Chùa Ông Cần Thơ – Điểm check-in đậm chất Trung Hoa (2024)

Chùa Ông (Cần Thơ)

Chùa Ông Cần Thơ được xem là ngôi chùa của người Hoa có kiến trúc đẹp nhất ở Cần Thơ. Ngôi chùa có quan trọng rất lớn trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Hoa ở Cần Thơ. Ngôi chùa có lịch sử hơn 120 năm này là nơi thờ phụng, giao lưu, gặp gỡ của người Hoa đồng hương, giúp đỡ nhau làm ăn để an cư lạc nghiệp ở vùng đất mới. Chùa được cấp chứng chỉ di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993.

Check-in chùa Ông cực đẹp ở Cần Thơ
Check-in chùa Ông cực đẹp ở Cần Thơ

Tên gọi, nguồn gốc của Chùa Ông Cần Thơ

  • Chùa Ông còn có tên gọi gốc hoa là Quảng Triệu Hội Quán hay chùa Minh Hương. Tên chùa có ý nghĩa ám chỉ chùa là nơi gặp gỡ giữa những người đồng hương tụ họp lại để giúp đỡ nhau nơi xứ người. Sau này, người dân gọi tên chùa là chùa Ông (với hàm ý chùa thờ ông Quan Công).
  • Người Hoa đã đến vùng đồng bằng sông Cửu Long lập nghiệp từ thế kỷ 17-18. Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1894 và đến năm 1896 thì hoàn thành.
  • Tất cả Chùa Ông do người Hoa cất ở Việt Nam đều luôn xây dựng gần sát lộ, hài hòa với phố thị đông vui. Ngôi chùa đẹp rực rỡ, vui tươi và gần gũi với mọi người, như một biểu tượng của bình an, may mắn, và phát đạt.
Tên chùa Ông được ghi bằng tiếng Hoa
Tên chùa Ông được ghi bằng tiếng Hoa

Cách đi đến chùa Ông Cần Thơ

  • Địa chỉ: số 32 Hai Bà Trưng, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ

Kiến Trúc đậm chất Trung Hoa của Chùa Ông

  • Chùa Ông tại Cần Thơ hiện vẫn còn giữ được nét đẹp kiến trúc thời sơ khai của mình.
Chùa Ông xưa và nay
Chùa Ông xưa và nay
  • Chùa Ông được xây theo kiến trúc hình chữ Quốc國. Bốn dãy nhà khép kín và ở giữa là một khoảng trống gọi là giếng trời – nơi kết nối giữa trời và đất.
Giếng trời ở chùa Ông - nơi kết nối giữa trời và đất
Giếng trời – nơi kết nối giữa trời và đất
  • Chùa không có cổng tam quan mà chỉ có một lối vào duy nhất, phía trên treo một bức hoành phi và trang trí đèn lồng đỏ
Chùa rực rỡ nhìn từ cổng chùa
Chùa rực rỡ nhìn từ cổng chùa
  • Mái chùa đẹp lộng lẫy với mái ngói âm dương được lợp một cách hài hòa. Trên nóc chùa được chạm khắc những kiến trúc độc đáo như: lưỡng long tranh đấu, cá chép, phụng hoàng,…
Kiến trúc Trung Hoa trên mái ngói chùa Ông (Cần Thơ)
Kiến trúc Trung Hoa trên mái ngói chùa Ông (Cần Thơ)
  • Hầu hết các đồ nội thất trang trí thờ cúng quý giá ở đây đều được nhập từ Quảng Đông
  • Chánh điện là không gian quan trọng và trang nghiêm nhất trong chùa.
Nhan khói nghi ngút trang nghiêm trong chùa ở Cần Thơ
Nhan khói nghi ngút trang nghiêm trong chùa ở Cần Thơ
  • Điểm nổi bật nhất ở đây là các phù điêu từ các bao lam, hoành phi, liễn đối, xà ngang…xuất hiện khắp nơi trong chùa.
  • Các cột gỗ quý, bức khảm hay câu đối đều được sơn son thiếp vàng rất rực rỡ. Trong chùa có rất nhiều vòng hương vong, có những vòng hương lớn nhằm bày tỏ tâm nguyện hay sự cầu an của con cháu dành cho người thân của mình.
Nhiều người nổi tiếng đến dâng hương tại chùa
Nhiều người nổi tiếng đến dâng hương tại chùa
  • Các hình con rồng, con phượng, ông Nhật và bà Nguyệt là biểu tượng cho sự may mắn, cát tường cho thế gian. Xét về tổng thể, chùa có sự kết hợp hài hòa của âm dương ngũ hành.
Hình tượng ông Nhật bà Nguyệt trên mái chùa
Hình tượng ông Nhật bà Nguyệt trên mái chùa

Thờ ai ở chùa Ông?

