùng “đất tổ Phật giáo Việt Nam” này nhé!
Kinh nghiệm du lịch Yên Tử chi tiết nhất
Video phượt núi Yên Tử
https://youtu.be/Ews47lFmtcw
Núi Yên Tử ở đâu?
- Khu di tích danh thắng Đông Yên Tử, thuộc TP. Uông Bí, Quảng Ninh.
- Khu di tích danh thắng Tây Yên Tử, huyện Yên Dũng, Bắc Giang.
- Khu di tích lịch sử nhà Trần, thuộc địa phận Đông Triều, Quảng Ninh.
- Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc – Thanh Mai, thuộc huyện Chí Linh, Hải Dương.
Hướng dẫn du lịch Yên Tử cho bạn
- Yên Tử Quảng Ninh có địa hình núi rừng bao quanh. Vì vậy, muốn đến khu du lịch Yên Tử, bạn phải trải qua nhiều chặng đường khác nhau. Du lịch Yên Tử bằng máy bay: Tại sân bay Cần Thơ, TP. HCM, Hà Nội… có các tuyến bay đến Hải Phòng với giá vé khá rẻ (khoảng 500.000 – 1.000.000đ). Từ TP. Hải Phòng, bạn bắt xe đến chân núi để lên Cáp treo đi đỉnh Yên Tử.
- Hoặc từ Hà Nội và các thành phố lân cận, bạn cũng có thể tự phượt hoặc thuê xe du lịch. Tuyến gần và dễ đi nhất là theo hướng QL18. Đến đoạn Chùa Trình thì rẽ trái khoảng 10km nữa sẽ đến Yên Tử (yêu cầu bạn phải có kỹ năng phượt và tay lái vững để đi được đường núi). Bạn cũng có thể bắt xe khách đi Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí để đến chùa Trình. Từ đây ngồi xe buýt đến núi cũng là một lựa chọn không tồi (giá vé chỉ 10.000đ).
- Đặt tour du lịch cho chuyến đi của bạn thì càng tốt. Chỉ cần đưa ra yêu cầu du lịch của bạn, các địa điểm bạn muốn đến tham quan, thời gian và mức giá bạn mong muốn. Công ty du lịch Nụ Cười Mê Kông sẽ giúp bạn có một chuyến hành trình tuyệt vời nhất.
Đi cáp Treo đến đỉnh Yên Tử
- Tuyên 1: Thung lũng Giải Oan đến Chùa Hoa Yên. Một chiều 200.000 đồng/người – Khứ hồi 280.000 đồng/ người
- Tuyến 2: Chùa Một Mái đến Khu tượng An Kỳ Sinh. Một chiều 200.000 đồng/người – Khứ hồi 280.000 đồng/người
- Mùa lễ hội (tháng 1 – 3 âm lịch): phục vụ từ 5h – 20h hàng ngày.
- Thời gian khác (tháng 4 – 12 âm lịch): phục vụ từ7h – 18h hàng ngày.
- Tăng ni
- Người già trên 70 tuổi (có giấy CMND / thẻ người cao tuổi)
- Thương binh (có thẻ thương binh)
- Trẻ em cao dưới 1,2m
Ngắm cảnh đẹp Yên Tử vào mùa nào?
Đỉnh thiêng Yên Tử từ lâu đã được liệt vào danh sách thắng cảnh như chốn bồng lai. Vậy nên, muốn ngắm cảnh đẹp Yên Tử hòa cùng thiên nhiên núi rừng thì phải tránh những ngày lễ dâng hương lớn. Nơi càng ít người thì bạn mới có thể tận hưởng được vẻ đẹp huyền diệu của nó. Những ngày hạ đến hoặc đầu thu là lúc núi Yên Tử khoác lên mình chiếc áo đẹp nhất. Ít nắng, ít mưa, khí hậu tuyệt vời sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn.
