Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh được xem là nơi lưu giữ những mình chứng của lịch sử Việt Nam trong thời kì khán chiến. Để trở thành một đất nước hoà bình an sinh như hiện nay. Việt Nam đã phải trải qua thời kỳ khói lửa bom đạn tàn ác. Ý chí quật cường và lòng quả cảm của cha ông ngày ta trước luôn là niềm tự hào của dân tộc. Tái hiện lại lịch sử hào hùng đó, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một điểm đến tuyệt vời. Thích hợp cho những ai yêu thích tìm hiểu lịch sử. Cũng như muốn trở về và sống lại những ngày chiến tranh quyết liệt. Hãy cùng Nụ Cười Mê Kông vào khám phá Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh TPHCM ngay nhé!
*Xem thêm bài viết: Sài Gòn có gì vui?
Giới thiệu về Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh 2024
Qua 45 năm hình thành và phát triển, Bảo tàng Di tích Chiến tranh TP HCM lưu giữ hơn 20.000 tư liệu, phim ảnh và vật liệu. Tám chuyên đề thường xuyên được trưng bày khoảng hơn 1500 hiện vật, tư liệu. Nhiều mô hình chiến tranh và hiện vật lịch sử được lưu giữ lại từ những cuộc chiến ác liệt ngày ấy. Tất cả tạo nên sự quan tâm và thu hút lượng khách du lịch bảo tàng đông nhất cả nước.
Video tham quan Bảo tàng Chứng tích TPHCM
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh TPHCM là bảo tàng được yêu thích nhất, nằm trong top 10 những điểm đến thú vị tại TPHCM. Đồng thời nơi đây cũng được bình chọn top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất Châu Á và gần đây nhất Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh TPHCM còn được xướng tên trong top 25 bảo tàng đẹp nhất thế giới. Dưới đây là video tham qua sơ Bảo tàng Chứng tích chiến tranh Tp HCM. Từ đây, có thể biết được cơ bản các tư liệu, hình ảnh,..
https://youtu.be/CA4Otj827dc
Địa chỉ Bảo tàng chứng tích chiến tranh TPHCM
-
Tọa lạc tại số 28 đường Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.
Giá vé tham quan Bảo tàng 2024
- Học sinh, sinh viên; lực lượng vũ trang; cựu chiến binh; cán bộ lão thành cách mạng. Giảm từ 50% đến 100% giá vé.
- Thương binh; gia đình liệt sĩ; trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em vùng sâu vùng xa, người cao tuổi. Được miễn phí giá vé tham quan.
Giờ mở cửa Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TPHCM
- Thời gian hoạt động từ 7 giờ 30 phút đến 18 giờ 00 tối.
- Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh TPHCM mở cửa tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày Lễ, Tết.
Lịch sử hình thành Bảo tàng Chiến tích Chiến tranh TP HCM
- Ngày 13/08/1975, Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh thành lập Nhà trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy. Sự tham của các ban ngành như: Ban Tuyên huấn, Ban An ninh nội chính, Bộ Tư lệnh thành phố, Sở Văn hóa Thông tin, Sở Y tế, Sở Tài chính, Chi cục thống kê,…bắt đầu quá trình sưu tầm nguồn tư liệu, hiện vật, hình ảnh.
- Ngày 04/09/1975, Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị nổ lực của các ban ngành, các cơ quan, các lực lượng vũ trang,.. nhà trưng bày chính thức hoạt động. Từ đây có thể thấy sự đoàn kết hay nói đúng hơn là sức mạnh của sự đoàn kết của người dân Việt Nam.
- Ngày 10/11/1990, đổi tên là Nhà trưng bày Tội ác chiến tranh xâm lược. Sau đó vào ngày 04/07/1995, đổi thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Đây là nơi quan trọng để tuyên truyền về lịch sử và nhấn mạnh tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ ký ức về chiến tranh mà còn là một lời kêu gọi cho hòa bình và tình đoàn kết.
- Ngày 06/11/1998, tại Hội nghị quốc tế các Bảo tàng Hòa bình lần thứ 3, ở Nhật Bản. Bảo tàng được công nhận là thành viên của ICOM (Hệ thống Bảo tàng Hòa Bình quốc tế). Cột mốc này thật sự là niềm tự hào
- Năm 2002, khởi công xây dựng lại tòa nhà mới. Sau tám năm khởi công và xây dựng thì vào tháng 03/2010 hoàn thành công trình xây dựng. Tiếp đó vào ngày 28/04/2010, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh khánh thành, đón chào khách du lịch tham quan.