  • Tiền điện:

– Bên trái: thờ Mã Tiền tướng quân và ngựa xích thố

Mã Tiền tướng quân và ngựa xích thố
Mã Tiền tướng quân và ngựa xích thố

– Bên phải: thờ Phúc Đức Chính Thần (còn gọi là Ông Bổn)
– Bên trong thờ những vị thần linh thiêng từ thời xa xưa: Ông 30 hay thần sư tử,…

  • Chánh điện:

– Ở giữa thờ Quan Thánh Đế quân hay còn gọi là Quan Công hay Quan Vũ: bậc anh hùng cái thế, can trung nghĩa đảm, tài đức vẹn toàn, luôn giúp đỡ người khác.

Thờ Quan Công ở Cần Thơ
Thờ Quan Công ở Cần Thơ

– Bên trái thờ trạng nguyên Đỗng Vĩnh và Tài Bạch tinh quân (còn gọi là Thần Tài)
– Bên phải thờ Thiên Hậu Thánh mẫu. Ngoài ra, còn có gian thờ Bồ Tát Quan Âm.

Lễ hội tiêu biểu ở chùa Ông

Chùa Ông được đại bộ phận đồng bào người Hoa, người Kinh ở Cần Thơ và các tỉnh lân cận ở đồng bằng Sông Cửu Long thường xuyên đến viếng. Tùy theo điều kiện kinh tế khác nhau mà người dân cúng heo quay, gà vịt, bánh trái hay nhang đèn…

Lễ hội nhộn nhịp tại chùa gần bến Ninh Kiều
Lễ hội nhộn nhịp tại chùa gần bến Ninh Kiều
  • Lễ giỗ Ông Bổn được tổ chức vào ngày 15 tháng 3 âm lịch – Người có công xây dựng cộng đồng người Hoa ở miền Tây.
  • Ngày vía Quan Thánh Đế Quân được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 âm lịch hàng năm
  • Ngày vía Thiên Hậu Thánh mẫu được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm

Đến lễ hội Chùa Ông ai ai cũng ăn mặc sạch sẽ, trang nghiêm đến chùa để đốt vài nén nhang cho các vị thần nhằm cầu mong bình an, làm ăn phát đạt. Các hoạt động vui nhộn ngày lễ như múa lân, múa rồng, thi đấu võ thuật và biểu diễn nghệ thuật sân khấu.

Hình ảnh check-in sống ảo tại chùa Ông

Chùa Ông là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Cần Thơ. Với kiến trúc độc đáo, đây là điểm chụp ảnh khá lý tưởng cho những bạn muốn có một bộ ảnh cực đẹp khi ghé thăm Cần Thơ.

Chùa Ông (Cần Thơ)
Cổng chùa
Không gian trang nghiêm tại chùa
Không gian trang nghiêm tại chùa
Chùa người Hoa nổi tiếng tại Cần Thơ
Chùa người Hoa nổi tiếng tại Cần Thơ
Check-in chùa Ông cực đẹp ở Cần Thơ
Check-in chùa Hoa
Tên chùa Ông được ghi bằng tiếng Hoa
Check-in chùa cộng đồng người Hoa tại Cần Thơ

Gợi ý tour du lịch Cần Thơ giá rẻ

Bên cạnh Quảng Triệu Hội Quán, các bạn có thể tham khảo thêm một số chùa nổi tiếng ở Cần Thơ như chùa Phật Học, chùa Nam Nhã, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, chùa Khmer Munir Ansay…Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về chùa Ông cũng như văn hóa cộng đồng của người Hoa ở Cần Thơ, miền Tây. Các dân tộc sống chung hài hòa với nhau tạo nên bản sắc dân tộc đa dạng ở Việt Nam. Nếu có dịp đi du lịch Cần Thơ, bạn đừng quên bỏ qua ngôi chùa đặc biệt này nhé.

Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/

5/5 - (101 bình chọn)

Trả lời

Liên hệ qua Facebook Liên hệ qua Facebook
Liên hệ qua Zalo Offical Account Zalo Offical Account
Hướng dẫn đường đi Hướng dẫn đường đi
Chúng tôi đang online, chat ngay
Lên đầu trang
Hotline Live chat Facebook ZaloOA
Zalo
Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.