Lễ hội Yến Tử bạn nên tham gia
- Ngày 23/1 âm lịch: Giỗ Đệ Tam Tổ Huyền Quang
- Ngày 18/2 âm lịch: Giỗ Thiền Sư Chân Nguyên
- Ngày 03/3 âm lịch: Gỗ Đệ Nhị Tổ Pháp Loa
- Ngày 15/4 âm lịch: Đại lễ Phật Đản
- Ngày 15/7 âm lịch: Lễ Vu Lan
- Ngày 1/11 âm lịch: Quốc giỗ Đệ Nhất Hoàng Nhân Tông
Yên Tử có gì? Kinh nghiệm du lịch Yên Tử cho bạn
1. Chùa Đồng – Đỉnh thiêng Yên Tử
2. Chùa Trình chân núi Yên Tử
Chùa Trình hay chùa Bí Thượng, nằm trên sườn đồi ở làng Bí Thượng với lối kiến trúc “nội công ngoại quốc” cổ xưa lộng lẫy. Đây là nơi vua Trần Nhân Tông đã từng dừng chân nghỉ ngơi trước khi leo núi Yên Tử. Ngày nay, chùa Trình đã trở thành cửa ngõ linh thiêng khi du khách khám phá đỉnh thiêng Yên Tử. Và cũng là nơi mọi người gửi gắm hy vọng vào hành trình tới chốt huyền không. Nếu đi Yên Tử bằng xe khách thì chùa Trình là mốc chuyển xe quan trọng khi bạn bắt xe buýt lên núi.
3. Chùa Suối Tắm – Gột sạch bụi trần
Chùa Suối Tắm nằm trên thế đất như đầu rùa thiêng bên sườn dốc Cửa Ngăn. Trước chùa là dòng suối xanh mát tĩnh lặng. Tương truyền, hơn 700 năm trước, có lần vua Trần Nhân Tông và đệ tử đã xuống tắm mát ở suối này với ý nghĩa như gột sạch bụi trần trước khi vào cửa Phật.
4. Chùa Cầm Thực núi Yên Tử
Ngôi chùa nằm trên một đỉnh núi hình “mâm xôi”. Tương truyền vào 700 năm trước, vua Trần Nhân Tông sau khi gột sạch bụi trần và chuẩn bị ăn trưa thì sực nhớ đã bố thí nắm cơm chay cho người hành khất ở Cửa Ngăn. Hai thầy trò nhà vua đã tiêu sái uống nước thay cơm rồi nghỉ trưa trên đỉnh “mâm xôi” này. Để ghi lại sự tích trên, người xưa dựng chùa đặt tên là: “Cầm Thực” (có nghĩa là “không ăn”) như thế khắc ghi đức bố thí cứu độ chúng sinh của Vua Trần Nhân Tông và đệ tử Bảo Sái.
5. Chùa Lân – Thiền viện Trúc lâm Yên Tử
Thiền viện Trúc lâm Yên Tử hay còn được gọi là chùa Lân nằm trong quần thể di tích thắng cảnh Yên Tử. Đây không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng mà còn là chốn tâm linh nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành. Để lên tới đỉnh chùa bạn phải vượt qua hơn 6000 bậc đá, băng qua cánh rừng trúc và rừng thông xanh thẳm. Nổi bật nhất tại chùa là Quả cầu được đặt trên một bệ đá có tiết diện vuông. Quả cầu nặng 4 tấn, và được ghi nhận là Quả cầu Như ý lớn nhất Việt Nam.
6. Chùa Giải Oan – Suối Giải Oan
Chùa Giải Oan nằm ngay trước dòng suối Giải Oan. Đây là nơi mà nhà vua đã lập đàn giải oan cho các cung phi vô tội chịu phạt. Cũng có rất nhiều truyền thuyết xưa cũ ly kỳ xoay quanh ngôi chùa. Bạn cũng đừng ngần ngại ngắm cảnh trí nơi đây sơn thủy hữu tình, nâng bước hành hương “Thượng Sơn” chiêm bái chốn Tổ Thiền Trúc Lâm.
7. Chùa Hoa Yên – Chùa Cả 700 tuổi
Chùa Hoa Yên là ngôi chùa to nhất nên còn được gọi là chùa Cả. Chùa vốn được khởi dựng từ thời nhà Lý, lấy tên là Phù Vân. Trên 700 năm trước, chùa chỉ là một thảo am rất nhỏ, là nơi để Phật hoàng Trần Nhân Tông giảng đạo, lấy tên là Vân Yên. Đến đời nhà Lê, khi Lê Thánh Tông đi qua chùa thấy hoa lá xanh tươi, sương khói la đà mới đổi thành Hoa Yên.
8. Chùa Một Mái núi Yên Tử
Thời Trần, Chùa Một Mái vốn là Am Ly Trần với không gian tĩnh lặng, cách xa nơi trần tục. Vua Trần Nhân Tông thường sang đây đọc sách, soạn kinh. Chùa thường được gọi là Bán Thiên Tự hay Chùa Bán Mái. Vì nó nằm lưng chừng núi, một nửa ngôi chùa ở ngoài trời, còn một nửa trong hang động – “Thanh Long Động”. Ở vị trí địa thế độc đáo, không gian hẹp, đường vào chùa men theo vách đá chênh vênh. Kiến trúc chùa chỉ có bốn gian đơn giản nhưng chứa đựng nhiều chuyện xưa sâu sắc.