Hướng dẫn đường đi đến bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
- Tuyến số 05 Bến xe Chợ Lớn – Biên Hoà
- Tuyến số 06 Bến xe Chợ Lớn – Đại học Nông Lâm
- Tuyến số 14 Bến xe Miền Đông – Bến xe Miền Tây
- Tuyến số 120 vòng quanh khu vực trung tâm
Tham quan Bảo tàng Chiến tích Chiến tranh TPHCM
Hình ảnh Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tuy không nhộn nhịp, sôi động như các điểm du lịch khác. Nhưng lại có một sức hút lạ thường không thể chối từ. Bảo tàng gồm 3 tầng, có tổng cộng 8 khu chuyên đề, mỗi tầng đều trưng bày những hình ảnh và chủ đề khác nhau. Nội dung trưng bày tại Bảo tàng không trưng bày theo niên đại lịch sử. Mà chủ yếu theo trình tự vấn đề về cộng đồng và vì cộng đồng. Tập trung xây những dựng câu chuyện gắn kết từ quá khứ đến tương lai. Đồng thời tổ các hoạt động chức giao lưu gắn liền với nội dung trưng bày.
Sân trưng bày hiện vật Bảo tàng Chứng tích Chiến Tranh
Bước vào cổng, ấn tượng đầu tiên có lẽ là bộ sưu tập khí tài hạng nặng. Gồm xe tăng M84, M41, máy bay trinh sát, máy bay phản lực, pháo, trực thăng, thuyền chiến cỡ nhỏ. Chúng đều là dàn vũ khí chiến lợi phẩm do quân đội Việt Nam thu giữ được trong suốt thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam.
Khu chuyên đề: “Những sự thật lịch sử” – Bảo tàng chứng tích Chiến tranh
Đây là phòng trưng bày gồm 66 bức ảnh, 20 tài liệu cùng 153 hiện vật minh. Tất cả chứng cho quá trình thực dân Pháp và quân đội Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Sau khi miền Bắc giành được độc lập, đáp bại quân Pháp thì quân đội Mỹ đã can thiệp vào cuộc chiến, phá hủy Hiệp định Giơnevơ. Các cuộc điều quân, chuyển binh, tấn công bằng mưa bom bão đạn đã diễn ra ngày càng ác liệt. Tất cả đều được ghi nhận tại khu chuyên đề này.
Khu chuyên đề: “Hồi niệm – Bộ sưu tập ảnh về chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam”
“Hồi niệm” là bộ sưu tập ảnh về chiến tranh ở Việt Nam do 2 nhà báo người Anh là Tim Page và Horst Faas thực hiện dưới sự giúp đỡ của Thông tấn xã Việt Nam. Bộ sưu tập gồm 275 bức ảnh của 134 phóng viên đến từ 11 quốc gia khác nhau đã chết trong khi làm nhiệm vụ tại chiến trường Đông Dương. “Hồi niệm” là một thông điệp đầy máu, nước măt và nỗi thống khổ của chiến tranh do các lực tội ác đã gây ra cho Việt Nam.
Khu chuyên đề: “Việt Nam – Chiến tranh và Hòa bình”
Đây là khu trưng bày 123 bức ảnh do nhiếp ảnh gia người Nhât – Ishikawa Bunyo ghi lại. Là một phóng viên của hãng Focus Studio HongKong. Ông đã sống và làm việc tại Việt Nam từ những năm 1965 cho đến khi chiến tranh kết thúc. Năm 1998, ngài phóng viên này đã tặng phần lớn tác phẩm ảnh mà ông có cho Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Tại triển lãm, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II đã tiết lộ hơn 600 trang tài liệu của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ. Trong số này, có nhiều tài liệu được xếp vào loại mật, tối mật. Điều này đánh dấu một bước quan trọng trong việc tiếp cận và hiểu rõ hơn về lịch sử và quan hệ giữa hai quốc gia.
Khu chuyên đề: “Chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam”
Đây cũng là một bộ sưu tập ảnh được nhiếp ảnh gia người Nhật – Goro Nakamura thực hiện gồn 42 tác phẩm. Từ những năm 1961, ông đã dành hầu hết tâm sức của mình để ghi lại những hình ảnh về chiến tranh tại Việt Nam. Đặc biệt là về thảm họa chất độc màu da cam do Mỹ đã gây ra cho Đất Việt. Tội ác của chiến tranh hóa học đã cướp mất đi sức sống của nhiều con người nơi đây. Bảo tàng ghi chép lại những dấu ấn lịch sử đáng sợ khi quân đội Mỹ sử dụng vũ khí hóa học tàn phá Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ 1961 đến 1971, họ đã rải xuống miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam Việt Nam hơn 100 triệu lít chất độc hóa học
Khu chuyên đề: “Tội ác chiến tranh xâm lược” – Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
“Tội ác chiến tranh xâm lược” là khu chuyên đề lớn tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Ở đây trưng bàu 125 bức ảnh, 22 tài liệu và 243 hiện vật là súng ống, lưới giáo, vũ khí,… Những chứng tích tội ác và hậu quả của chiến tranh đối với đất nước và con người Việt Nam. Tại bảo tàng, những di tích và hiện vật trở thành những bằng chứng sống động về những thời kỳ đầy biến động và khó khăn trong lịch sử của Việt Nam. Đây không chỉ là nơi lưu giữ ký ức, mà còn là một lời kêu gọi cho hòa bình và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
Khu chuyên đề: “Hậu quả chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam”
Lấy đi nước mắt của nhiều du khách nhất là khu chuyền đề ghi nhận về những hậu quả của chất độc màu da cam. Hơn 100 ảnh, 10 tài liệu và hiện vật được trưng bày để ghi lại sự thống khổ của những đứa con là nạn nhân của chiến tranh hóa học. Chúng phản ánh tội ác của quân đội Mỹ trong những năm khác chiến và thể hiện sự cố gắng của những nạn nhân chất độc da cam trong cuộc sống. Đây sẽ là nơi mà để chúng ta nhìn lại những “vết thương” trong quá khứ.
Khu chuyên đề: “Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến”
Đây là nơi nêu lên sự đồng lòng của nhiều con người trên khắp thế giới đã phản đối chiến tranh. Khu chuyên đề bao gồm 100 ảnh, 145 tư liệu về hiện vật ghi lại những cuộc biểu tình phản đối chiến tranh. Những cuộc mít-tinh biểu tình, hội nghị, hội thảo của nhiều người trên khắp thể giới diễn ra vì một mục đích chung – ủng hộ Việt Nam kháng chiến. Bên cạnh đó, những kỷ vật do cựu chiến binh Mỹ đã tham gia vào chiến tranh Việt Nam đã tặng lại cho Bảo tàng chiến tich chiến tranh. Thể hiện sự kính trọng đối với con người đất Việt và sự hối tiếc của họ.
Khu chuyên đề: “Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược Việt Nam”
Những hình ảnh Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đặc sắc và khó quên nhất có lẽ là “Chuồng cọp”. Mô phỏng tương đối y hệt hình ảnh “Chuồng cọp” tại nhà tù Côn Đảo. Trong đó gồm có 2 ngăn, mỗi ngăn dài 3m, rộng 2m được đan chằng chịt bằng kẽm gai. Cùng với 2 bức tượng tù nhân. Mặc dù chỉ là mô hình dựng lại. Nhưng “Chuồng cọp” đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh tra tấn tù binh dã man của đế quốc Mỹ. Tùy theo từng loại “chuồng cọp” người tù phải nằm trên dây kẽm gai đâm thủng da thịt. Hàng loạt các hình thức tra tấn tù binh dã man sau đó. Những hình ảnh lịch sử đó chắc chắn sẽ khiến bạn cảm phục trước kiên cường, bất khuất của cha ông ta.
Nội quy của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
- Trang phục lịch sự, cư xử đúng mực trong quá trình tham quan.
- Để xe đúng nơi quy định. Giữ gìn trật tự, vệ sinh tại Bảo tàng.
- Xếp hàng theo thứ tự khi mua vé, xuất trình vé cho nhân viên kiểm soát trước khi vào tham quan.
- Gửi hành lý cồng kềnh tại phòng trực và tự bảo quản tư trang cá nhân.
- Tuân thủ theo sự hướng dẫn của nhân viên Bảo tàng. Và các bảng hướng dẫn trong quá trình tham quan.
- Không mang theo vũ khí, chất độc, chất cấm, chất dễ cháy nổ vào Bảo tàng.
- Không hút thuốc trong khuôn viên nhà trưng bày; không viết hoặc vẽ lên hiện vật.
- Mọi hoạt động ghi âm, ghi hình có chủ đề hoặc tổ chức các hoạt động khác phải được sự cho phép của Bảo tàng.
- Liên hệ nhân viên để được hỗ trợ khi có nhu cầu đăng ký hướng dẫn tham quan.
- Chịu trách nhiệm bồi thường nếu gây ra bất cứ tổn thất nào cho Bảo tàng.