9. Chùa Vân Tiêu – Vườn tháp Vọng Tiên Cung
Chùa Vân Tiêu nằm tại phía Tây núi Yên Tử. Khi xưa, Vân Tiêu chỉ là một am nhỏ gọi là Am Tử Tiêu. Sau khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông hiển Phật, Đệ Nhị Tổ Pháp Loa đã cho xây lại thành chùa lớn. Trước chùa là Vườn tháp Vọng Tiên Cung nằm trên thế đất giữa lưng chừng núi. Vườn tháp tựa như hòn ngọc nổi bật giữa cảnh đẹp xanh biếc của núi rừng. Tô điểm thêm hai cây tùng cổ thêm phần thanh tịnh, cổ kính. Xung quanh chùa được bao phủ tầng tầng, lớp lớp sương mây nhè nhẹ trôi. Tạo cảm giác thoắt ẩn thoắt hiện như chốn tiên cảnh.
10. Chùa Bảo Sái núi Yên Tử
Tên chùa được lấy từ tên vị đệ tử thân tín nhất của Vua Trần đã từng tu hành tại đây. Đây là nơi biên soạn, lưu trữ kinh văn của thiền phái Trúc Lâm. Thiền sư Bảo Sái được vua Trần giao cho việc biên tập và ấn tống kinh văn. Sau đó chuyển xuống các Chùa để truyền giảng thiền Tông cho các tăng ni và phật tử trong cả nước Đại Việt.
11. Am Lò Rèn núi Yên Tử
Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử, Am Lò Rèn là nơi đúc và chế tạo cuốc, xẻng, dao, kéo và các đồ dùng trồng trọt. Cách chùa Giải Oan chỉ khoảng 1km, du khách sẽ ngỡ ngàng với cuộc sống của các Thiền sư nơi đây.
12. Am Ngự Dược – Am Thung
Theo Đại Việt Sử ký Toàn Thư, trước khi tu hành, vua Trần Nhân Tông đã cho xây dựng hai Am này. Núi rừng Yên Tử có rất nhiều thảo dược quý nên Điều ngự đã cho các đệ tử, chúng tăng lấy thảo dược về luyện chế thuốc để cứu độ chúng sinh. Am Ngự Dược là nơi chế tạo thuốc. Am Thung là nơi sản xuất thuốc.
13. Thác Vàng – Thác Ngự Dội – Am Thiền Định
Hành hương lên Thác Vàng vào khoảng tháng 4 là lúc khiến ai cũng nhớ mãi. Cảnh đẹp nơi đây vừa nên thơ lại huyền ảo làm say đắm lòng người. Trên đường đến Thác Vàng, du khách sẽ gặp Thác Ngự Dội. Tương truyền, đây là nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông ngự tắm. Mùa khô, thác nước chảy róc rách. Đến mùa mưa (tháng 5-8), cả hai ngọn thác đều có nhiều nước và đẹp nhất trong năm. Gần đấy là Am Thiền Định – nơi tọa thiền của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Nhưng hiện nay, am xưa đã không còn, chỉ còn nền am, cỏ cây che phủ kín.
14. Đường Tùng – Rừng Trúc
Đoạn đường leo núi Yên Tử lên cõi Phật có một đoạn hai bên đường là những cây tùng lâu năm. Đi trên đoạn đường này, bạn như được hòa mình vào sự trong lành thanh nhã của đất trời. Ngay cạnh đó là một khu rừng trúc xanh mát nhẹ nhàng. Hàng trúc tươi xanh trải dài từ dưới chân núi Yên Tử lên tới đỉnh núi. Ngọn trúc cao vút, xào xạc trong gió như một bản giao hưởng tuyệt diệu của thiên nhiên.
15. Tượng An Kỳ Sinh – Khu di tích Yên Tử
Tương truyền, TK thứ III TCN, phương Bắc có một đạo sĩ tên An Kỳ Sinh đã đến đây tu Đạo. Ngài hái thảo dược, luyện đan sa chữa bệnh cứu người. Ngày sau, để tỏ lòng tôn kính với ngài mà người dân đã đổi tên núi An Tử thành Yên Tử và cho dựng tượng để thờ cúng Ngài. Tượng An Kỳ Sinh là một tảng đá tự nhiên có hình đạo sĩ đứng chắp tay cung kính hướng về Tây Phương cao 2,2m.
16. Cổng trời Bia Phật
Cái tên cổng trời bia Phật được tạo nên bởi lúc lên cổng trời có một mặt đá giống một chiếc oản dâng lên cúng phật. Mặt đá thiên nhiên tạo hóa này có một dòng chữ Hán mờ nhạt duy chỉ còn chữ “Phật” là rõ nét.
17. Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông
Nhằm ghi nhớ và tưởng niệm công đức của vua Trần Nhân Tông. Toàn dân và đạo pháp đã cho xây dựng tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Tượng được đúc từ đồng nguyên chất và được đặt ở nơi cao, cách mực nước biển 1.100m.
18. Chùa Hồ Thiên Yên Tử
Chùa Hồ Thiên được xây dựng vào năm 1327 ở độ cao 600m. Đây chính là nơi tu hành của các vua nhà Trần. Sở dĩ có tên là “Hồ Thiên” bởi trong truyền thuyết, đỉnh núi có hồ nước mà hằng năm đều có đôi hạc trắng thường xuyên bay về. Điều đặc biệt, chùa có 13 ngọn tháp cổ thời Trần và Lê – Nguyễn mang tính lịch sử to lớn.
19. Chùa Trung Tiết
Chùa Trung Tiếu hay chùa Tuyết là biểu tượng cho sự trung thành của Đặng Tảo và Lê Chung. Khi họ về sống và trông coi lăng tẩm của vua Trần Anh Tông. Chùa không chỉ là nơi lưu giữ giá trị văn hóa lịch sử mà còn là một dấu ấn về sự phát triển của Phật giáo Trúc lâm. Đây còn là nơi giáo dục thế hệ sau về đạo lý tốt đẹp của dân tộc – “Tam cương ngũ thường”.
20. Chùa Quỳnh Lâm
Chùa Quỳnh Lâm nổi tiếng bởi là nơ từng có pho tượng Phật lớn đứng đầu trong An Nam tứ đại khí. Đây cũng là nơi đã làm chủ Phật giáo từ khoảng năm 1317 và là trung tâm đào tạo Thiền phái Trúc Lâm lớn nhất. Ngôi chùa được xây trên ngọn đồi thấp được bao phủ bởi hàng núi rừng hùng vĩ. Nó như một viên ngọc quý ẩn mình giữa chốn bồng lai.
21. Chùa Ngọc Thanh
Chùa Ngọc Thanh hay quán Ngọc Thanh không chỉ là một ngôi chùa mà còn là một đạo quán. Chùa được xây trên lưng chừng núi Đạm và hiện thờ 3 vị vua – Trần Minh Tông, Trần Nghệ Tông và Trần Thuận Tông. Danh nhân Nguyễn Trãi cũng từng đến đây nhiều lần và đã làm bài thơ nổi tiếng về quán đạo này với tựa đề “Đề Ngọc Thanh quán”.
22. Am Ngọa Vân
Am Ngọa Vân là nơi dừng chân cuối cùng trong cuộc đời tu hành của vua Trần Nhân Tông. Vậy nên, đây được xem là một di tích quan trọng trong vùng địa linh Phật giáo tại Yên Tử. Không những thế, Ngọa Vân còn giữ được phong cảnh thiên nhiên nguyên sơ tuyệt đẹp cùng những cây thông trăm tuổi trải qua năm tháng lịch sử.
23. Am Cỏ
Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử thì Am Cỏ là nơi ở của vợ vua Trần Minh Tông. Khi chồng mất, bà đã rời khỏi kinh thành và về núi Yên Tử dựng nên Am Cỏ. Hiện nay, Am Cỏ chỉ còn là một dấu tích nền móng bị thời gian che lấp.
24. Đền An Sinh
Đây là nơi thờ tự của 8 vị hoàng đế gồm: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiển Tông, Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông và Trần Giản Định. Quần thể di tích đền An Sinh gồm 1 ngôi đền cùng 8 lăng mộ của vua Trần nằm rải rác trong khuôn viên bán kính 20km. Điều nổi bật tại đền là có 14 cây đại – đại biểu cho 14 đời vua nhà Trần; 8 cây vạn tuế – đại biểu cho sự vĩnh hằng của 8 vị vua được thờ tự tại đây; 175 cây hoa sữa – mang ý nghĩa tôn vinh 175 năm triều Trần.
25. Khu di tích Đá Chồng
Khu di tích Đá Chồng là một trong những khu di tích Yên Tử xưa cũ. Đây là cụm di tích nằm ở sườn Đông Nam của Đèo Voi. Cách am Ngọa Vân khoảng 3km. Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều dấu vết của chùa tháp cùng với các tảng Đá Chồng.
26. Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm hay chùa Đức La là trường đại học Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam. Đây là nơi ba vị “Trúc Lâm tam tổ” trụ trì và mở trường thuyết pháp. Ngôi chùa này nằm trên ngọn đồi thấp sát sông Lục sau dãy núi Cô Tiên.. Với kiến trúc từ trước đời nhà Trần, chùa có hệ thống tượng phật phong phú, linh thiêng. Đặc biệt là kho mộc bản kinh phật được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.
27. Chùa Am Vãi
Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử thì chùa Am Vãi là một ngôi chùa linh thiêng. Tất cả bởi sự truyền tai của nhiều người sau khi viếng chùa cầu phúc. Bởi vậy đây được coi là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất miền Bắc. Thường vào dịp lễ hội, không chỉ những của người dân địa phương có nhiều du khách từ khắp nơi đổ về phúng viếng.
28. Khu di tích – danh thắng Suối Mỡ
Khu di tích thắng cảnh Suối Mỡ là một cảnh đẹp Yên Tử nổi tiếng hấp dẫn nhiều du khách. Không chỉ sở hữu những con suối thiên nhiên róc rách quanh năm mà nơi đây còn có khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ được bao bọc bởi núi Yên Tử. Cảnh đẹp nhất tại suối Mỡ là đoạn suối có năm bậc thác trải dài từ đền Thượng xuống đền Trung. Tương truyền, đền Suối Mỡ là nơi thờ Công chúa Quế Mỵ Nương thời Hùng Vương, người có công mở rộng dòng suối, dạy dân làm ruộng trồng nương rẫy.
29. Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử
Khi nghe giới thiệu về Yên Tử thì khu bảo tồn Tây Yên Tử cũng thường được nhắc đến. Dãy núi lớn này là một vị trí chiến lược quan trọng trong lịch sử lưu giữ nhiều giá trị văn hóa to lớn của đất nước. Đây còn là một khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất vùng Đông Bắc. Khu bảo tồn trải dài từ 200 – 1.000m so với mực nước biển và có địa hình đồi dốc khá phức tạp. 5 kiểu thảm thực vật: trảm cỏ cây bụi, câu gỗ nhỏ tre nứa, rừng phủ kín thường xanh, rừng lá rộng xen lá kim và rừng gỗ lá rộng. Khu bảo tồn đa dạng với các lớp thú, chim, bò sát và ếch nhái gồm: 27 bộ, 91 họ, 285 loài.
Những lưu ý khi đến du lịch Yên Tử Quảng Ninh
- Nên đi giày mềm hoặc các loại giày có ma sát lớn phù hợp cho việc đi bộ và leo núi Yên Tử.
- Trang phục tùy vào mùa, tuy nhiên, bạn nên mang theo dự phòng 1-2 áo do đi bộ leo núi dễ ra mồ hôi.
- Chuẩn bị thêm áo ấm để mặc lúc đi cáp treo.
- Khi mua vé cáp treo, bạn nên mua vé khứ hồi thay vì lượt đi lượt về do phải xếp hàng rất lâu, giá vé lại mắc hơn.
- Không nên mua đồ linh tinh dọc đường do đã có nhiều trường hợp chặt chém, bịp bợm và có bảo kê.
- Đồ dùng cá nhân, ví tiền, trang sức quan trọng cần phải cẩn thận do lỡ rơi mất hoặc bị móc túi không thể tìm được.
- Giữ vệ sinh chung tại khu rừng núi thiêng nhiên.
Mong rằng Top 29 điểm đến du lịch tại Yên Tử sẽ giúp bạn tích lũy được kinh nghiệm du lịch Yên Tử 1 ngày. Xuyên qua núi rừng hùng vĩ, trở về với không gian thiên nhiên tĩnh lặng thì quả là một điều tuyệt vời. Bên cạnh việc khám phá Yên Tử, các bạn có thể kết hợp tham quan Vịnh Hạ Long – một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Quảng Ninh không thể bỏ qua.
Nguồn tham khảo: http://banquanlyyentu.vn/trang-chu